Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. TÁC PHẨM & TÁC GIẢ LƯU TỘC VN.
Đăng ngày 22/1/2014
E-mail     Bản in

TỰ HÀO CHÚNG TA LÀ NGƯỜI HỌ LƯU - VIỆT NAM
(LUUTOC.VN) - Giới thiệu bài cảm tác của Họa sỹ Lưu Thiên An, người con Họ Lưu - gốc Nam Định nhân dịp cuối năm Quý Tỵ và Đại lễ Húy nhật tưởng niệm 1.000 năm Thái Cơ Lưu Cơ tạ thế.
        
THẬT ĐÁNG TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI HỌ LƯU

Là đứa con của một dòng họ Lưu được sinh ra tại một vùng quê xanh rợp bóng tre làng. Bên bờ sông Hồng thắm đượm phù sa của châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Lớn nên do điều kiện công tác, tôi được đi đây, đi đó, được giao lưu với nhiều anh em, bạn bè của dòng họ Lưu, trên nhiều vùng miền của đất nước. Đi đến đâu tôi cũng thấy người họ Lưu chúng ta, hiếu khách, hào hoa phong nhã, giàu tình cảm, hay lam, hay làm, thông minh, hiếu học, quả cảm  trung thực, đức độ, tài ba…

Nhìn lại qúa khứ, theo dòng chảy của lịch sử, trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Dòng họ Lưu chúng ta đã có nhiều công lao và thành tựu, đóng góp cho Đất nước, nhiều người con là những tấm gương tiêu biểu đi tiên phong trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngay từ thuở hồng hoang của Đất nước từ thời thượng cổ, trong “Lĩnh nam chính quái” đã có truyền thuyết “truyện trầu cau” nói về hai anh em nhà họ Cao cùng yêu một người con gái họ Lưu, họ sống bên nhau thật trọn nghĩa vẹn tình, sau cùng hoá thân thành lá trầu quả cau. Trầu cau là nhịp cầu nối những tình yêu, xây đắp cho biết bao nhiêu thế hệ trai gái của người Việt nên vợ nên chồng, nên cha nên mẹ, nên ông nên bà. Với truyền thống trồng lúa nước, văn minh trống đồng, chữ khoa đầu, nhiều nhiều người con họ Lưu đã góp phần cùng dân tộc giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Lạc Việt...

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Họ Lưu chúng ta đã đóng góp cho đất nước Đại Việt  nhiều người con ưu tú, tài ba kiệt xuất, văn trị, võ công. Mở đầu của kỷ nguyên độc lập, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng Lưu Cơ, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước dựng nên nước Đại Cồ Việt. Là tứ trụ triều đình, là khai quốc công thần gây dựng  nên triều đại Nhà Đinh. Lưu Cơ là kẻ sỹ của đất Nam Vang, người đã có công thu phục sứ quân của Lý Khuê tại Luy Lâu về với  Đinh Tiên Hoàng. Thái sư Đô Hộ phủ Lưu Cơ, người cai quản nắm giữ thành Đại La qua hai triều đại Đinh và Tiền Lê. Người có công chuyển đổi cổng chính của thành Đại La từ hướng Bắc quay về hướng Nam và trao chìa khoá cho Lý Công Uẩn. Nước Đại Việt bước vào một thời kỳ mới, vàng son  rực rỡ với vương triều Lý. Gia tộc Ngài Lưu Ngữ từ Châu  Hoan ra, lập ấp tại Lưu Xá, phủ Hưng Nhân, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là làng Lưu Xá, xã Canh Tân , Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ) đã sinh ra hai người con là Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều, là Thái Uý và Thái Phó của Vương triều Lý, là  Khai quốc công thần, phò tá ba vương triều nhà Lý, người cùng quân đân  Đại Việt đánh Tống bình Chiêm, giữ yên bờ cõi.

Bằng đường tình duyên Vương triều nhà Lý chuyển ngôi cho Vương Triều nhà Trần một cách êm thấm. Triều Đại Nhà Trần là thời kỳ hào hùng với những chiến công vang lừng, hiển hách, vẻ vang, oanh liệt nhất của dân tộc Đại Việt. Ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Kẻ địch lớn mạnh nhất, tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ. Các bậc tiền bối của Lưu Tộc Việt Nam chúng ta cũng đóng góp một phần xứng đáng vào công cuộc chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Bước sang kỷ nguyên nhà Hồ, là triều đại có nhiều cải cách xã hội, cải cách văn hoá, phát triển văn minh. Một trièu đại tuy ngắn ngủi nhưng cũng có nhiều danh sỹ của Lưu Tộc tham gia góp nhiều công sức vào chính sách cải cách của vương triều Nhà Hồ.

Tiếp bước truyền thống của ông cha, trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Lưu Tộc chúng ta có người con ưu tú, văn võ song toàn là Tướng quân Lưu Nhân Chú đã cùng nghĩa quân Lê Lợi trong 10 năm kháng chiến đánh đuổi giặc Minh. Đã lập được nhiều chiến công hiển hách, oai hùng. Ông cũng chính là 1 trong 18 người thân tín của Lê Lợi tổ chức hội thề Lũng Nhai. Sau khi Vương triều Lê được thành lập năm 1428. Để gi nhận công lao của Ông, Vua Lê Thái Tổ đã tấn phong cho Ông  chức quan đứng đầu hạng võ. Năm 1431, Lưu Nhân Chú được phong Nhập nội tư khấu đứng đầu Bộ Hình,  thời Lê lúc thời bấy giờ.

Thế hệ các bậc liệt tổ, liệt tông của Lưu Tộc chúng ta đã đóng góp rất xứng đáng vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Đại Việt. Có nhiều công lao, thành tích đó là những người con ưu tú, tài ba kiệt xuất của Lưu Tộc Việt Nam. Tiêu biểu cho văn trị như: Thái sư Đô Hộ phủ Lưu Cơ Nhà Đinh, Thái Bảo Lưu Ngữ Nhà Tiền Lê, Thái Uý Lưu Khánh Đàm Nhà Lý… Về võ công như: Thái Phó Lưu Khánh Điều Nhà Lý, Khai quốc công thần Lưu Trung và Nhập nội tư khấu Tướng quân Lưu Nhân Chú Nhà Lê …

Lưu Tộc Việt Nam chúng ta đời nào cũng có anh tài, nhiều người con của dòng họ đã làm rạng danh cho quê hương, đất nước và dòng họ. Con cháu trong dòng họ luôn theo truyền thông hiếu học của Tổ tiên, vượt nghèo, vượt khó, vượt khổ vươn lên thành đạt xuất sắc. Trong các triều đại Quân chủ, dòng họ Lưu Tộc Việt Nam  đã có nhiều người đỗ đạt cao, có nhiều tộc họ Lưu - VN hai, ba người đỗ tiến sỹ như họ Lưu Vĩnh Trị, Hoằng Hoá Thanh Hoá; Họ Lưu Nguyệt Áng, Thường Tín, Hà Nội…Ta hãy cùng chiêm ngưỡng danh sách các bậc Cao Tổ Họ Lưu đỗ đạt:
 
TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA, HOÀNG GIÁP, TIẾN SĨ :
 
STT
 
HỌ và TÊN,QUÊ QUÁN ĐỖ HẠNG,KHOA THI CHỨC VỤ
 1 LƯU DIỄM
Vĩnh Trị, Hoằng Quang,
Hoằng Hóa, Thanh Hóa
 
Đệ nhất giáp 
khoa Thái học sinh
Nhâm Tuất (1232)
Đông các
Đại học sĩ
 2 LƯU MIỄN
Vĩnh Trị, Hoằng Quang,
Hoằng Hóa, Thanh Hóa
 
Đệ nhất giáp
Khoa Thái học sinh
Kỷ Hợi (1239)
An phủ sứ lô 
Thanh Hóa
tước Minh tư
 3 LƯU KHÚC KIỆM
Trạm Lỗ (cũ)
Gia Lương, Bắc Ninh
 
Đệ nhất giáp
khoa Thái sinh học
Canh Thìn (1400)
 
 
4
LƯU KHẢI CHUYÊN
An Đê,Đường An (cũ)
Bình Giang,Hải Dương
 
Thám hoa
Mậu Dần (1458)
Hình Bộ
Hữu thị lang
 5 LƯU CÔNG NGẠN
Khúc Lễ, Thủy Đường (cũ) 
Thủy Nguyên,TP Hải Phòng
 
Hoàng Giáp
Quý Mùi (1463)
 
 6 LƯU HY
Thương Thanh Oai (cũ)
Văn Yên, Hà Đông
 
Tiến sĩ 
Mậu Tuất (1478)
 
Hiến sát sứ
 7 LUU DI QUYẾT
Như Phượng, Tế Giang (cũ)
Văn Giang, Hưng Yên
 
Tiến sĩ
Tân Sửu (1481)
 
Hiến sát sứ
 8 LƯU HƯNG HIẾU
Lương Hà (cũ)Vĩnh Linh,
Vĩnh Lộc,Thanh Hóa
 
Bảng nhãn
Tân Sửu (1481)
Thượng thư 
kiêm 
Đông các Đại học sĩ
 9 LUU NGẠN QUANG
Viên Khê,Đông Anh,
Đông Sơn,Thanh Hóa
 
Hoàng Giáp 
Tân Sửu (1481)
 
Tả thị lang
 10 LƯU TÚC
Vũ Di, Bạch Hạc (cũ)
Vũ Di,Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
 
Tiến sĩ
Đinh Mùi (1487)
Thượng thư
Tử tiết không theo Nhà Mạc
 11 LUU DỊCH
Nại Châu,Kim Thành (cũ)
An Hải,Hải Phòng
 
Tiến sĩ
Canh Tuất (1490)
Hàn lâm
Hiệu thảo
 12 LƯU THƯ NGẠN
Đa Nghi, Vĩnh Lại (cũ)
Vĩnh Bảo,Hải Phòng
 
Thám hoa
Canh Tuất (1490)
Hàn Lâm viên
Thị chế
 13 LUU THẮNG ÂN
Trạm Lỗ (cũ)
Gia Lương, Bắc Ninh
 
Tiến sĩ
Quý Sửu (1493)
 
Đô cấp Sự trung
 
 
 14 LƯU HÃNG
Tu Lễ,Kim Đường
Ứng Hòa,Hà Tây
 
Hoàng Giáp
Ất Sửu (1505)
 
Đông các
 15 LƯU VĂN NGUYÊN
Nhân Mỹ,Mỹ Đình,
Từ Liêm,Hà Nội
 
Hoàng Giáp
Ất Sửu (1505)
 
Hàn lâm Hiệu lý
 16 LƯU DOÃN TRUNG
Nghĩa Đạo,Thuận Thành,
Bắc Ninh
 
Thám hoa
Bính Tuất (1526)
 
Thị lang
 17 LƯU HỊCH
Nhân Mỹ, Mỹ Đình,
Từ Liêm, Hà Nội
 
Hoàng giáp 
Bính Tuất (1526)
 
Hàm lâm Hiệu lý
 18 LUU ĐỨC AN
Thái Hưng, Thái Thuy
Thái Bình


 
Tiến sĩ
Mậu Tuất (1538)

Thừa Chính sử
 19 LƯU ÚC
Quy Tức,An Lão (cũ)
Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng


 
Tiến sĩ 
Đinh Sửu (1577)
Thị lang
Đi sứ Nhà Minh
 20 LƯU ĐÌNH CHẤT
Quỳ Chữ, Hoằng Quang,
Hoằng Hóa, Thanh Hóa


 
Hoàng giáp
Đinh Mùi (1607)
Hộ Bộ Thượng thư
tước Lộc Quận
 21 LƯU CÔNG DANH
Phương Liệt, Thanh Xuân,
Hà Nội


 
Trạng nguyên
Canh Tuất (1670)
Hàn Lâm Thị độc
 22 LƯU THÀNH
Vĩnh Trị,Hoằng Quang,
Hoằng Hóa,Thanh Hóa


 
Tiến sĩ
Nhâm Thìn (1712)

Đông các Hiệu thư
 23 LƯU TIỆP
Nguyệt Áng,Đái Áng,
ThanhTrì,Hà Nội


 
Tiến sĩ 
Nhâm Thìn (1772)
Hàn Lâm viên
Thị độc
 24 LƯU ĐỊNH
Nguyệt Áng, Thanh Trì
Hà Nội


 
Tiến sĩ
Ất Mùi (1775)
Thị trung Ngự sử
tước Thụy Nham hầu
 25 LƯU QUỲ
Nguyệt Áng,Đái Áng,
ThanhTrì,Hà Nội


 
Tiến sĩ
Ất Mùi (1835)

Giám sát Ngự
26 LƯU VĂN BÌNH
Cao Hạ, Hạ Trạch,
Bố Trạch,Quảng Bình


 
Phó bảng
Quý Sửu (1853)
Hình Bộ 
Viên ngoại lang
 











































 



Nối tiếp truyền thống vẻ vang của dân tộc, của dòng họ, trong thời đại Hồ Chí Minh. Lưu Tộc - VN đã đóng góp nhiều công sức, của cải, con người cho công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giải phóng  đất nước, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Họ Lưu – VN chúng ta đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu, xả thân vì nước, vì dân. Đó là các Anh hùng LLVTND như Lưu Viết Thoảng trong chiến dịch Điên Biên, Liệt sỹ Lưu Chí Hiếu, Liệt sỹ Lưu Quý An, Liệt sỹ Lưu Văn Liệt, Đại Tá phi công Lưu Văn Hào …và rất nhiều cán bộ, chiến sỹ, liệt sỹ, và những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Ngoài những tấm gương tiêu biểu kể trên, dòng họ Lưu VN còn có nhiều  gương sáng đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cho khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật như: Uỷ viên dự khuyết TƯ Đảng CSVN - Thiếu tướng Lưu Văn Thi (Hoàng Thế Thiện), nguyên Thứ trưởng Bộ QP, Ông Lưu Văn Mẫn - nguyên Phó Chánh VP Trung ương Đảng CSV; GS.TSKH Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch HĐ Di sản Quốc Gia, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ VHTTDL), anh hùng lao động Lưu Ban, TS Lưu Minh Trị (Chủ tịch Hội DSVH Thăng Long, nguyên PCT UBND Hà Nội) Ông Lưu Minh Hiệu, nguyên PCT UBND tỉnh Thái Bình, về KHKT có hàng trăm GS, PGS, TS, điển hình nhất là GS. TS Jane X. Luu (tên Việt là Lưu Lệ Hằng) được tặng 2 giải thưởng lớn “Nobel” năm 2012; Họ Lưu của GS TS Jane X. Luu được đặt cho một ngôi sao mang tên 5430 Luu.

Có GS.Luật sư nổi tiếng Lưu Văn Đạt; Nhà ngoại giao kiệt xuất Lưu Văn Lợi, GS TSKH Lưu Duẩn được giải “Thực phẩm toàn cầu” của Thế giới 2012...; có 12 sỹ quan cấp tướng; Nhiều AH LLVT, Bà Mẹ VNAH, Liệt sỹ, Thương bệnh binh đã cống hiến xương máu cho Tổ Quốc. Nhiều văn nghệ sỹ nỗi tiếng như GS. Lưu Hữu Phước, Nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nhà biên kịch Lưu Quang Vũ, nghệ sỹ Piano Lưu Hồng Quang, nhạc sĩ Lưu Thiên Hương; Hoa hậu Lưu Diễm Hương…, Về thương trường có các doanh nhân như Lưu Hoàng Hà và rất nhiều doanh nhân đang hoạt động phát triển kinh doanh thành đạt hàng ngày.

Nhân kỷ niệm 955 năm  ngày tạ thế của Thái Uý Lưu Khánh Đàm, tại Lưu Xá trên 600 hậu duệ của dòng họ Lưu trên khắp mọi miền đất nước đã về dâng hương tưởng niệm. Tại đây Hội nghị Lần thứ nhất của Họ Lưu Việt Nam đã giới thiệu và đề cử chính thức thành lập “Ban Liên lạc Lưu Tộc Việt Nam” với trọng trách kết nối các dòng họ Lưu - VN trong cả nước, hướng về cội nguồn, nghiên cứu lịch sử, gia phả các dòng họ Lưu, tìm ra các bậc Cao Tổ, các bậc liệt tổ, liệt tông, các bậc chân nhân của các dòng  họ Lưu. Cùng nhau đoàn kết xây dựng một cộng đồng Lưu Tộc Việt Nam giàu bản sắc văn hoá, đầy nhân bản.

Kể từ đó đến nay, theo tiếng gọi của đồng tộc, các dòng họ Lưu trên ba miền Bắc Trung Nam anh em trong “Ban Liên lạc Lưu Tộc Việt Nam”, đã đến thăm xã giao giao lưu, tìm hiểu và kết nối được rất nhiều dòng họ Lưu – VN trong cả nước. Đó là 12 dòng họ Lưu khu vực Việt Trì, Vĩnh Phúc, 18 dòng họ Lưu khu vực Yên Định, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Đông Sơn Thanh Hoá. 09 dòng họ Lưu khu vực Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô Ninh Bình. 08 dòng họ Lưu khu vực Hà Nội. 15 dòng họ Lưu khu vực Nam Định. 07 dòng họ Lưu khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. 09 dòng họ Lưu khu vực  miền Trung. 15 dòng họ Lưu khu vực miền Nam.

Đi đến đâu chúng tôi cũng được các Cụ, các ông, các bà, anh chị em, con cháu đồng tộc đón tiếp rất niềm nở nhiệt thành, ân cần, ấm áp tình người, tình họ tộc, dạt dào tinh cảm, chan chứa yêu thương như những người con xa hương, bặt tin lâu ngày mới gặp lại. Tất cả các dòng họ Lưu trên đều ước nguyện, mong muốn xây dựng một “Lưu Tộc Việt Nam” cùng nhau đoàn kết thành một khối thống nhất, có tiếng nói chung trong cộng đồng các dòng họ, các dân tộc Việt Nam..

  Nhân dịp Lễ Giỗ tưởng niệm 1.000 năm ngày tạ thế của Thái sư Lưu Cơ (24 tháng chạp năm Quý Tỵ) và chuẩn bị đón xuân Giáp Ngọ. Chúng ta là hậu duệ của Lưu Tộc Việt Nam hãy cùng nhau hướng về cội nguồn, dâng nén tâm hương tưởng nhớ tới các bậc Cao Tổ, các liệt tổ liệt tông của dòng họ Lưu -VN, với tấm lòng ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ nguồn, phát huy truyền thống của  Lưu Tộc -VN. Xây đắp xây Tổ đường và dòng họ Lưu Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

 
   後     裔        劉.   继       業       劉    建      盖    劉    發     展    劉   邸  護  劉,   留      傳         閍        課   
Hậu   duệ     Lưu, nối   nghiệp  Lưu, xây    đắp Lưu, phát triển Lưu để họ Lưu, lưu   truyền   muôn   thuở.

    為   幸       福.      種     核      福,         迎       百      福,      成      果      福     留    发      福,     福       買     代     差                      
   Vì   hạnh  phúc, trồng  cây    phúc, nghêng  bách  phúc, thành  quả   phúc, lưu  phát  phúc, phúc   mãi   đời   sau.   
 
Lịch sử phụ thuộc vào những góc nhìn.  Nhìn lại quá khứ, xem thì hiện tại, hướng tới tương lai, thật đáng tự hào. Ta là người họ Lưu. Chúng ta cùng nhau đoàn kết, kết đoàn, đi dưới ngọn cờ Lưu Tộc, xây dựng một họ Lưu Việt Nam giàu mạnh, văn minh, chan chứa tình người, tình đời, tình đồng tộc..
 Thành Nam, ngày 15 tháng 01 năm 2014
LƯU THIÊN AN
  
  


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)