Ξ|Ξ   VĂN HÓA ::. Tư vấn - Chia sẻ Kiến thức - Kinh nghiệm.
Đăng ngày 8/8/2013
E-mail     Bản in

Múa kéo bán nộm, lãi tiền triệu mỗi ngày
Ở tuổi 70, ông Lưu Văn Hòa vẫn miệt mài với nghề múa kéo, bán nộm ở các con phố cổ Hà Thành.

 

Mua keo ban nom, lai tien trieu moi ngay
 

Diễn viên xiếc mỗi buổi tối ở phố cổ

Mỗi ngày hai vợ chồng ông Lưu Văn Hào và bà Đặng Thị Dung ở số 2 phố Vũ Hữu Lợi, phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thường dậy lúc 4 giờ sáng, đi mua nguyên liệu để chế biến món nộm bò khô. 17 giờ ông bà bắt đầu mang nộm lên các con phố cổ của Thủ đô bán.

Năm 1972, ông Hào từ bỏ chân công chức trong bệnh viện để gắn bó với nghề chế biến nộm bò khô gia truyền của dòng tộc. Ông Hào nói, nhiều người cho rằng món nộm bò khô có nguồn gốc từ Trung Quốc, song tôi thấy các cụ nhà tôi từ nhiều đời phát triển món nộm song song với món phở Nam Định.


                                 
Giờ đây, trên các con phố cổ, mỗi buổi tối, người dân lại nghe tiếng kéo leng keng. Tiếng kéo của ông không to, nhưng cũng không thể lẫn vào đâu được trong sự náo nhiệt của phố phường.

Các ngón tay ông khởi động nhịp nhàng như một diễn viên xiếc. Nghe tiếng kéo, mọi người chạy từ trong nhà hay ở các quán bia ra gọi: "ông nộm, bán cho cháu một suất".

Nhà "có điều kiện" mới ăn nộm bò khô

Ông Lưu Văn Hào tâm sự: "Nghề làm nộm có từ những năm 30 của thế kỷ trước. Khi còn nhỏ, bố tôi thường hay làm nộm bán ở các con phố cổ. Nộm là món ăn chơi, như ăn quà. Món nộm của gia đình tôi làm có một hương vị riêng, không lẫn với nhà nào". Ông chia sẻ: "Bí quyết thì không có, chỉ có lòng yêu nghề, mến khách. Làm cho khách ăn cũng như làm cho chính mình ăn vậy. Chính vì thế mà tự tay hai vợ chồng tôi tự chế biến nộm, không dám thuê người làm. Chúng tôi lo khi thuê người, họ không làm cẩn thận như mình, khách ăn khác vị mang tiếng".

Đặc biệt, ông Hào cho biết: "Không phải ai cũng có điều kiện để ăn món này. Nếu một người thu nhập không được 500.000đ thì họ không dám ăn đâu. Trên phố cổ toàn nhà "có điều kiện" mới ăn. Nếu gia đình có 4 người thì phải mất ít nhất 200.000đ, may ra mới được mỗi người hai, ba lần gắp".

Gần đây, có một thanh niên gọi đĩa nộm, ăn xong, anh ta trả tiền gấp đôi, ông giật mình hỏi thì người thanh niên tên Tuấn nói, mấy năm trước con ăn "bùng" tiền của cụ, bây giờ con xin lỗi và trả bù khoản tiền ngày trước. "Tôi nghĩ đó không phải là tội mà do lứa tuổi của các cháu thích trêu chọc người khác" - Ông Hào kể.

Muốn bỏ công ty nước ngoài về bán nộm bò khô

Con trai của ông bà thường xuyên có ý định bỏ công ty về nhà mở quán bán nộm bò khô theo cha mẹ. Làm ở công ty của nước ngoài, lương của anh Lưu Văn Hòa cũng khá cao, nhưng cứ về đến nhà, anh lại bảo, "Thôi con bỏ việc về làm nộm với bố mẹ thôi. Nghề nào, công việc gì cũng phục vụ cho mục đích cuộc sống cả".

Bà Đặng Thị Dung - Vợ ông Hào tâm sự: "Nói thật, nhà cũng chẳng túng thiếu gì, cả hai vợ chồng tôi đều có lương hưu. Nhà có hai người con học hành thành đạt, chị thằng Hòa lấy chồng và có công ty riêng của nó. Còn thằng Hòa đang làm cho một công ty nước ngoài, lương cũng kha khá, ấy vậy nó vẫn nhiều lần đòi đi bán nộm. Chúng tôi chưa đồng ý".

Ông Hào cho biết: "Mỗi ngày hai ông bà lao động khoảng 15 tiếng mới chế biến được một thùng nộm bò khô trị giá 3-4 triệu đồng. Nhưng tiền lãi cũng khá cao, nếu 3 triệu thì lãi 1,2 triệu đồng một ngày".

 

 


Theo Bee.net.vn


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)