Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. BAN NGHIÊN CỨU LƯU TỘC VIỆT NAM.
Đăng ngày 17/7/2013
E-mail     Bản in

CÁC ĐỊA DANH: LƯU XÁ
(LUUTOC.VN) - Nhà nước phong kiến đã kết hợp vương quyền với dòng họ tạo ra những “danh hương, vọng tộc”. Vùng đất mang tên Lưu Xá ít nhiều gắn liền với họ Lưu Việt Nam. Tra cứu ban đầu thấy cả nước có 19 địa danh mang tên Lưu Xá; Mỗi một địa danh Lưu Xá là pho sự tích, là một chủ đề hấp dẫn để tìm hiểu, hy vọng các đồng tộc và dòng họ Lưu ở các địa phương quan tâm nghiên cứu chi tiết…


          Lưu Xá là một trong những tên địa danh rất phổ biến ở Việt Nam. Qua tìm hiểu ban đầu tổng số có 19 làng, xã, tổng mang tên Lưu Xá. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử một số làng xã đã đổi thành tên khác..., cụ thể:

1.            Làng (thôn) Lưu Xá, xã Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình.
2.            Làng Lưu Xá, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam Hạ (có chùa Yên Phú), là một trong những ngôi chùa có niên đại thuộc loại cổ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam (do Ni sư Phương Dung trụ trì từ những năm 40 thời Hai Bà Trưng), nay là xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
3.            Thôn Lưu Xá, xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội (làng nghề xay xát Lưu Xá, rất nổi tiếng đã từng chi phối thị trường gạo Hà Nội).
4.            Thôn Lưu Xá (làng Tam Xá), xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội.
5.            Xứ đạo Lưu Xá, xã Mỹ Lương, Chương Mỹ, Hà Nội.
6.            Thôn Lưu Xá, xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội.
7.            Thôn Lưu Xá, xã Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội.
8.            Thôn Lưu Xá (làng Giang Xá), Thường Tín, Hà Nội.
9.            Tổng Lưu Xá (xã Đào Xá), huyện Đông An, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng - nay là thôn Đào Xá, xã Hoàng Long, Phú Xuyên, Hà Nội.
10.         Làng Lưu Xá, xã Nhật Tân, Kim Bảng, Hà Nam.
11.         Làng Lưu Xá, thôn Văn Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (quê của Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác) - nay là thôn Thanh Xá, xã Hoàng Hữu Nam, Yên Mỹ, Hưng Yên.
12.       Thôn Lưu Xá, xã Hồ Tùng Mậu, Ân Thi, Hưng Yên.
13.       Thôn Lưu Xá, xã Quảng Lãng, Ân Thi, Hưng Yên.
14.       Tổng Lưu Xá, huyện Kim Động, Hưng Yên.
15.       Thôn Lưu Xá, xã Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
16.       Thôn Lưu Xá, xã Sài Trang, Yên Mỹ, Hưng Yên.
17.       Ga Lưu Xá - Chùa Lưu Xá, phường Phú Xá, TP Thái Nguyên.
18.       Nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty Gang Thép Thái Nguyên
19.       Cù Lao Lưu, xã Tường Lộc, huyện Tâm Bình, Vĩnh Long (có thể hiểu là Lưu Xá, cù lao này do người họ Lưu khai khẩn cho nên mang tên họ Lưu).

Số lượng các làng xã Lưu Xá còn có thể nhiều hơn, nếu có điều kiện tiến hành khảo sát điền dã nhiều địa phương. Trong số các làng Lưu Xá nói trên chỉ có một số làng được giới thiệu khá đầy đủ trong ngọc phả, thần phả của các đền, đình thờ các danh thần hoặc Thành hoàng làng hoặc trong gia phả của họ Lưu trong làng... Trong khi đó, chính sử không thấy ghi hoặc ghi rất ít hoặc rất sơ sài... 

Sự kết hợp vương quyền các triều đại phong kiến với dòng họ đã tạo ra những “danh hương, vọng tộc”. Ví dụ, cho tới đầu thế kỷ XX, huyện Từ Liêm, Hà Nội nổi tiếng “Từ Liêm tứ quý danh hương: Mỗ, La, Canh, Cót” ; đồng bằng Bắc Bộ xưa nổi tiếng có “Đông - Cổ Am, Nam - Hành Thiện” (đó là hai làng có nhiều người đậu đạt và làm quan)... Ở mỗi làng nổi tiếng một số dòng họ lớn sản sinh nhiều thế hệ sĩ phu quan lại, khoa bảng, danh tướng…, như ở Mỗ có họ Nguyễn Đức; Hành Thiện có họ Đặng; Cổ Am có họ Hoàng; Tả Thanh Oai có họ Ngô Thì; Nguyệt Áng (Hà Nội) có họ Nguyễn, họ Lưu; Vĩnh Trị (Thanh Hóa) có họ Lưu; Mộ Trạch (Hải Dương) có họ Vũ ; Quỳnh Đôi (Nghệ An) có họ Hồ; Trạm Lộ (Bắc Ninh) có họ Lưu… Đó là những vọng tộc, hay còn gọi là cự tộc.

Việc mang tên Lưu Xá phải chăng là vùng đất có dòng họ Lưu đến khai phá, gây dựng thành danh nổi tiếng được triều đình hoặc nhân dân tôn vinh gọi tên là Lưu Xá để ghi nhận công lao của danh thần họ Lưu. Ngoài ra, cũng có thể  đó là vùng đất là tên riêng địa danh có sẵn từ ban đầu… Đây là một chủ đề rất hấp dẫn, họ Lưu nên nghiên cứu, từ đó có thể làm rõ được một số danh nhân hoặc dòng họ Lưu đã gắn bó với địa danh Lưu Xá.

Làng Lưu Xá, xã Canh Tân, hưng Hà, Thái Bình là một ví dụ điển hình. Đất Lưu Xá trước đây thuộc Hải Ấp, huyện Ngự Thiên, Lộ Long Hưng. Người mở làng Lưu Xá chính là Huy Triết Công Lưu Ngữ, người gốc quận Cửu Chân - Thanh Hóa, giỏi thi thư, văn võ song toàn, theo Lê Hoàn từ buổi đầu gây dựng Nhà Đinh (968-980). Khi Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh, ông được phong chức Thái Bảo thời Tiền Lê (980-1009) và được vua Lê Đại Hành ban Hải Ấp cho Thái Bảo Lưu Ngữ. Ông đã đưa vợ và người thân từ Cửu Chân ra khai khẩn và lập nên vùng đất Lưu Xá (còn có tên Lưu Gia). Nơi đây hai con của Thái Bảo Lưu Ngữ là Lưu Khánh Đàm và Lưu Ba (Lưu Điều) được sinh ra, nuôi dưỡng và đào tạo thành khai quốc công thần vương triều Lý. Các tư liệu lịch sử (Đại Việt sử ký toàn thư, Ngọc phả đền Lưu Xá và các bia cổ dựng thế kỷ 12...) ghi nhận rõ ràng sự nghiệp và công trạng của Thái úy Lưu Khánh Đàm và Thái phó Lưu Ba... Lưu Khánh Đàm “được cấp 6.000 hộ, thực phong 3.000 hộ”.

Lưu Xá, Canh Tân thực sự là đất “Địa linh nhân kiệt”. Ngoài những khai quốc công danh thần họ Lưu, Lưu Xá là nơi gặp gỡ giữa Trần Thị Dung, con gái họ Trần ở Tinh Cương với Thái tử Sảm đời vua Lý Cao Tông (1176-1210). Cuộc tình duyên ấy đã đưa họ Trần từng bước vào triều chính để mở ra vương triều Trần với những chiến công chói lọi, chấn động thế giới. Lưu Xá cũng chính là quê hương sinh ra Thái sư Trần Thủ Độ, một nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Nhà Trần (1225-1400) của dân tộc. Lưu Xá còn là nơi các danh nhân văn hoá Trần Quang Khải (với bài thơ nổi tiếng “Lưu gia độ”), Lê Hiến Tông (với bia đá khắc năm 1501) từng ghi lại bút tích để đời...

 




Đền Nhị vị Lưu Đại vương (đền Lưu Xá)
(thờ Thái úy Lưu Khánh Đàm và Thái phó Lưu Điều)

Nghìn năm nay, nhân dân Lưu Xá vẫn được các danh nhân họ Lưu phù hộ và che chở. Đồng thời, dân làng Lưu Xá luôn thành tâm thờ cúng linh thiêng các ngài Lưu Ngữ tại Đình Lưu Gia, Lưu Khánh Đàm và Lưu Ba tại đền Lưu Xá và chăm sóc, giữ gìn, bảo tồn đình Lưu Gia, đền Lưu Xá, chùa Lưu Xá (Báo Quốc Tự - tên do vua Lý Thánh Tông ban cho) cùng hai lăng mộ của Thái úy Lưu Khánh Đàm và Thái phó Lưu Ba thành một cụm di tích tâm linh nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. 
 
 

Chùa Báo Quốc – do Vua Lý Thánh Tông ban tên

(làng Lưu Xá, xã Tân Canh, Hưng Hà, Thái Bình)

Hay địa danh ga Lưu Xá, phường Phú Xá, TP Thái Nguyên là Di tích lịch sử cấp Quốc gia xếp hạng năm 2009. Ở đây đã ghi dấu một sự kiện lịch sử bi tráng: ngày 24/12/1972, 60 chiến sĩ thuộc Đại đội thanh niên xung phong (TNXP) 915 Bắc Thái đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa; đại đội đã được Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2009.
 
Ảnh lưu niệm của Đại đội TNXP 915 – AHLLVTND (năm 1972)
 
Chùa Yên Phú, làng Lưu Xá 
(nay thuộc xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội


Đình Lưu Xá, xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội
 
Chùa Lưu Xá, xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội

 
Ví dụ khác là làng Lưu Xá, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam (nay là xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội); vào đời Hùng Vương thứ 18, do Chỉ huy xứ là võ tướng Trung Nam Định (vốn là thần đồng sinh ra ở trang Trịnh Xá, khu Nguyên Xá, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc, được vua ban danh là Trung Định Công) cai quản. Ông được vua giao dựng ở Phong Châu lầu “Tuyển tế đại hiền lâu” (Lầu đón người hiền làm rể), ghi biển “Ngoạn nguyệt cầu hiền” (Ngắm trăng cầu hiền) để gả Ngọc Hoa công chúa và truyền ngôi báu. Tản Viên Sơn Thần (họ Nguyễn tên Tuấn), người đạo Sơn Nam có nhiều phép lạ, là người kỳ tài bậc nhất thiên hạ đã trúng tuyển. Vì lẽ đó Thục Phán đến xâm lược, Trung Định Công được vua phong là Tiền đạo đương lộ tướng quân, đi giết giặc. Thắng giặc trở về ông tự hoá ngày Rằm tháng Bảy và được tôn thờ làm thành hoàng làng Nguyên Xá, Bắc Ninh.
 
TS. Lưu Văn Thành (Sưu tầm)


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)