Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. LƯU TỘC VIỆT NAM.
Đăng ngày 4/5/2021
E-mail     Bản in

LƯU TỘC VIỆT NAM VỚI DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC
(LTVN) - Người họ Lưu Việt Nam là người bản địa có từ thời Hùng Vương dựng nước, luôn đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thời nào cũng có những Cao Tổ Lưu Tộc tiêu biểu có công với dân với nước được vua chúa ca ngợi, nhân dân biết ơn.
  
Qua tám năm (2013 - 2021), Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam (HĐLTVN) đã kết nối rộng rãi Lưu Tộc toàn quốc. Thông qua điền dã thực tế và nghiên cứu tư liệu là sách sử, biakí, ngọc phả, gia phả...,HĐLTVN bước đầu đã tổng hợp thông tin về Lưu Tộc Việt Nam (LTVN). Bài viết này có trích dẫn tư liệu làm rõ ba câu hỏi: LTVN xuất hiện ở đâu, bao giờ, có những tiền nhân nào được ghi trong lịch sử, được Tổ quốc ghi công, nhân dân tôn thờ nhằm giúp bà con Lưu Tộc Việt Nam được tự hào, tri ân, báo hiếu.
1. Đất nước - Dân tộc - Lưu Tộc Việt Nam:
Trên lãnh thổ Việt Nam Việt cổ đã xuất hiện cách đây 500 nghìn năm, dấu vết được tìm thấy vào thời kỳ đồ đá, đồ đồng ở núi Đọ (Thanh Hoá) và với các nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun... có lịch sử hàng chục nghìn năm về trước và đỉnh cao là Văn hoá Đông Sơn với Văn minh Trống Đồng.
Kinh Dương Vương (2919-2792 TCN), theo ĐVSKTT, huý Lộc Tục là con của Đế Minh- cháu ba đời của Viêm Đế, họ Thần Nông, kỷ Hồng Bàng, làm vua nước Xích Quỷ ởphương Nam. Hùng Dương Vương làThái tổ của Bách Việt. Vua Kinh Dương sinh ra Lạc Long Quân - làThuỷ tổ của Bách Việt, Quốc tổ của nước Văn Lang.Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh một trăm con trai là Tổ tiên của các dân tộc Việt, phong cho con trưởng làm Hùng Quốc Vương, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô tại Phong Châu (ngã ba sông Bạch Hạc) và truyền ngôi 18 triều đại Hùng Vương, tính từ Kinh Dương Vương đến đời cuối là Hùng Duệ Vương kéo dài 2.622 năm (2879 TCN-258 TCN)[3, tr.16].
Giao Chỉ theo KinhThưlà nước có từ thời Hoàng Đế,được vua Nghiêu xác định ở Phương Nam (phía Nam sông Dương Tử).
Kattigara-Giao Chỉ quốc-Kinh đô Phong Châu liên quan đến hải cảng cổ xưa của người Việt đã có trên hải đồ thời Hy Lạp cổ đại [1, tr.66] từ thời Hùng Vương 17. Đại Đế Alaxandros (356 -323 TCN) của Vương quốc Macedonia (Hy Lạp) khi chinh phạt Ba Tư, Ai Cập, thiết lập nền cai trị Ấn Độ bằng đường biển đã giao tiếp Á và Âu. Người Hy Lạp đã thiết lập "Hải trình tơ lụa" tới Đông Dương khoảng năm 650 TCN, đến Lạc Việt, Phong Châu - Kinh đô ba con sông còn gọi là Hạc Thành (Bạch Hạc-Việt Trì ngày nay). Thời đó, nước Văn Lang của Vua Hùng đang thịnh trị, ứng với thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương) trong truyền thuyết Việt. 
 
Điều này có thể nói: ít nhất hai triều đại cuối của Hùng Vương có tồn tại hiện thực, không phải chỉ là trong truyền thuyết.
Phía Nam nước Trung Hoa có Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, rộng 240.000km2; dân số gần 50 triệu người, gốc tích là dân tộc Lạc Việt. Người Lạc Việt sinh sống chủ yếu tại lưu vực hai sông Tả Giang, Hữu Giang và tam giác châu thổ sông Hồng. Nước họ có Dự án Quốc gia nghiên cứu "Kiểm tra Nhà nước Lạc Việt cổ", đã công bố năm 2014 [1, tr.122] có xác định: nhà nước Lạc Việt - Văn Lang tồn tại ngang thời Thương Chu (3.000 - 4.000 năm về trước). 
Mặt khác, ngành khảo cổ học đã đưa thời Hùng Vương từ truyền thuyết vào chính sử, trong đó vai trò đặc biệt là khảo cổ học các hang động, mộ cổ và "Vịnh Hà Nội"[2, tr.77]. Thời Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân là giai đoạn Tiền Đông Sơn -Văn hoá Phùng Nguyên khoảng 4.000 năm về trước, chuẩn bị ra đời của nhà nước Văn Lang. Hai nền văn hoá Đồng Đậu, Đông Sơn... ứng trọn với thời Hùng Vương.Vựa lúa nước trên Vịnh Hà Nội trải rộng 32 vạn cây số vuông, hình dẻ quạt từ ngã ba sông Bạch Hạc -Việt Trì toả ra Biển Đông, được phù sa bồi đắp suốt 20.000 năm, đã tạo ra cái nôi văn minh lúa nước đồng bằng Sông Hồng. Huyền thoại về Văn Lang, Hùng Vương bắt đầu từ đây. 
Đế quốc Tần tuy chỉ tồn tại 15 năm (221-207 TCN), nhưng đã đánh chiếm đến Quảng Đông, Quảng Tây, là một phần đất đai của người Lạc Việt, nên cóảnh hưởng lớn đếnxã hội Bách Việt phía Nam sông Dương Tử. Nhưng Kinh đô Cổ Loa và nước Âu Việt(257-208 TCN) giữđược vững trãi, trước khi bịnhà Triệu Đàthôn tính.
Như vậy, trước năm 207 TCN, người Lạc Việt và Âu Lạccó thể nói là người bản địa vàlà các quốc gia đã phát triển độc lập, bình đẳng, bền vữngvà song hành với các quốc gia khác.
Đoàn LTVN gặp Ông Ma Ngọc Bảo có gia phả 80 đời, ngày 06/9/2013 tại Việt Trì 
Họ tộc Việt Nam xuất hiện khi nào? Có những ý kiến khác nhau, một số cho là dòng họ Việt Nam đều "mượn" tên họ nước ngoài và có sau Công nguyên. Nhưng phần đông hiểu là họ tộc Việt Nam đã có từ thời thời Hùng Vương [3, tr.60].Số di tích thờ Vua Hùng và các danh nhân thời Hùng Vương rất nhiều (1471 di tích) có kèm theo ngọc phả, thần tích tôn thờ một hoặc vài vị tôn thần có họ tên cụ thể.
Về sử học, phần lớn các nhà sử học xác định: ngọc phả, thần tích và đặc biệt gia phả hay phả hệ là tư liệu bổ sung cho chính sử. Bia kí, sách sử... thường được ưu tiên trích dẫn đầu tiên. Trường hợp không còn bia và sách sử thì có thể tham khảo ngọc phả, thần tích, gia phả...;Riêng gia phả là tư liệu được trân trọng vì phần lớn có độ chính xác cao, do con cháu đích thân viết về cha ông, tổ tiên nên thường là chân thật. Ví dụ: nhờ thông tin cô đọng của chính sử, thần tích các đình, đền thờ Thái sư Lưu Cơ và gia phả các chi họ Lưu ở Liêu Xá (Hưng Yên), ở Đồ Sơn (Hải Phòng), ở Hoàng Quỳ (Thanh Hoá) Lưu Tộc đại tôn của Thái sư Lưu Cơđã chắp nối thông mạchđến nay được 41-42 đời từ Thế Tổ Lưu Kỳ(thân sinh của Ngài Lưu Cơ). 
Thống kê dân số 2019, Việt Nam có 54 dân tộc, dân số là 96,2 triệu người: Kinh chiếm 85,3% (82,1 triệu người), các dân tộc còn lại - 14,7% (14,1 triệu người; Tày: 1,89%; Thái:1,81; Mường: 1,49; Khơ Me: 1,47; H'Mông: 1,24%...). Việt Nam có 1.023 họ (Kinh có 165 họ, còn lại là các dân tộc, sắc tộc ít người). Dân số tập trung vào khoảng 200 họ, 14 dòng họ lớn chiếm 90% dân số cả nước (họ Nguyễn: 38,4%;Trần12,1;Lê: 9,5; Phạm: 7; Hoàng/Huỳnh: 5,1%...), các họ còn lại chiếm khoảng 10%, trong đó có Lưu Tộc Việt Nam chiếm khoảng 0,75% tổng dân số.
2. Dấu tích họ Lưu thời Hùng Vương:
Đền Đồng Cổ được liệt vào loại cổ nhất Việt Nam và linh thiêng nhất Xứ Thanh, toạ lạc ở làng Đan Nê tại chân núi Đồng Cổ (núi Tam Thai), nằm trên bờ sông Mã. Đan Nê có tên xưa là Kẻ Lao, Khả Lao. Khúc sông Mã qua đất Đan Nê uốn lượn tuyệt đẹp, sơn thuỷ hữu tình, ôm gọn lấy núi Đồng Cổ, tạo khẩu thuỷ rất vượng về phong thuỷ, có nhiều hang động tự nhiên,có đền Đồng Cổ, chùa Thanh Nguyênin hình mặt hồ, nước trong xanh đẹp mê hồn:
Thấp cao ba đỉnh non xanh
Trăng trên, trăng dưới, nửa vành hồ trăng
Cây chót vót như giăng gấm biếc
Nước trong lành chiếu đẹp bóng sen.
Toàn cảnh núi Tam Thai, sông Mã, đền Đồng Cổ, hồ bán nguyệt và làng Đan Nê
Di tích núi và đền Đồng Cổ về khảo cổ học có từ thời tiền ĐôngSơn, tồn tại hàng nghìn năm về trước [4, tr.166] cùng với sự phát hiện ra Văn hóa Đông Sơn, đỉnh cao là Trống đồng, là biểu tượng Quốc hồn dân tộc Việt.
Theo Thần tích đền Đồng Cổ,Vua Hùng Quốc Vương được Thần núi Đồng Cổ báo mộng và phù giúp đánh thắng giặc Hồ Tôn ở phương Nam,khải hoàn về nhà Vua dâng lễ tạ, cho dân lập miếu thờ và sắc phong cho Thần núi là “Đồng Cổ đại vương chủ minh thần...".Thần núi Đồng Cổ được suy tôn là vị thần đứng đầu các vị thần của Việt Nam. Người đến trước, Ấp lập sau,đền dựng sau tiếp. Ấp Khả Lao xưa do người ba dòng họTrịnh, Lưu, Hà lập nên:“Vật lưu Bách Việt Tổ -Kiến ấp Trịnh; Lưu; Hà”. Do vậy,ba dòng họ này ít nhất có từ trước thời Hùng Vương dựng nước. Mộ Tổ và từ đường của ba dòng họ Lưu, Trịnh, Hà hiện vẫn còn toạ lạc xung quanh đền.
Thần núi Đồng Cổ còn hiển linh báo mộng giúp Thái tử Lý Phật Mã về loạn Tam Vương để kịp về phòng bị, để kế ngôi năm 1028 khi Lý Thái Tổ vừa băng hà. Sức mạnh tâm linh của thần Đồng Cổ còn lan toả ra 4 trung tâm văn hoá: Xứ Đông (tỉnh Hà Đông cũ, miếu và đình ĐồngCổ, ở Nguyên Xá,nay thuộc Bắc Từ Liêm, Hà Nội), trấn Sơn Nam hạ,đình Tổ Cầu, Vụ Bản, Nam Định), đất văn hiến Xứ Thanh (Liên Hoa Linh từ tại Mỹ Đà, Hoằng Hoá) và Kinh đô Thăng Long (đền Đồng Cổ ở phường Bưởi, phố Đồng Cổ -353 Thuỵ Khê, Tây Hồ, Hà Nội). Tại đây, vua Lý Thái Tông đã lập ra Lễ thề Trung Hiếu “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung Thần minh chu diệt” để thể hiện lòng trung quân của quan lại triều đình. 
Ngoài ra, đền Đồng Cổ có liên quan tới hầu hết các vương triều từ Hùng Vương, Trưng Vương, TiềnLê, Lý, Hậu Lê, chúa Trịnh, Tây Sơn... Thần Đồng Cổ được ban rất nhiều sắc phong (hiện còn giữ được 43 Sắc phong và Lệnh chỉ) của các đời Vua, Chúa. Đền có nhiều câu đối đặc sắc như:
Thiên vi anh, địa vi linh, tất Mã giang, Tây thành miếu cổ
Thần đương trung, tử đương hiếu, Thăng Long thành, Bắc thọ đàn cao.
Thủy Tổ họ Lưu ở làng Đan Nê là Cụ Lưu Chí Khang. Lăng mộ củCụantángtạixứVườnCồn, vịtrírấtđắcđịaphongthủy: gốiđầunúi Tam Thai, lấy sông Mã làm tiền đường, non xanh nước biếc yên hàn vĩnh cửu. Theo giap hả,Cụ đến đất Khả Lao bên bờ sông Mã lập ấp khai điền cùng người họ Trịnh và họ Hà. Đất Khả Lao là đất lành,vượng cát cho phú quí. Nhiều dòng họ sau này hội tụ về đây lập cơ nghiệp, thành cộng đồng đến năm 2019 có 70 dòng họ, 3.151người.
Người họ Lưu xuất hiện từ thời Hùng Vương, ví dụ cụ bà Lưu Xuân Phú có thời Hùng Vương thứ tư (sách "Việt Nam văn học toàn thư") và Cụ bà Lưu Thị Tuấn thời Hùng Duệ Vương (Thần tích đình Thượng Điện, xã Vinh Quang, Hải Phòng); sự tích Trầu Cau, nói về "Trầu Lưu, Cau Cao" để ca ngợi chung thuỷ vợ chồng và tình nghĩa anh em ruột thịt của học trò họ Cao và cô con gái Đạo sĩ họ Lưu. 
Kết hợp thư tịch cổ, kết quả khảo sát thực tế và khảo cổ núi và đền Đồng Cổ đã đi đến kết luận: "Người họ Lưu cùng họ Trịnh và họ Hà là người bản địa, có từ thời Hùng Vương; một phần huyền thoại Hùng Vương đã đi vào thực tế lịch sử; thời Hùng Vương là có thật". 
3. Danh nhân Họ Lưu - niềm tự hào của Lưu Tộc Việt Nam:
Lưu Tộc Việt Nam rất tự hào về 6 khai quốc công thần nổi bật trong sử sách. Đó là Thái sư Lưu Cơ (Ninh Bình); Thái uý Lưu Khánh Đàm, Thái bảo Lưu Ngữ, Thái phó Lưu Điều (Thái Bình) và Tể tướng -Thượng tướng quân Lưu Nhân Chú, Đại tướng quân Lưu Trung (Thái Nguyên). Trong đó tiêu biểu là TháisưĐôhộphủ Lưu Cơ, Thái uý Lưu Khánh Đàm và Tể tướng Lưu Nhân Chú.
Lưu Tộc Việt Nam có 26 Cao Tổ đỗ Tiến sỹ Nho học, là "Hiền tài - Nguyên khí của Quốc gia"; Nội san LTVN số 1/2019 đã giới thiệu có có 25 Tiến sĩ [5, tr.41]. Mới đây, Hội đồng LTVNtìm ra Tiến sĩ Lưu (Lê) Duy Hàn, người họ Lưu ở Văn Yên, Thái Nguyên, sinh 1457, quê xã Hoằng Thanh, Thanh Hoá, đỗ năm 1481[6, tr.66], làm đến chức Thượng thư Bộ Hộ; Từ đường và Lăng mộ xếp hạng Di tích cấp tỉnh.
Đến nay, LTVN đã biết được 150 Cao Tổ tiêu biểu, được ghi sử sách, hoặc được tôn thờ trong các di tích lịch sử, hoặc được sắc phong, làm đại từ phẩm Tòng Tứ phẩm trở lên. Nổi bật, thế kỷ VI có Nguyên soái, Thượng thư Lưu Công Dũng thời Tiền Lý; thế kỷ X có Tướng Quản Giáp Lưu Kỳ Tông làm vua Chiêm Thành 4 năm [8; tr.65],được ghi rõ trong sử Tống và sử Chiêm Thành; Thượng thư Lưu Xuân Tín, thế kỷ XV được Vua giao đúc bạc nén đầu tiên của Việt Nam, được tôn vinh là Tổ nghề Vàng Bạc Việt Nam...
 
Lễ Tưởng niệm 585 năm ngày Tạ thế của Tể tướng Lưu Nhân Chú ngày 17/3/2019
 
Người họ Lưu sinh sống tại tất cả 63 tỉnh thành với các địa danh nổi tiếng sau:
- Thanh Hóa là tỉnh có nhiều danh nhân họ Lưu nổi tiếng như huyện Yên Định có: đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê (do người họ Lưu, Trịnh, Hà lập ấp và dựng đền từ thời Hùng Quốc Vương), dòng họ Lưu Thế với 11quan đại thần của xã Yên Trường, từ Thượng trụ quốc, Thái Phó đến được phong tước; là quê gốc của 6 khai quốc công thần; huyện Hoằng Hóa là đất văn hiến của Xứ Thanh, có 5/7 Tiến sĩ của Thanh Hoá;Thanh Hoá có 7/26 Tiến sĩ cả nước, trong đó có trạng nguyên .
- Ninh Bình là nơi sinh của Thái sư Lưu Cơ. Ngài được cầu tự tại Bạch Bát sơn thần (huyện Yên Mô), nơi đây có nghề làm gốm tại làng Bồ Bát cách đây gần 3.500 năm, gần di chỉ Mán Bạc, Yên Mô, Ninh Bình có dấu vết đồ gốm 3.500 năm về trước.Khi ra cai quản thành Đại La (971-1010), Ngài đã mang nghề gốm từ Bồ Bát ra lập nên làng gốm Bát Tràng nổi tiếng tại Hà Nội, nên được thờ là Thành Hoàng làng Bát Tràng với Vương vị: "Thánh Cả Lưu Thiên tử đại vương" (là Thái sư Lưu Cơ).
- Hà Nội có 8 Tiến sĩ Nho học ( 06 của Hà Nội cũ và 2 của Hà Tây cũ ),riêng làng Khoa bảng Nguyệt Áng, Lưu Tộc có 3 Tiến sĩ, 9 Hương cống - Cử nhân và 90 Tú tài, có "Kim Mão từ đường Họ Lưu" và Nhà thờ Tiến sĩ Lưu Quỹ; chùa Thanh Bảo có tượng Cụ Lưu Thị Tín (Đàm Thẩm), nhiều con cháu thời nay đỗ Tiến sĩ, làm Tướng lĩnh, sỹ quan và cán bộ cao cấp; quận Thanh Xuâncó Trạng nguyên Lưu Danh Công. Đặc biệt, Hoàng Thành Thăng Long do Thái sư Lưu Cơ cai quản suốt 40 năm qua thời nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý, có đình Bát Tràng thờ Thành Hoàng là Thánh Cả Lưu Thiên Tử, Thái sư Lưu Cơ.Họ Lưu làng Cổ Nhuế có Mộ Tổ rất cổ, ~1.000 năm. 
- Thái Bình có đất Lưu Xá, huyện Hưng Hà,được Vua ban cho Thái bảo Lưu Ngữ và Thái uý Lưu Khánh Đàm, gia đình họ Lưu cả ba bố con là Khai quốc công và nhiều người làm quan trong triều...; huyện Thái Thụy có Tiến sĩ Lưu Đức An - đại quan triều Mạc, là Thuỷ Tổ còn của nhiều chi họ Lưu tại Nghệ Tĩnh, Huế; Họ Lưu tại thị trấn An Bài (Quỳnh Phụ) có Cụ Tổ là Lưu Hữu Dũng, năm 1250 thuộc đội quân Thánh Dực, đánh quân Mông Nguyên lần thứ nhất.
- Thái Nguyên nổi tiếng với dòng họ "Trâm anh Thế phiệt" Lưu Sỹ tại khu Di tích Núi Văn - Núi Võ trên đất xã Văn Yên và xã Kỳ Phú, huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Cụ Tổ Lưu Công, thuỵ là Huyền Nghi, từ Thanh Hoá ra, được vua Trần Anh Tông (1293-1314) phong chức Thái Nguyên Quản trị Phụ đạo Thái Lai hầu, cai quản phía Bắc thành Thăng Long, đời đời thế tập. Đời thứ 4,có Đại tướng Lưu Trung cùng con trai là Tể tướng Lưu Nhân Chú tham gia Hội thề Lũng Nhai, phò giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, giải phóng đất nước, lập nên nhà Lê Sơ. 
- Quảng Nam có làng Dưỡng Mông, do Cao Tổ Bút Tri Động hầu Lưu Tướng quí Lưu Văn Huân theo lệnh chỉ vua Lê Thánh Tông vào năm 1479, dựng lên dòng họ "Danh gia Vọng tộc" có trên 20 Cao Tổ được phong tước, phong sắc, được thờ trong di tích lịch sử cấp tỉnh là đình Dưỡng Mông và đình Chiêm Sơn Tây; có hai Tiền Hiền thờ trong di tích cấp Quốc gia - Nhà thờ Ngũ Xã Trà Kiệu.
- Làng Trạm Lộ (Thuận Thành, Bắc Ninh) là quê của Trạng nguyên Lưu Thúc Kiệm cùng 2 Tiến sĩ Nho học. Con của Ngài Lưu Thúc Kiệm là Tướng quân phù giúp Thượng Tướng quân Lưu Nhân Chú đánh thắng quân Minh, giải phóng đất nước.
- Làng Cao Lao Hạ, Quảng Bình có Thuỷ Tổ là Đại tướng quân - Chánh nhất phẩm Lưu Văn Tiên lập nên dòng tộc "Trâm anh Thế phiệt" Lưu Văn rất nổi tiếng. Nhiều thế hệ nối tiếp truyền thống Tổ tiên là Tướng quân, quan từ đại thần trong triều đỗ đạt Phó bảng, Cử nhân, Sinh đồ nên gọi là dòng tộc Lưu Quan.
Kế tục truyền thống, Lưu Tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều nhân vật tiêu biểu, như Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (tên thật là Lưu Văn Thi), là Uỷ viện dự khuyết TƯ Đảng CSVN, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH; Bà Lưu Thị Phương Mai, nguyên Quyền Bộ trưởng Bộ Lương thực Thực phẩm; Luật gia Lưu Văn Lợi, nguyên Hàm Bộ trưởng, Trưởng ban Biên giới; Viện sỹ, nhạc sỹ Lưu Hữu Phước, nguyên Bộ trưởng, Bộ TTVH của Chính phủ CMLT CHMNVN, Chủ nhiệm UBVHGD của Quốc hội; GS TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc Gia, nguyên Thứ trưởngTT Bộ VHTTDL;Ông Lưu Văn Mẫn, nguyên Phó Chánh VP TƯ Đảng CSVN; TS Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội DSVH Thăng Long - Hà Nội, nguyên PCT UBND Hà Nội và Ông Lưu Minh Hiệu, nguyên PCT UBND tỉnh Thái Bình, nguyên Trưởng Ban Liên lạc LTVN...
Về KHKT, họ Lưu có hàng trăm GS, PGS, TS, điển hình là GS Luật sư Lưu Văn Đạt, Viện sĩ Lưu Duẩn về CNTP; đặc biệt tiêu biểu là GS TS Thiên văn học Lưu Lệ Hằng, dành được hai giải thưởng lớn quốc tế về Thiên văn học vì đã khám phá “Vành đai Kuiper”; Họ của Giáo sư được đặt cho một ngôi sao "5430 Luu" trên bầu trời.
Thế kỉ 20, LTVN có 2 nhân vật nổi tiếng, là Nhà Khoa học, Kỹ sư kỳ tài Lưu Văn Lang (1880-1969), tu học kỹ sư tại Pháp, nổi tiếng với việc giám sát xây dựng đường sắt Vân Nam - Đông Dương, thành lập và làm Chủ tịch Ngân hàng Việt Nam đầu tiên của người Việt từ năm 1929, đặc biệt xâydựng Di tích LS-VH đồng hồ Thái Dương bằng gạch và xi măng tại TP Bạc Liêu, tham gia Cách mạng từ năm 1943. Tiếp đến là Phật sống huyền thoại Lưu Công Danh (1900-2003), sinh ra tại Long Xuyên, đã bươn trải tại Kiên Giang, Phnôm Pênh và 10 năm đi Tu Phật, đắc đạo tại Ấn Độ thành Phật sống. Cụ nổi tiếng là "Vua Phật đi kháng chiến" từ năm 1945, sau tập kết ra Bắc, tu nghiệp tại Liên Xô cũ và tích cực tham gia xây dựng đất nước. 
Trong kháng chiến đánh thắng đế quốc xâm lược, họ Lưu có rất nhiều tấm gương sáng ngời, điển hình là 5 Anh hùng lực lượng vũ trang: Đại tá chiến sĩ Điện Biên Phủ Lưu Viết Thoảng (đào hầm, đặt 1 tấn thuốc nổ tại đồi A1),Đại tá phi công tiêm kích Lưu Huy Chao (bắn rơi 6 máy bay Mỹ và chỉ huy, yểm hộ cho đồng đội hạ 11 chiếc khác), Liệt sĩ Lưu Quí An, Liệt sĩ Lưu Chí Hiếu, Liệt sĩ Lưu Thế Hà và nhiều đồng tộc đã hy sinh xương máu được Tổ quốc ghi công là Anh hùng Liệt sĩ (có những dòng tộc có 16-32 người), thương binh và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 15 Tướng quân (4 Trung tướng và 11 Thiếu tướng), rất nhiều đồng tộc được tặng huân, huy chương.
 
Mừng thọ tuổi 100 Cụ Lưu Văn Lợi ( từ trái sang: TS.Lưu Văn Lượng, TS.Lưu Văn Thành, GS.Lưu Văn Đạt, Luật gia Lưu Văn Lợi, ông Lưu Văn Sửu, ông Lưu Thế Đài)
 
Hiện nay, Lưu Tộc Việt Nam có các Đại biểu Quốc hội: TS.Lưu Bình Nhưỡng, PTB Dân Nguyện; ThS.Lưu Văn Đức, UVTT HĐDT Quốc hội; ThS.Lưu Thành Công, Phó Đoàn QH tỉnh Vĩnh Long, BS.Lưu Đức Long (Bí thư huyện uỷ Tam Đảo, Vĩnh Phúc) và bà Lưu Thị Huyền - ĐBQH khoá 13;có Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh; Trưởng ban Nội chính tỉnh Ninh Bình Lưu Danh Tuyên, PCT UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản, Thiếu tướng Tiến sĩ Lưu Sĩ Quý, Cục trưởng Cục Tài chính Quân đội và rất nhiều Sỹ quan Cao cấp, Cán bộ cao cấp và cán bộ cấp vụ, sở và huyện trong cả nước.Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp và hàng nghìn, hàng vạn bà con lao động trực tiếp tham gia phát triển kinh tế,đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước,tiêu biểulà hai Anh hùng Lao Động Lưu Ban và Lưu Huy Thành.
Trong lĩnh vực Văn nghệ: Lưu Tộc có Viện sĩ Lưu Hữu Phước, nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhà biên kịch Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ, nghệ sĩ Piano Lưu Hồng Quang, Lưu Đức Anh và nhiều nhân tài đoạt giải thưởng quốc tế.
4. Kết luận:
LưuTộc Việt Nam là người bản địa có từ thời Hùng Vương dựng nước,đồng hành cùng dân tộc trongcông cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có mặt khắp 63 tỉnh thành, luôn bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Tổ Tiên trong và ngoài nước. 
Lưu Tộc Việt Nam rất tự hào thời nào cũng có anh hùng hào kiệt giúp nước, như có 6 khai quốc công thần, 26 Tiến sĩ khoa bảng, 150 danh nhân nổi tiếng trong lịch sử, có công với dân với nước được vua chúa ca ngợi và nhân dân biết ơn.Thời đương đại có nhiều nhân vật nổi tiếng trong mọi lĩnh vực hoạt động của nước nhà, như kỹ sư kỳ tài, Phật sống huyền thoại, quan chức-sỹ quan cao cấp, Anh hùng, thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ VNAH, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ và doanh nhân thành đạt, nổi bật có ngôi sao sáng trên trời mang tên họ Lưu của GS TS Thiên văn học Lưu Lệ Hằng. Lưu Tộc Việt Nam đang thực sự được chấn hưng và phát triển hướng tới tương lai.
Việt Nam có nhiều dònghọ Lưu nổi tiếng, như họ Lưu Sĩ ở Thái Nguyên;Lưu Gia - Lưu Đình - Lưu Ngọc ở Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hoá;Lưu Văn ở Quảng Nam, Quảng Bình, Vĩnh Long; Lưu Đức ở Thái Bình, Nghệ An; Họ Lưu ở Hà Nội...
Thông tin về nhiều dòng tộc họ Lưu còn tản mạt, phần lớn chưa rõ về cội nguồn, do vậy vấn đề "Vấn Tổ tìm tông" đang được đặc biệt quan tâm.Tổ Tiên Lưu Tộc đang rất hoan hỉ, hài lòng vì các di tích lịch sử thờ cúng các Cao Tổ họ Lưu đang được tu tạo hoặc xây dựng mới nhờ sự chung tay của đông đảo bà con đồng tộc. Để giúp bà con Lưu Tộc mọi miền Tổ quốc tìm được về cội nguồn, Hội đồng LTVN đang tập hợp các bài viết giới thiệu về các Cao Tổ tiêu biểu và các dòng tộc Lưu - Việt Nam để xuất bản tập sách "Lưu Tộc Việt Nam", dự kiến phát hành vào năm 2021 - 2022. Rất mong các dòng họ chủ động viết bài giới thiệu về dòng họ, danh nhân Lưu Tộc... và gửi về Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam./.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học các dòng họ của người Việt thời Hùng Vương của Trung tâm Nghiên cứu các hiện tượng và khả năng đặc biệt, ngày 15/12/2018 tại Hà Nội. 
2. Hà Nội thời Tiền Thăng Long, Tác giả: TS.Nguyễn Việt, Nxb. Hà Nội 2010.
3.Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả sưu khảo, Tác giả: Nhóm NC DSVH Đền Miếu Việt: Nguyễn Đức Tố Lưu, Thích Tâm Hiệp và Nguyễn Đức Tố Huân,Nxb. Dân trí, 2020.
4. Địa chí huyện Yên Định, Nxb. KHXH, 2010.
5. Nội san Lưu Tộc Việt Nam số 01/2019.
6. Kỷ yếu HTKH "Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn", Hội KHLS-VSH, 2013.
7. Nội san Lưu Tộc Việt Nam số 02 - Tháng 9/2020.
8. Tạp chí "Sử địa", số 19-20, Tg. Nhóm GS, SV ĐHSP Sài Gòn, Nhà sách Khai trí, 1970.
TS.LƯU VĂN THÀNH