Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. LƯU TỘC VIỆT NAM.
Đăng ngày 24/3/2021
E-mail     Bản in

HỘI NGỘ ĐẦU XUÂN TÂN SỬU (2021) VÀ ĐẠI HỘI TRÙ BỊ HỌ LƯU NAM ĐỒNG BẰNG, NAM SÔNG HỒNG.
(LUUTOC.VN) - Ôi đẹp làm sao. Vui mừng làm sao Lưu Tộc Nam đồng bằng Nam sông Hồng

Hôm nay những ngày xuân ấm áp, bên hữu ngạn bờ sông Hồng, trên quê hương Điền Xá, làng lúa làng hoa, làng cây xanh, cây cảnh, Nơi quê hương đang từng ngày, từng giờ xây dựng Nông thôn đổi mới. Nơi đây Đức LƯU QUẬN TRI Tổng Minh Đô, Đô Thái Giám là người khởi lập nên dòng họ Lưu Quang và nhà viết kịch tài ba Tiến sỹ Lưu Quang Hà với tác phẩm “Đêm Trắng” kể về chuyện Bác Hồ quyết định xử tử tên quan bộ đội tham nhũng. Buổi gặp mặt đầu năm và trù bị cho đại hội Lưu Tộc Nam đồng bằng Nam sông Hồng, được tổ chức trọng thể tại nhà sàn công ty TNHH cây xanh & xây dựng Tân Tiến, Nam Định. Về dự Hội nghị ngày hôm nay: có các vị Trưởng tộc đại diện cho các Chi tộc, dòng họ Lưu Nam Đồng bằng sông Hồng: Đại diện Hội Đồng Lưu Tộc Việt Nam và những người con tiêu biểu của họ Lưu Nam đồng bằng sông Hồng.
Hôm nay Đồng tộc họ Lưu chúng ta về đây cùng nhau tổ chức buổi giao lưu gặp mặt đầu năm và trù bị cho Đại Hội Lưu Tộc Nam đồng bằng sông Hồng. Anh chị em đồng tộc chúng ta gặp nhau vui mừng khôn xiết, như những người con xa nhà lâu ngày gặp nhau, trào dâng xúc động ‘’Dòng máu Lạc Hồng mãi khôn nguôi…’’
Ôi đẹp làm sao. Vui mừng làm sao. Quyến luyến làm sao với tinh thần: “một giọt máu đào hơn cả biển Đông’’ cùng nhau đoàn kết, kết đoàn trong Lưu Tộc Việt Nam.
Dòng sông Hồng chảy vào đất Việt từ cửa Lũng Pô, Bát Sát, Lào Cai vượt qua núi đồi vùng Tây Bắc, trung du oằn éo uốn khúc tạo nên Đồng Bằng Bắc Bộ, hợp với các chi lưu, phân lưu như sông Luộc, sông Trà Lý, sông Thái Bình, sông Đào, sông Ninh, sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua cửa Ba Lạt, cửa Đáy đổ ra biển Đông. Đoạn từ Phố Hiến chảy về cửa Ba Lạt là hạ lưu của sông Hồng. Đây cũng là vùng đất phì nhiêu trù phú của lưu vực Hồng Hà, là vựa lúa, vựa người, hiền tài, anh hào nhiều lớp lớp quê hương của ba vương triều Đinh, tiền Lê, Trần bao gồm các tỉnh thuộc trấn Sơn Nam Hạ xưa (các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình).
Người dân Việt Nam là cư dân trồng lúa nước, tập trung hai bên lưu vực sông Hồng, đời nối đời tạo nên "bờ xôi ruộng mật", những làng quê trù phú thân thương với luỹ tre xanh, cây đa giếng nước sân đình, đền, chùa, lăng tẩm, nhà thờ Tổ của các dòng họ. Trong đó có rất đông các chi tộc của dòng họ Lưu chúng ta. Theo khảo sát bước đầu đến nay, chúng ta được biết có rất nhiều chi tộc của Họ Lưu chúng ta hiện đang sinh sống và lập nghiệp trên địa bàn lưu vực Nam đồng bằng Sông Hồng. Với tấm lòng hết mình vì dòng họ, vì một Lưu Tộc đoàn kết, vững mạnh, phú cường, giàu đức, tài, tâm. Trong quá trình kết nối dòng họ, đến nay chúng tôi đã tìm hiểu và khảo cứu thống kê được trên 100 các Chi, Tộc, ngành họ Lưu trên địa bàn các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình... xin trân trọng giới thiệu khái quát một số dòng họ Lưu tiêu biểu trên địa bàn lưu vực Nam đồng bằng Sông Hồng:
1- Họ Lưu: Nam Sang, xã Vĩnh Trụ, Lý Nhân, Hà Nam.
2- Họ Lưu Doãn: Đồng Lư, xã Tân Thịnh, Nam Trực, Nam Định.
3- Họ Lưu: Liên Tỉnh, xã Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định.
4- Họ Lưu: Phú Bình, xã Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định.
5- Họ Lưu: Đông Thành, xã Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định.
6- Họ Lưu: Chi Phong 01 Vũ Thư, Thái Bình.
7- Họ Lưu: Chi Phong 02 Vũ Thư, Thái Bình.
8- Họ Lưu: Chi Phong 03 Vũ Thư, Thái Bình.
9- Họ Lưu: Thái Phú, xã Quý Phú, Vũ Thư, Thái Bình.
10- Họ Lưu Trại Xám, xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định.
11- Họ Lưu: Lạc Đạo, xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định.
12- Họ Lưu: Văn Lang, xã Đề Thám, Vũ Thư, Thái Bình.
13- Họ Lưu Quang: Đỗ Xá, xã Điền Xá, Nam Trực, Nam Định.
14- Họ Lưu: Thượng Nông, xã Nam Minh, Nam Trực, Nam Định.
15- Họ Lưu: Bái Dương xã Nam Dương, Nam Trực, Nam Định.
16- Họ Lưu Công: Đồng Lư, xã Tân Thịnh, Nam Trực, Nam Định.
17- Họ Lưu Bá: Đồng Phù, xã Nam, Nam Mỹ, Nam Định.
18- Họ Lưu Ngoc: Vị Khê, xã Điền Xá, Nam Trực, Nam Định.
19- Họ Lưu: Nhang Cát, thị trấn Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định.
20- Họ Lưu: Cổ Gia, xã Trực Đại, Trực Ninh, Nam Định.
21- Họ Lưu: Chợ Lương, xã Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định.
22- Họ Lưu: Hùng Mỹ xã Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định.
23- Họ Lưu: Nhì Giáp, Vượt Mại, xã Đại Thắng, Vụ Bản, Nam Định.
24- Họ Lưu: xã Đức Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
25- Họ Lưu Đắc: xã Yên Thắng, Yên Mô Ninh Bình.
26- Họ Lưu Bá: Khê Đầu Thượng, Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.
27- Họ Lưu: Thôn Ô Mễ, xã Tân Phong, Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
28- Họ Lưu: thôn Phú Ốc, xã Thái Hưng, Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
29- Họ Lưu: thôn Tống Xuyên, xã Thái Hưng, Hưng Hà, Thái Bình.
30- Họ Lưu: làng An Bài, TT. An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
31- Họ Lưu: Luân Nội, xã Quang Lịch, Kiến Xương, Thái Bình.
32- Họ Lưu: thôn Vũ Nghị, xã Thái An, Thái Thụy, Thái Bình.
33- Họ Lưu: Độ Việt, Vụ Bản, Bình Lục, Hà Nam.
34- Họ Lưu: Bồ Đề, Bình Lục, Hà Nam.
35- Họ Lưu: Hà Lạn, xã Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định.
36- Họ Lưu: Làng Thanh Khiết, xã Giao Yến, Giao Thuỷ, Nam Định.
37- Họ Lưu: xã Nghĩa Thái, Nghĩa Hưng, Nam Định.
38- Họ Lưu: xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định.
39- Họ Lưu: Giáo xứ Tân Lý, xã Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định.
40- Họ Lưu: Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định.
41- Họ Lưu: Hà Lý, xã Hùng Dũng, Hg Hà, Thái Bình (Lưu B. Nhưỡng).
42- Họ Lưu: TP Phủ lý, Hà Nam (Trung tướng Lưu Sĩ Hiệp).
43- Họ Lưu Bá: Đồng Mỹ, Quỳnh Lâm, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
44- Họ Lưu: Xã Đông Đô, Hưng Hà, Thái Bình (Lưu Đức Lượng).
45- Họ Lưu: Duy Tiên, Hà Nam (Lưu Trung Thái).
46- Họ Lưu: Yên Từ, xã Mộc Bắc, Duy Tiên, Hà Nam (Lưu Thế Đài).
47- Họ Lưu Đình: Quỳnh Bảo, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
47- Họ Lưu: Phong Châu, Đông Hưng, Thái Bình (Lưu Ngọc Hà).
48- Họ Lưu: xã Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định.
49- Họ Lưu: Lê Xá, xã Châu Sơn, Duy Tiên, Hà Nam (Lưu Văn Thi).
50- Họ Lưu: xã Kim Chung, Hưng Hà, Thái Bình.
51- Họ Lưu: xã Xuân Bắc, Xuân Trường, Nam Định.
52- Họ Lưu: xã Nghĩa Trung Nghĩa Hưng, Nam Định…….
Trải qua trên 4000 năm lịch sử: Từ thời đại Hùng Vương dựng nước đến trên 1000 năm Bắc thuộc và trên ngàn năm Độc lập, đến thời đại Hồ Chí Minh hôm nay, Lưu Tộc Việt Nam luôn luôn tự hào về một quá khứ hào hùng của các bậc cha ông, tiền nhân của họ Lưu đã đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Điển hình là các danh nhân:
- Hai anh em Tướng quân, Thượng thư Lưu Công Dũng, Lưu Công Uy quê Phủ Đông Lan, Thái Bình phò giúp Lý Nam Đế đánh đuổi giặc Lương, dựng nên đất nước Vạn Xuân;
- Thái sư Lưu Cơ quê ở Ninh Bình phò tá Đinh Bộ Lĩnh dựng nước “Đại Cồ Việt” mở đầu thời kỳ độc lập chính thức của Việt Nam;
- Thái uý Lưu Khánh Đàm, Thái Bảo Lưu Ngữ, Thái Phó Lưu Ba quê Thanh Hoá, phò tá vương triều Lý với nước Đại Việt hùng cứ một phương đánh Tống, bình Chiêm;
- Tể tướng Lưu Nhân Chú và Đại tướng quân Lưu Trung phò giúp Lê Lợi khởi nghĩa và kháng chiến trong 10 năm đã giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của giặc Minh;
- Thiếu bảo Tiến sĩ Lưu Đình Chất trung hưng đất nước thời Hậu Lê; Tự Khanh Tiến sĩ Lưu Đức An giúp yên triều Mạc. Hai đức ngài nằm trong tổng số 26 Trạng nguyên, Tiến sỹ họ Lưu trong các triều đại phong kiến - là "Hiền tài, là nguyên khí của quốc gia";
- Các Cao Tổ Lưu Kỳ Tông (làm vua Chiêm Thành), Lưu Văn Tiên (Cao Lao Hạ, Quảng Bình), Lưu Kim Giám (ở Ngũ xã Trà Kiệu), Lưu Văn Huân (ở Dưỡng Mông, Quảng Nam), Lưu Đức Nhân (ở Thừa Thiên Huế) và nhiều Cao Tổ khác theo vua, chúa nối tiếp nhau đi mở đất phương nam, trong số 150 quan thần, khanh tướng có công với dân với nước được vua chúa ca ngơi, nhân dân biết ơn. Như vậy, thời phong kiến, LƯU TỘC VIỆT NAM tuy chưa có người xưng Vương, xưng Đế, nhưng ANH HÙNG HÀO KIỆT ĐỜI NÀO CŨNG CÓ.
Hiện nay trên hầu hết vùng miền đất nước đều đã có các tổ chức của Hội đồng Lưu Tộc chúng ta nhằm đoàn kết các chi tộc họ Lưu tại địa phương như: Lưu Tộc vùng Tam Vương; Lưu Tộc Lào Cai;Lưu Tộc Tuyên Quang: Lưu Tộc Thừa Thiên Huế; Lưu Tộc Nghệ An, Hà Tĩnh; Lưu Tộc Miền Nam vv …
Đã từ lâu bà con, anh chị em các chi tộc họ Lưu tại Lưu vực Nam Đồng Bằng sông Hồng mong muốn được đoàn kết, kết đoàn,trong một đồng tộc “Lưu Tộc Nam Đồng Bằng sông Hồng”. Hôm nay chúng ta cùng nhau về đây, tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt đầu năm và trù bị cho Đại Hội Lưu Tộc Nam Đồng Bằng Sông Hồng. Đại hội dự kiến sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 05 năm 2021 tại thành phố Nam Định
Thực là:
Sơn Nam Hạ xưa, Tổ Tiên ta, đời tiếp đời:cùng, dựng xây: quê hương, đất nước;
Nam sông Hồng nay, hậu duệ Lưu, kết đoàn kết: vì, Lưu Tộc: kiến tạo, tương lai.
Gặp mặt đầu năm 2021: Nam Đồng bằng Sông Hồng
.HS. Lưu Thiên An
Lưu ý: Kích con trỏ vào đường dẫn sẽ xem được thêm nhiều hình ảnh tường thuật sự kiện này:>https://www.facebook.com/luuthienan47
 
 
 
 
 


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)