Ξ|Ξ   HIẾU - HỶ ::. NGÀY GIỖ - TƯỞNG NIỆM.
Đăng ngày 28/12/2011
E-mail     Bản in

Tưởng niệm Họa sĩ LƯU CÔNG NHÂN
...

Họa sĩ Lưu Công Nhân

14 giờ 30 phút ngày 21/7, họa sĩ Lưu Công Nhân – một trong những tên tuổi lớn của nền mỹ thuật Việt Nam – đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở TP Đà Lạt. Đây là mất mát lớn với giới văn học nghệ thuật và với tất cả những ai yêu thích, đam mê cái đẹp trong hội họa.

Họa sĩ Lưu Công Nhân sinh ngày 17/8/1931 tại làng Lâu Thượng, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ. Thuộc lớp học trò của Tô Ngọc Vân, ông đi và vẽ trong suốt nửa thế kỷ của 2 cuộc kháng chiến và để lại dấu ấn đậm nét. Tranh những thời kỳ này như Gái quê, O du kích nhỏ, Một buổi cày, Bình dân học vụ… là những tác phẩm bậc thầy của trường phái hiện thực XHCN, với cách xử lý kỹ thuật hoàn hảo vừa chi tiết lại vừa khái quát cao độ.

Sau này, thử sức ở nhiều trường phái, nhiều thể loại, nhiều chất liệu, Lưu Công Nhân đã vắt kiệt “cái đẹp” của người và cảnh để đi đến tận cùng của chủ nghĩa duy mỹ mà điển hình là loạt tranh tĩnh vật và khỏa thân ông vẽ bằng mực Tàu tại xưởng vẽ ở Vĩnh Yên. Dường như cả cuộc đời ông mải miết đuổi bắt cái đẹp qua những cô người mẫu, người thân… và cả những con đường kháng chiến với cái lô cốt Pháp bên đường quốc lộ, với cành xoan non phe phất… Và con đường đó không có ông đi nữa, con đường đó thiếu bóng dáng người đàn ông cao lớn, tài hoa với vẻ phớt đời mà đằng sau là cả một nguồn nghị lực và đam mê hiếm thấy!

Với những đóng góp to lớn cho nền mỹ thuật VN, Lưu Công Nhân đã nhận nhiều giải thưởng trong và ngoài nước: Giải thưởng Nhà nước năm 2002, Giải thưởng triển lãm toàn quốc 1951-1960, Giải thưởng triển lãm quốc tế Vienne 1959...

Theo SGGP