Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. NGỌC PHẢ; TỘC PHẢ; PHẢ ĐỒ .
Đăng ngày 14/4/2014
E-mail     Bản in

PHỦ Ý
Xưa kia, khi thành lập Tộc phả, tiền nhân cũng làm theo cách thăm hỏi và ghi lại chớ chẳng phải do chính tay Thủy tổ một Tộc họ làm ra. Việc làm chánh thức đã khởi sự từ một hàng con cháu ý thức nào đó để chuyển tiếp lại cho các thế hệ về sau.
Đối với những Tộc họ, gia đình chẳng may bị thất lạc, tiêu hủy Gia phả, Tộc phả trong thời kỳ chiến tranh muốn làm lại thì sao?
Có trường hợp đặc biệt của một số gia đình được kể như sau:

Người trong Tộc họ tìm lại được một tập sách ghi các thế hệ lưu truyền mà ở bìa không ghi chữ “Tộc phả” hay “Thế phổ” hoặc là “Gia phả”, “Gia Phổ”, lại thấy đề chữ “Phủ Ý”.

Từ “Phủ Ý” nếu được viết bằng chữ Quốc ngữ ngày nay thì người ta dễ bị hoang mang. Có trường hợp ghi là “Phú Ý” . Một vài sách viết về phong tục tập quán biên soạn từ đầu thế kỷ này hoặc là vào khoảng trước thời kỳ Đệ nhất, Đệ nhị thế chiến, nay được in lạ, có nhắc tới “Tập sách Gia đình” này cũng in là “Phú Ý”.

“Phú Ý” thường vô nghĩa! Đây là trường hợp bỏ dấu sai chữ Quốc ngữ khi viết hoặc là “lỗi chính tả” do sắp chữ nơi nhà in sách.

Đúng ra là “Phủ Ý”. Có người quan niệm rằng chữ “Phủ” này do chữ “Phổ” mà ra, đã được người địa phương nào đó phát âm sai hay đọc trại.

Tuy nhiên, nếu tập sách được viết bằng chữ Hán thì chữ Phủ có nhiều nghĩa:

1. Tiếng gọi người Cha,

2. Mới vừa,

3. Đông nhiều,

4. Lớn.

Hán văn có cả chục chữ Phủ viết khác nhau với nhiều ý nghiã khác nhau. Nhưng chữ Phủ dùng với nghĩa “mới vừa” trong “Phủ ý” là hợp lý hơn cả. Vì là “mới vừa làm ra theo ý người khác”. Bản “Phủ ý” không được coi như là Tộc phả hay Gia phả. Đây chỉ là bản văn có tính cách “chuẩn bị” cho việc thiết lập Gia phả hay Tộc phả về sau. Ngày nay, chưa có sự giải thích rõ ràng về ý nghĩa của bản “Phủ ý”. Ngay như những tài liệu sách vở xưa của bản Phủ ý trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện Gia phả.

Ở đây xin tạm giả thích như sau:

Có thể phân loại ba cấp:

1.Bản Phủ ý, có tính cách tạm thời, trong vòng 5 đời.

2. Gia phả đã thực hiện biên ghi từ 5 đời tới 10 đời.

3. Tộc phả đã có trên 10 đời...

Bản Phủ ý được thực hiện trong tình trạng không có Gia phả hay Gia phả, Tộc phả bị thất lạc, tiêu hủy... Người muốn làm Gia Phả không biết phải căn cứ vào đâu để ghi lại đúng hết những dữ kiện thuộc các thế hệ tiền nhân cũng như không thể nào truy tầm nguồn gốc, quê quán xuất xứ của Tộc họ.

Vì thế, người biên ghi chỉ có thể thực hiện được bằng cách hỏi lại những người trên trước còn sống để những người này moi lại trong ký ức những điều còn nhớ được về tên hiệu, húy, thụy, ngày tháng sinh tử, cách ăn, nếp ở, ý muốn, tư tưởng, công đức xã hội hoặc nghề nghiệp chức vụ, phẩm hàm cùng những lời di ngôn, dạy bảo của một số người thuộc thế hệ trước cận kề.

Thường thì những điều nhớ trong ký ức này cũng chưa hẳn là xác đúng, đầy đủ cho nên không có giá trị đối với lễ nghi, nhất là các vẫn đề thuộc về tên tuổi cũng như ngày sinh, tử là những dữ kiện cần thiết cho việc khấn vái trong giỗ kỵ ngày xưa.

Cho nên bản Phủ ý không được coi như hoàn toàn chuẩn xác cho thế hệ sau noi theo để cúng quẩy.

Tuy nhiên, việc tưởng nhớ, ghi lại là điều cần thiết trong tinh thần “nhớ ơn Tổ tiên, truy tầm nguồn cội, huyết thống”, nên có còn hơn là không.

Thường bàn Phủ ý này chỉ ghi được có 5 đời, do hàng ông, hàng bác, chú còn sống nhớ lại kể ra. May cho những gia Tộc nào còn tồn tại được năm đời chung sống với nhau (Ngũ đại đồng đường) thì bản Phủ ý có thể được ghi nới rộng lên được 7 đời. Đây là kết quả thật hiếm hoi.

Có thể tạm kết luận ý nghĩa của bản Phủ ý là “một bước tiến chuẩn bị thành lập, mới vừa thành hình theo ý, nhớ của một số người còn sống để làm nền tảng tiếp nối bước tiến hình thành Gia phả, Tộc phả về sau”.

Do cách làm này, ta cũng có thể suy luận.

Xưa kia, khi thành lập Tộc phả, tiền nhân cũng làm theo cách thăm hỏi và ghi lại chớ chẳng phải do chính tay Thủy tổ một Tộc họ làm ra. Việc làm chánh thức đã khởi sự từ một hàng con cháu ý thức nào đó để chuyển tiếp lại cho các thế hệ về sau.

Chính các “Tộc phả” hay “thế phổ” các hoàng triều, tuy có ban Tư văn hay một bộ phận trong hoàng Tộc như Tôn nhân phủ, chuyên trách ghi chép, cũng vẫn khởi sự công việc bằng “Phủ ý”. Đây là căn bản lúc đầu được coi là tạm thời nhưng về sau là nền tảng biên niên cho các nhà viết sử.

 
Vậy thì, nay những gia đình nào muốn lập lại Gia phả cũng phải theo tục lệ và cách làm này. Nghĩa là khởi đầu với bản Phủ ý bằng cách ghi lại những tiết lộ nhớ được của những người còn sống, làm cách sao có càng nhiều càng tốt những sự kiện liên quan tới 4 hoặc 5 đời, rồi sau đó chuyển cho các thế hệ kế tiếp lập thành Gia phả. Việc lập Gia phả cần phải hết sức cẩn trọng, không nên vội vã. Cần sự thu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt. Làm sao để đừng bỏ sót những chi tiết, nhất là những chi tiết thuộc các vấn đề gia lễ và gia huấn là những điều cũng rất thiết yếu cho ngày nay để cải tạo gia phong cho được hoàn mỹ, chững chạc hơn...
 
Tộc phả lịch sử lưu truyền chủng họ.

Tộc phả đương nhiên lưu dấu tiến trình của văn hóa dân tộc. Khởi đầu, Tộc phả viết bằng chữ Hán. Sau đó có thể viết bằng chữ Nôm vào hai thế kỷ 18, 19 và tiếp theo được viết bằng chữ quốc ngữ theo vấn a, b, c ráp nối vào thời kỳ sơ khai đầu thế kỷ 20 cho tới ngày nay. Tộc phả, hay gọ là Tộc phổ, Thế phổ là cuốn sách biên ghi nguồn gốc và sự lưu truyền của cả tộc họ. Tộc phả được giữ gìn tại Tổ Đình hay Tổ miếu, nơi thờ phụng Tổ tông, các bậc tiền nhân của một đại tộc danh vọng.

Tộc phả được người Trưởng Tộc hay người thừa tự giữ gìn cẩn thận, tiếp nối biên ghi những điều cần thiết liên quan tới một số đời người hay tộc họ. Tộc phả luôn được chuyền tay nhau ở dòng chính, những người thừa tự (con trưởng, thừa trọng tôn trọng con gọi là cháu đích tôn) hoặc nói rõ hơn là ở đằng tông. Lẽ dĩ nhiên, theo truyền thống phụ hệ, nền giáo dục lưu truyền, những người vừa kể thuộc nam giới, cùng họ, đứng đầu ngành họ.

Một Tộc phả lâu đời có thể có đến ba mươi thế hệ. Gần đây có một vài sự kiện đáng chú ý.

- Ở Hàn Quốc, có một đại tộc mang họ Lý. Do theo Tộc phả, đây là họ Lý có nguồn gốc từ Việt Nam chớ không phải từ Trung Quốc sang. Cách đây 7 thế kỷ, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 13, hay cuối thế kỷ 12, Hoàng tử Lý Long Tường cùng với gia đình, gia tướng vượt biển thoát khỏi đất nước khi nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý và triệt hạ đẫm máu các tôn thất nhà Lý. Thuyền của Hoàng tử Lý Long Tường đi ngược về phía bắc và trôi giạt vào lãnh thổ của nước Triều Tiên xưa.

Hoàng tử cùng các bộ tướng giúp nước này chống cự lại quân xâm lược Nguyên Mông, sau đó được triều đình nước này cho định cư. Trải qua 700 năm, hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường ở Hàn Quốc có đến trên 200 gia đình, dầu rằng đã trở thành người Hàn Quốc, vẫn nhớ mình có dòng máu Việt Nam. Đã có người trở về thăm quê hương đất Tổ.

- Một số gia đình vọng tộc đã tìm lại được Gia phả, truy ra tộc phả, nhờ đó dẫn dắt nhau tới Tổ đình, Tổ miếu để nhận ra những người cận ruột cùng một huyết thống. Một vài Tổ đình, Tổ miếu từ lâu bị hoang phế nay được trùng tu và tổ chức cúng giỗ. Một số gia đình nhận thức ra tộc họ mình đã có từ lâu đời, được tồn tại với bao nỗi thăng trầm của đất nước, với sự góp công gánh vác trách nhiệm xã hội, giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ, của từng thế hệ hay từng đời nối tiếp.

- Có Tộc phả ghi khởi nguyên từ đời Đinh Lê. Có Tộc phả còn nguyên vẹn nhưng phần lớn đều bị suy suyễn ít nhiều. Tộc phả Vũ Đình lưu truyền được tới 19 đời. Tộc phả Hoàng triều Nguyễn Phước trước đây đã bị thất lạc nay được các thế hệ sau gắng công làm lại, in thành sách để phân phát cho các gia đình thuộc tộc họ. Tộc phả Vũ Đình trong năm 1994 cũng đã được in lại 500 bản để chia cho mỗi gia đình một cuốn.

Tộc phả đương nhiên lưu dấu tiến trình của văn hóa dân tộc. Khởi đầu, Tộc phả viết bằng chữ Hán. Sau đó có thể viết bằng chữ Nôm vào hai thế kỷ 18, 19 và tiếp theo được viết bằng chữ quốc ngữ theo vấn a, b, c ráp nối vào thời kỳ sơ khai đầu thế kỷ 20 cho tới ngày nay.

Việc đọc và ghi lại Tộc phả đã được viết bằng hai hoặc ba thứ chữ viết như vậy cần cẩn thận. Xuyên qua một thời gian dài, giấy bị hư mực, chữ có thể mất nét, mất dấu gây nên tình trạng khó đọc, hiểu sai, nghĩ lầm.
Tốt hơn hết là phải ghi lại, làm lại một cuốn mới. Phải nhờ một người rành chữ Hán – Nôm đọc kỹ và suy luận cẩn trọng.
 
Tinh Thần Hiếu Nghĩa

Chuyện làm lại Gia phả, cũng không phải chỉ để lấy tiếng, làm rồi bỏ xó, mà là để làm chứng liệu nhắc nhở mọi người thuộc hàng con cháu lưu tâm tới các bậc thế thứ trong Tông môn. Tộc họ và gia đình, còn sống cũng như lúc đã mãn phần.

Ngày xưa, người ta coi việc nuôi dưỡng người già yếu và thờ phụng Tổ tiên là quan trọng hàng đầu trong mọi bổn phận làm người. Nói chung một cách nôm na là “việc Hiếu”. Ngày nay, ở một số gia đình, có phần nào lơ đãng.

Việc tái lập Gia phả là hành vi nhắc nhở lại bổn phận tối quan trọng ấy. Việc Hiếu phải được con cháu nghĩ đến hàng ngày chớ không phải đợi đến ngày giỗ mới báo hiếu, qua sự việc cúng kiếng, tiệc tùng rình rang, rườm rà khách khứa để lấy tiếng vinh vang, khoe của giàu có với thiên hạ. Phải chú trọng tới người còn sống. Chăm sóc từng miếng ăn thức uống, sự ấm lạnh và hơn thở nghỉ ngơi. Còn sống mà chẳng cho ăn, đợi đến khi chết rồi có làm lễ tế rình rang, cúng kiếng mâm này, cỗ nọ cũng vô ích. Dân gian có lời cười chê những con cháu rởm đời:

 
“Sống thì con chẳng cho ăn
Chết rồi xôi thịt làm văn tế ruồi”.

Làm người biết cội nguồn, thờ kính Tổ tiên cha mẹ thì phải biết ăn ở có hiếu có nghiã với người trên trước ngay hồi những bậc thượng này còn sống.

Ngoài việc sớm hôm thăm viếng, lo áo quần mặc ấm ngừa lạnh, sắm mền mùng, mua thức ăn, thức uống và thuốc men, còn tưởng nhớ tới ngày sinh của từng người.

Ngày nay, giới trẻ thường ăn mừng sinh nhật của mình. Tại sao lại quên đi, không mừng ngày thượng thọ của các bậc ông bà cha mẹ? Hãy lật Gia phả coi lại tuổi tác từng người được bao nhiêu ngày nào, nếu có quên lãng.

Mừng thượng thọ, hay “ăn khánh thọ” cho ông bà, cha mẹ là tập tục có ý nghĩa của dân tộc ta đã có từ lâu. Thật là quý hóa cho gia đình nào mà con cháu đông vầy hội nhau lại ăn mừng khánh thọ bát hay cửu tuần cho ông bà, cha mẹ, thì gia đình đó có thể đạt được tình trạng “Ngũ đại đồng đường” (Xin đọc tham khảo “NỀN NẾP GIA PHONG và GIA LỄ XƯA và NAY”).

Đây là cách thể hiện tinh thần và hành vi hiếu nghĩa thiết thực nhất. Ăn khách thọ cho người trưởng thượng, con cháu có thể bắt đầu từ lúc người được sáu mươi tuổi gọi là “khánh thọ lục tuần”. Thường người ta làm việc tiệc lớn bởi vì sáu mươi năm là giáp chu kỳ một đời người hay trở lại tuổi khởi đầu theo hệ can chi. Khi bảy mươi tuổi thì ăn mừng thất tuần, tám mươi thì bát tuần, chín mươi là cửu tuần. Những ai được đúng một trăm tuổi thì ăn mừng đại thượng thọ. Đây là hồng phúc của một trăm tuổi thì ăn mừng đại thượng thọ. Đây là hồng phúc của một đại gia tộc. Con cháu được hãnh diện và những sự kiện này được coi là quan trọng nên biên ghi vào Gia phả. Vì rằng không có một danh dự phúc đức nào, căn cứ trên quyền thế hay giàu sang, có thể so sánh nổi được bằng sự thượng thọ của một người hay của nhiều người trong một tông họ hay trong một đại gia đình.

Việc Thờ Phụng Tổ Tiên

Người có tín ngưỡng, đặt niềm tin vào một tôn giáo, có thể không đồng quan điểm với một tôn giáo khác, nhưng vẫn phải đặt lòng tin nơi sự hiện hữu của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình và vẫn phải thờ kính ông bà cha mẹ mình.
 
Thờ ông bà là tập tục ý nghĩa nhất của dân tộc Việt Nam. Thờ ông bà không phải là tôn giáo như có người thường nói là “Đạo thờ ông bà”. Là một đạo giáo thì phải có giáo chủ, có người trung gian hành đạo, thuyết giảng đạo lý là các nhà truyền đạo, tu sĩ và phải có cơ sở hành đạo như chùa chiền, nhà thờ tôn giáo.

Thờ ông bà không có những điều kiện đó mà do lòng tự phát của con người. Thờ ông bà cũng không phải là tín ngưỡng, vì tín ngưỡng thì có thể tin hay không tin trước một thuyết lý tôn giáo. Thờ ông bà không thể không tin mà phải có lòng tin trước những vị có thật ở trước mắt, đã thật sự sống và lưu truyền lại huyết mạch. Ông bà hữu hình chớ không phải vô hình như các đấng thiêng liêng trong các tôn giáo.

Vì thế, thờ ông bà là hành động xác tin nơi những người có thật. Thờ ông bà cón thể hiện quyết tâm của con người về lòng tin nơi Tộc họ.

Do vậy mà bất cứ gia đình Việt Nam nào, cho dầu theo tín ngưỡng tôn giáo nào đi chăng nữa cũng dành riêng một chỗ, cụ thể là bàn thờ, để thờ tông tổ, ông bà cha mẹ mình.

Để giúp cho mọi người trong gia đình nung nấu tấm lòng hiếu nghĩa với các thế hệ qua đời, Gia phả luôn là chứng minh nhắc nhở ngày giờ sống và chết của những thế hệ đó, để con cháu dành những thời gian riêng biệt trong năm cho dầu có bận rộn nhiều việc hay ở xa, để tưởng nhớ và kỷ niệm. Thời gian đó gọi là giỗ kỵ, có làm tiệc với thức ăn trang trọng để cúng kiếng và cũng để cho con cháu quây quần với nhau ăn chung trong tình huyết nhục đậm đà.

Trong dịp giỗ kỵ này, Gia phả được đem ra đọc, như đã từng nói ở đoạn trước. Từ đó, con cháu có thể ôn lại hay mới được học thêm những kinh nghiệm sống do ông bà cha mẹ để lại. Gia phả mặc nhiên tạo thành một lớp học, có buổi học thiêng liêng với những bài học cụ thể, thiết thực nhất, trong một môi trường, không khí ấm cúng, thuận lợi nhất.

Nhờ đó, gia huấn và gia phong có cơ hội tồn tại và phát triển, lan rộng.

Gia phả là gì?

“Phả” còn gọi là phổ do nguồn gốc chữ Hán (theo Từ nguyên tự điển Trung Quốc là bổ, (cũng đọc là Sổ) có nghĩa là “quyển sách hoặc là sổ biên chép có thứ tự”, (theo sự giải thích của nhà làm tự điển Hán – Việt Đào Duy Anh). “Phả” còn có nghĩa là ghi chép vào.
 
Một trong những thứ quý báu nhất mà Tổ Tiên thường hay để lại trong các gia đình vọng tộc, thư hương ngày xưa là Gia phả?

Ngày nay không còn mấy gia đình giữ được vật lưu truyền mang tính thiêng liêng này, cho nên con cháu về sau có tinh thần và đời sống lạc lõng. Đa số các bạn trẻ thời mới bây giờ không hiểu phả là gì.

“Phả” còn gọi là phổ do nguồn gốc chữ Hán (theo Từ nguyên tự điển Trung Quốc là bổ, (cũng đọc là Sổ) có nghĩa là “quyển sách hoặc là sổ biên chép có thứ tự”, (theo sự giải thích của nhà làm tự điển Hán – Việt Đào Duy Anh). “Phả” còn có nghĩa là ghi chép vào.

Đọc lịch sử, thí dụ như cuốn “VIỆT NAM SỬ LƯỢC” của Trần Trọng Kim, người ta thấy có sự lược kê trong phả đồ ghi là “Ghi chép có thứ tự về các đời của họ Nguyễn”, hay là về “đời các Vua Triều Nguyễn”. Chữ “Thế” ở đây có nghĩa là “đời”, đời người thường được quan niệm để làm việc chỉ có ba mươi năm (theo xưa).

Trong thời kỳ văn học nước nhà còn dùng chữ Hán và mọi giao dịch đều dùng Hán tự, “Thế Phổ” được biên ghi nghiêm chỉnh ở Hoàng gia, Quan lại và các Gai đình sĩ phu.

Kể từ thời hậu Lê, chữ Nôm dần dần phát triển, đáng kể nhất là từ thời Nguyễn Tây Sơn, chữ Nôm được áp dụng rộng rãi khắp cả nước, chữ “phả” đã thay thế chữ “phổ”.

Từ “phả” không phải dùng riêng cho người thứ thế của từng đời mà còn dùng cho hai trường hợp:

A. Về người và đời thì cuốn sổ (phả) ghi có những loại:

1. Tộc phả hay Thế phổ (ghi về tông tộc)

2. Gia phả (gia sử, chi nhánh họ)

3. Niên phả (cuốn ghi chép các năm)

4. Phả hệ (cũng như gia phả là cuốn sử của gia đình ghi hệ thống từng đời của gia tộc)

Thông thường, dân gian ta từ xưa quen dùng “gia phả”, tuy nhiên gia phả cũng có nhiều hình thức khác nhau.

1. Các vua chúa thời xưa không dùng chữ “gia phả” mà dùng “đại danh” “Ngọc phả”, hay là “Ngọc điệp”.

2. Các làng xã (căn bản hạ tầng của xã hội) xưa dùng chữ “Thần phả”, hay “Thánh phả” để biên chép cá sự tích của thần thánh.

3. Đối với gia đình đại chúng, đặc biệt là các gia đình có truyền thống nền nếp gia phong còn dùng chữ “Tông phả”, Miền Nam nước ta xưa kia còn biến đổi thành “Tông chi”.

B. Về vật, ẩm thực: cuốn sổ kê cứu biên ghi về các loại kể sau cũng được gọi là phả (vì thực chất “phả” có nghĩa là biên ghi):

1. Chép các món ăn, gọi là Thực phả.

2. Dạy môn đánh cờ, gọi là Kỳ phả.

3. Ghi các âm thanh tiết tấu ca khúc lễ nghi, trình diễn, trưng bày gọi là Lễ phả.

4. Định rõ ký hiệu, phù hiệu (sáng tạo) cho một ca khúc, gọi là Nhạc phả, (Ngày nay, ta thường dùng thuật ngữ “phổ nhạc” để nói tới việc sáng tác, chuyển ghi thơ thành nhạc điệu).

Trong văn học, người ta còn gặp những chữ Phả sử (có nghĩa là ghi chép những sự kiện nhân vật thể chế, thời đại bên cạnh cuốn lịch sử chính thức được công nhận), Phả ký (“Đặng gia phải ký tục biên” của Đặng Ninh Hiên, khoảng năm 1763), Sự tích: (“Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích”), Thực lục (có tính cách xác nhận là nguồn gốc có thực, như Trung Hưng thực lục 1676, của Hồ Sĩ Dương, 1621-1681, Đặng Công Chất 1616?, Thiều Sĩ Lâm 1642, Đại Nam thực lục chính biên, của Trương Minh Giảng, ?-1841…)

Những sách này tuy chỉ đề cập tới lịch sự của một tộc họ, nhưng lại là tộc họ, gia đình lập quốc. Điều cần lưu ý là riêng cuốn Phan gia thực lục (1770) của Phan Huy Cần chú trọng thuật ghi lại những dữ kiện của lịch sử có liên hệ tới gia đình họ Phan Huy.

“Phả” gồm có hai bậc:

- Tộc phả
 
- Gia phả
 
Di Ngôn

Ta không tu hành theo bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào. Ta tu tâm dưỡng tánh. Ta tôn thờ ông bà, cha mẹ vừ do đó luôn kính trọng Tổ tiên nguồn gốc. ta muốn gây ảnh hưởng này tới tất cả con cháu.
 
Gia phả ngày nay, vì lý do cần ích cho giáo dục gia đình, rất cần có phần di ngôn của các bậc tiên nhân. Nếu nhà nào có những “lời để lại” này của các bậc ông cha thì nê chú trọng để vào Gia phả, chỗ thích hợp nhất, có thể kế tiếp theo đoạn nói về “Thân thế, sự nghiệp”.

Thực hiện bằng một trong những cách thức kể sau:

1. Nếu di bút viết bằng chữ Hán Nôm thì diễn dịch, viết lại bằng quốc ngữ ngày nay.

2. Nếu bằng quốc ngữ thì nên giữ lại thủ bút (Chữ viết bằng chính tay người ấy) với một trong hai trường hợp:

a. Cắt “bài viết” (lời để lại) từ tập vở nguyên gốc hay là tờ giấy xưa, dán lại trong cuốn Gia phả.

b. Làm bản chụp sao y (photocopy) dán vào Gia phả để làm mới hơn (giữ được lâu hơn tờ giấy cũ ngày xưa).

Ảnh hưởng của “Di Ngôn” đối với các thế hệ sau rất sâu xa. Các con cháu không những nghĩ ngợi về cung cách ăn ở của đời ông, đời cha mà còn suy định tới tương lại đời sống của chính mình.

Sau đâu là một đoạn trích trong “Di Ngôn” của một cuốn Gia phả được coi là thí dụ điển hình:

“Ta đang hồi bình tĩnh. Tâm hôn thanh thản. Cơn đau bệnh ở thể xác không làm ta bói rối. Trong vũ trụ này, cái gì mở đầu rồi thì có lúc kết thúc. Mọi sự sống có sinh là phải có tử. Ở ta cũng vậy.

Ta không để gì mấy lại cho các con cháu. Vật chất cũng như tinh thần. Đó là định mạng. Nhưng ta tin rằng sẽ để lại cho con cháu một điều hiểu biết, kinh nghiệm trong cuộc sống ở cõi đời này.

Ta thấy rằng cõi đời này rất đáng sống. Tiếc rằng ta không được sống lâu nữa. Đáng sống vì có nhiều điều kiện hữu ích cho ta tu làm người. Ta không tu hành theo bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào. Ta tu tâm dưỡng tánh. Ta tôn thờ ông bà, cha mẹ vừ do đó luôn kính trọng Tổ tiên nguồn gốc. ta muốn gây ảnh hưởng này tới tất cả con cháu.

Nên nhớ rằng, không có nguồn gốc Tổ tiên, không có ông bà, cha mẹ thì không có ta. Vì đó nên luôn phụng dưỡng người sống cúng quẩy người chết.

Vì thế, ta cảm thấy được hạnh phúc, luôn thư thái trong cuộc sống này. Muốn được luôn an tâm, ta nên bằng lòng với cảnh ngộ, không làm bất cứ gì xấu cho bất cứ ai. Sống đời nhẫn nhục và khiêm cung. Rộng lượng với mọi lỗi lầm của kẻ khác. Tha thứ không cố chấp với người gây đau khổ, thiệt hại cho mình. Làm cho mọi người chung quanh mình được hài lòng và đem lại cho tất cả những ai đang sống cùng thời những niềm vui, tin tưởng.

Tất cả là kinh nghiệm đời của ta, để lại cho con cháu. Đó là bài học suốt cả đời người. Bài học đem lại bình an cho tâm hồn mình và hạnh phúc toàn mãn trong cuộc sống”.

Cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh

Gia phả giản đơn và gia phả hoàn chỉnh đều là lịch sử dòng họ, song loại thứ nhất viết đơn giản nhằm chỉ ghi sơ lược phần phả hệ, còn các phần khác rất quan trọng như phả ký, ngoại phả và phụ khảo thì không có, hoặc có thì chỉ ghi một cách đại khái, tóm lược. Gia phả hoàn chỉnh thì ghi kỷ, toàn diện, phản ánh đầy đủ, trung thực thực thể dòng họ.

Cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh

PHẦN MỞ ĐẦU

GIA PHẢ ĐƠN GIẢN CÓ KHÁC VỚI GIA PHẢ HOÀN CHỈNH?
 
        Gia phả giản đơn và gia phả hoàn chỉnh đều là lịch sử dòng họ, song loại thứ nhất viết đơn giản nhằm chỉ ghi sơ lược phần phả hệ, còn các phần khác rất quan trọng như phả ký, ngoại phả và phụ khảo thì không có, hoặc có thì chỉ ghi một cách đại khái, tóm lược. Gia phả hoàn chỉnh thì ghi kỷ, toàn diện, phản ánh đầy đủ, trung thực thực thể dòng họ. 

        Ta biết: Nước có sử, nhà có phả. 

        Lịch sử của đất nước ghi rõ từng thời kỳ với những con người, sự việc của nước nhà; còn gia phả tức sử của một dòng họ thì ghi những việc thuộc dòng họ ấy, bắt đầu từ ông / bà tổ phụ mẫu, người mà những người đang sống biết được, ghi đầy đủ về tổ quán của ông /bà tổ ấy cho đến ngày nay; ghi các thành viên (hậu duệ) của dòng họ, thứ thế (đời), ngày sanh, ngày mất, ghi hành trạng của họ; ghi phả đồ, ngoại phả và phụ khảo. 

        Đất nước trong giai đoạn không có sử gọi là huyền sử. Nhà không có phả gọi là huyền phả, tức tổ tiên, truyền thống dòng họ, con người, sự việc ở đây chỉ dựa vào ký ức và truyền khẩu, do vậy lâu ngày bị mai một. Có gia phả, mọi việc sẽ rõ ràng, chính xác, bền vững, khả năng lưu truyền mạnh mẽ, mau lẹ và đi xa hơn. Người “mất gốc”, không biết mình do ai sinh ra và gốc gác ở đâu, đây là hoàn cảnh đáng thương cô độc và quạnh quẽ. Người có gia phả sẽ tự tin, tự hào về truyền thống tốt đẹp, sáng lạng của dòng họ mình để củng cố niềm tin, vững bước đi lên trong mọi tình huống. 

        “Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng” trong đó bao hàm các dòng họ cũng là những dòng họ có những phẩm chất tốt đẹp; những cá nhân thoái hóa, biến chất, làm sai quấy thuộc về cá biệt. 

        Người Việt Nam ta có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, thực tế dựng gia phả lâu nay, chúng ta đều thấy câu nói trên là đúng! Có gia phả, con cháu sẽ nắm chắc ngày giỗ ông bà, không cưới gả với người trong họ, nắm rõ thứ thế để trong giao tiếp, việc thưa gởi, tôn ti sẽ rõ ràng. 
 
PHẦN HAI

GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ VÀ GIA PHẢ LÀ GÌ?

        Gia đình: 

        Là một thiết chế xã hội gồm những thành viên khác giới thông qua hôn nhân mà có và qua gia đình để thực hiện các chức năng sinh đẻ, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng … 

        Dòng họ là một thiết chế xã hội cổ truyền, gồm nhiều gia đình cùng huyết thống, có từ lâu ở nước ta. Họ của các dân tộc không giống nhau do điều kiện lịch sử, kinh tề, xã hội, tập quán khác nhau. 

        Khi có con cái thì các thành viên liên kết nhau bằng các quan hệ hôn nhân và di truyền, Hôn nhân là ngẫu nhiên, di truyền là tất yếu. Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. 

        Về hôn nhân: 

        Quần hôn (cha mẹ chung) và hôn nhân cá thể. Có gia đình mẫu hệ, gia đình phụ hệ, tiểu gia đình (hai thế hệ) và đại gia đình (ba thế hệ trở lên). Tiểu gia dình vừa là đơn vị kinh tế vừa là tế bào xã hội. 

        Từ khi chuyển qua chế độ phụ quyền có sự bất bình đẳng nam nữ. Xã hội có giai cấp, sự bất bình đẳng nầy càng nặng nề, phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, và yêu cầu phải được giải phóng. Hiện nay có sự quan hệ tình dục không cần hôn nhân, không xây dựng gia đình, nguy cơ đồng tính luyến ái, bịnh AIDS, sinh con theo phương pháp “vô tính”, theo quan điểm chúng tôi, là vi phạm đạo đức. 

        Lành mạnh hóa gia đình gắn với lành mạnh hóa dòng họ, xây dựng gia đình văn hóa gắn với việc xây dựng dòng họ văn hóa. Kế hoạch hóa gia đình là một quốc sách. 

Luât Hôn nhân và Gia đình (1986), luật Dân sự, luật Bảo vệ Trẻ em là những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng gia đình – dòng họ kiểu mới: “Tiến bộ - một vợ một chồng - nam nữ bình đẳng- bảo đảm hạnh phúc con cái”. Ta nêu thêm: “Kính trọng, tôn thờ tổ tiên và tạo phúc lâu dài!” 

Dựng gia phả, phục hồi ngành gia phả là biện pháp tích cực góp phần xây dựng gia đình - dòng họ văn hóa, phải nâng nó lên cho đúng tầm với xã hội ngày nay. 

        Dòng họ: 

        Một ít dân tộc Việt Nam là theo họ mẹ, còn hầu hết theo họ cha. Người cùng một họ, có vị tổ chung gọi là “thần chủ tổ tiên”. Một ít trường hợp là sống tập trung, đa số các gia đình cư trú xen với các gia đình, dòng họ khác trong một xóm ấp. Đây cũng là tổ quán của dòng họ.. 

        Dòng họ không phải là đơn vị kinh tế, tuy nhiên dòng họ có phần ruộng, gọi là ruộng hương hỏa, ruộng ky. Có nơi có nhà thờ họ chung. Người ba đời trong họ không được lấy nhau, (trừ triều Trần có tập tục nội hôn, cho lấy nhau để bảo vệ ngai vàng) 

        Dòng họ có nghĩa vụ đoàn kết, tương trợ nhau và có nghĩa vụ thờ phụng tổ tiên mình. 

        Họ tộc có nhiều Chi, Phái, Tiểu chi, có Trưởng họ. Người con trưởng của Chi trưởng làm trưởng họ, nếu chết, người con trưởng chi kế thay. 

        Mỗi họ có nhà thờ họ, nhà thờ chung gọi là từ đường, nhà thờ tổ. Họ lớn có nhiều chi, mỗi chi có nhà thờ chi. Cũng có nhiều họ không có nhà thờ. Hằng năm có một ngày giỗ tổ, thường gọi là ngày giỗ họ, giỗ tổ... 

        Mỗi họ có hoặc không có gia phả, tộc phả. Hiện nay đang có phong trào rất quí là đi tìm, kết nối nhận họ và dựng phả ở từng dòng họ, chi họ, với mục đích vĩnh tồn tôn thống, giáo dục truyền thống gia đình – dòng họ, Chúng ta kiến nghị với Nhà nước, ngành văn hóa, ủng hộ phong trào nầy một cách tích cực, mạnh mẽ hơn nữa.. 

        Làm gia phả trước hết phải hiểu thấu đáo dòng họ. 

        Các họ ở Việt Nam hiện nay: 

        Chế, Lang, Man, Thiên, Ôn, Ông, Ma…gốc Chăm; Danh, Thạch, Sơn …gốc Campuchia; Duôn, Du, Dham, Nie từ Êdê. Hiện nay ta chưa có thống kê đầy đủ, song có thể nói có trên 300 họ của Việt Nam, hay hơn nữa. 

        Họ Việt Nam có từ thời cổ. 

        Việc đặt tên, chữ lót: 

        - Húy (tên đẻ): tên cha mẹ đặt để ghi vào sổ sách, gia phả, con cái không được gọi. 

        - Thụy (hèm): khi chết do vua đặt hoặc do người trước khi chết dặn đặt. 

        - Hiệu: tên riêng tự chọn. 

        - Tự: tên theo tập quán từng vùng. Tên tước do vua ban.. 

        - Bí danh: do đi kháng chiến đặt. 

        Khái niệm gia phả là gì? 

        Gia phả là quyển sách, quyển tập ghi chép tên tuổi, kỷ sự (tiểu sử thu gọn), ghi ngày sanh, ngày tử, vị trí phần mộ và ngày lập mộ (đã chết)…của từng người trong họ, theo thứ tự các đời. 

        Từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh định nghĩa gia phả là: “Sách ghi thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên”. 

        Gia phả xuất hiện ở phương Đông và phương Tây từ xưa. Trung Quốc: thời Chiến Quốc với quyển “Thế bản”. Thời Ngụy, thời Tần phát triển mạnh. Việt Nam: năm 1026, vua Lý Thái Tổ ra lịnh soạn Ngọc điệp (Phả Vua). Các tư gia, thế gia vọng tộc cũng biên soạn gia phả. 

        Nội dung gia phả gồm có: 

        Chính phả: có phả ký, phả hệ và phả đồ (nội dung nói ở phần sau). 

        Ngoại phả: ghi Nhà thờ Tổ, việc cúng bái, văn khấn, ghi khu mộ, ghi danh sách học vị các thành viên đỗ đạt, ghi tiểu sử một số thành viên nổi bật, ghi quan hệ hôn nhân cưới gả với dòng họ nào…. 

        Phụ khảo: ghi địa chí xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đò…. 

        Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng. Phải công phu, nghiêm túc trong việc dựng phả. Gia phả là tư liệu quí giá cho dòng họ, nhà sử học, dân tộc học. 
 
PHẦN BA

BỐ CỤC HỢP LÝ CỦA BỘ GIA PHẢ
 
        Biên soạn bộ gia phả được chia ra từng bước sau 
 
        ● Cách đặt tựa và cách viết lời tựa: Không nên đặt tựa chữ Hán-Việt, cũng đừng đặt như “Võ tộc thế phả”. Tựa của quyển gia phả gồm hai phần chính: phần trên là tên dòng họ ta đang dựng, phần dưới là địa danh hành chánh đương thời, ghi kỷ từ ấp hoặc thôn, xã, huyện và tỉnh hoặc thành phố. 
 
        Thí dụ:
 
 GIA PHẢ HỌ VÕ 
 
Ấp 1, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, 
 
Thành phố. Hồ Chí Minh
 
        Với tựa trên, người tìm sẽ dễ dàng, không lầm lẫn. Những tên xóm thôn trong quá trình lịch sử đã qua thì sẽ đưa vào phần phả ký. 
 
        ● Bài nói đầu: Phần nhiều do dòng họ viết hoặc ta viết theo sự ủy nhiệm của dòng họ. Bắt đầu nêu mục đích, nguyên nhân, lý do ta làm phả; tiếp theo nêu diễn tiến quá trình thực hiện, cùng ai làm, làm và đạt kết quả các phần theo bố cục ra sao. Nêu ưu khuyết, kêu gọi lớp hậu duệ bổ cập. Lời cảm ơn, ngày tháng viết, và tên họ những người chủ trì. Câu văn cần súc tích, ngắn gọn. 
 
        Phần chính phả: Gồm phả ký, phả hệ và phả đồ.

        Phả ký: Phả ký là lịch sử tổng hợp, toàn diện, chi tiết của dòng họ (thực tế là của một chi họ), viết theo lối viết sử, trong sáng, gãy gọn, dễ hiểu; cần nắm chắc các thuật ngữ chuyên ngành gia phả. 

        Lúc ghi chép cần tôn trọng hệ thống ký ức và truyền miêng của người trong họ. Mỗi họ, khi tiếp xúc sâu sẽ phát hiện được một vài người am hiểu, minh mẫn. Cách hỏi, cách phỏng vấn phải theo trình tự, hệ thống, từng loại việc, từng người. Phải tới từng chi, từng hộ để hỏi, quan sát.

        Hệ thống mồ mả, bài vị, văn bản tương phân ruộng đất, sổ bộ đời, địa bạ, sách “Đăng Khoa Lục”, tự điển Nhân vật, các loại bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận “Mẹ Việt Nam anh hùng”… là nguồn bổ sung quí cho ta. 

        Phả ký là bài văn khó viết nhứt! 

        Bài phả ký phải đạt mục đích, yêu cầu: 

        Phải phản ánh toàn điện lịch sử dòng họ từ khởi thủy đến nay; xác định rõ tính ưu việt của dòng họ, đây là quan điểm đúng đắng và chỉ ra phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa. 

        Do đó, để viết phả ký đầy đủ, cần phải đi thực tế (đi điền dã), trực tiếp khảo sát, sưu tra đầy đủ; liên hệ thật sâu từng thời kỳ lịch sử ứng với tùng đời trong họ; phải quán triệt quan điểm chức năng, nhiệm vụ gia đình xã hội chủ nghĩa, phải vận dụng kiến thức sẵn có; phải nhẫn nại, kiên trì, nghiêm túc, khi chấp bút, sau cùng là giọng văn trong sáng, dễ đọc… 

        Trong trường hợp dòng họ có gia phả gốc, viết bằng chữ Hán chắng hạn, ta dịch ra Quốc ngữ và đưa vào thành một phần của phả ký, sau đó là phần kế tục của các đời tiếp theo.. 

        Nội dung họp lý gổm: Phần trên nêu nội dung, ý nghĩa, sự tác động của gia phả trong đời sống dòng họ; tiếp theo ta nêu sự phát tích dòng họ; vị tổ đời một, vị tổ khai cơ nêu tiểu sử và đây chính là người sản sinh ra dòng họ; tiếp theo nêu vị trí tổ quán với cách thức nêu tuần tự từ địa chí về xóm ấp, địa lý tự nhiên rồi nêu tiếp về lịch sử xóm ấp, lịch sử các dòng họ sống chung; rồi viết về đình, miếu… 

        Đi sâu hơn ta nêu gia đình – dòng họ là nơi “tái sản xuất ra con người”, nơi con cháu hậu duệ các đơời sinh ra, để duy trì dòng giống, nâng cao trí lực, thể lực, đảm bảo tái sản xuất cho lao động xã hội. Ở đây ta có dịp thống kê từng chi đã sanh ra bao nhiêu nam, nữ; đã tổ chức cưới gả bao nhiêu họ khác với hai qui luật cơ bản là hôn nhơn và di truyền.. 

        Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống cho từng gia đình trong họ: Thủơ ban sơ, các vị tiền hiền đến bám đất khai canh, trải qua các đời đã từng đảm đương kinh doanh các nghề ra sao. 

        Chúc năng giáo dục: Giáo dục tri thức, kinh nghiệm, đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách và thẩm mỹ, ý thức cộng đồng. Phương pháp giáo dục đa dạng, chủ yếu là nêu gương,, thuyết phục, lấy gia phong, gia đạo để giáo dục, tự giáo dục. Ta chú ý chủ thể là các bậc ông bà, cha mẹ 

        Chức năng thỏa mản nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm: Ở đây, những vấn đề về giới tính, về giới, về thế hệ, những sự mệt mõi trong lao động, những căng thẳng trong chiến đấu, những niềm vui cẩn sẻ chia. Gia đình – dòng họ là nơi có vai trò giải quyết, bằng vị thế hoặc ông bà, hoặc cha mẹ, hoặc anh chị, trong đó cần chú ý vai trò những bà mẹ. 

        Nhìn qua tổng thể dòng họ, chúng ta phải mô tả cho được vai trò của dòng họ trong lịch sử ở các khía cạnh: qua hôn nhân và di truyền đã sản sinh ra đời kế tiếp nối dõi tông đường, là dòng họ với truyền thống lao động, sản xuất, bám đất giữ làng, xây dựng sự nghiệp, là dòng họ yêu nước, yêu quê hương, là dòng họ với truyền thống văn hóa. 

Tính chất, đặc điểm ưu việt của dòng họ: Đây là sự đánh gia khái quát những tính chất ưu việt các mặt đã nêu. Phải quan sát, khái quát một cách sắc bén, nêu đúng bản chất dòng họ. Có thể suy nghĩ và nêu sau cùng sau khi đã chiêm nhiệm dòng họ. Những nhược đểm, khiếm khuyết ta vẫn có thể nêu để rút kinh nghiệm trong họ, hoặc là chưa nêu chứ nguyên tắc không được làm sai lệch lịch sử dòng họ. 

        Sau cùng là nêu phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa với những tiêu chí của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra và truyền thống dòng họ Việt Nam đã xây dựng. “Dân giàu nước mạnh – Dòng họ trường tồn – Gia đình phúc đức” là mục tiêu tồn tại của dòng họ. Gia đình Việt Nam, trên cơ sở “quan hệ bình đẳng – thương yêu – có trách nhiệm – cùng chia sẻ công việc”: 

        ● Phương pháp viết bài phả ký: 

        Sưu tầm tài liệu bắt đầu bằng một chuyến đi điền dã. Đây là công việc vất vả, phải đi xa và đi nhiều nơi trong dòng họ để hỏi, phỏng vấn, lấy thông tin trong các bậc lão thành hoặc người am hiểu trong họ về tiểu sử ông bà tổ, về nhà thờ tổ; khảo sát mồ mả, tìm hiểu di chúc, giấy tờ đất đai hương hỏa; quan sát địa lý xóm ấp, đình chùa, miếu mạo… 

        Phỏng vấn phải khéo léo, với hình thức linh hoạt vì hỏi không khéo người ta không nói, hỏi dồn dập người lớn tuổi bối rối quên mất. Có khi phải đi lại nhiều lần, vì không gặp đối tượng. Nói chung là phải kiên trì… 

        Sau chuyến đi điền dã, ta phải vào kho lưu trữ quốc gia, thư viên hoặc sở địa chính, tư pháp, công an…để có thêm tư liệu về đất đai, nhân thân, di chúc, hộ tịch. 

        ● Tổng hợp và xử lý tư liệu, hoàn tất bài phả ký: 

        Sắp xếp tư liệu theo thứ tự thời gian và theo từng loại. Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để sử dụng thông tin chính xác nhất. Cần giải quyết những mâu thuẫn trong lời kể. 

        Bắt đầu công việc chấp bút. Trước tiên ta lập đề cương, dàn bài chi tiết (như trên), rồi dùng thể văn trần thuật, tường thuật, miêu tả, phân tích và phải cân nhắc xoáy vào trọng tâm, không để lạc đề, không cương điệu, ca ngợi quá sự thật; tôn trọng tính khoa học nhưng không đi sâu nghiên cứu làm bài viết khô khan, ngán đọc 

        Các mặt tích cực và nhược điểm của gia đình phải được tôn trọng, chưa nói chứ không được nói khác đi. Với bài phả ký đòi hỏi trình độ hiểu biết về lịch sử, địa lý, dân tộc học của người đi dựng phả. 

        ● Cách thực hiện phả hệ và phả đồ: 

        Phả hệ là một nội dung chính của bộ gia phả, được sắp xếp sau phần phả ký, trong đó ghi tất cả bà con dòng họ (nội) của gia phả tùy theo thực tế tìm hiểu về trực hệ và bàng hệ dòng họ. Tôn trọng nguyên tắc “đích thứ – trên dưới”. Trình bày theo chiều ngang, chiều dọc hoặc kết hợp chiều ngang và chiều dọc. Ở mỗi chiều, chi trưởng, đời thứ nhứt, con cả ghi trước, chi kế, đời kế, con kế ghi sau cho tới đời hiện nay. Cũng giống như việc ghi chép lịch sử, phả hệ phải trung thực, khách quan, toàn diện gồm khung tên họ, kỷ sự (tiểu sử) và các con. 

        - Phương pháp theo chiều ngang: Là trình bày cá nhân thành viên dòng họ theo từng đời, hết đời 1 sang đời 2, đời 3, cho đến đời hiện tại. Ưu điểm của phương pháp là giúp ta định vị được cá nhân thành viên trong dòng họ thuộc đời nào một cách dễ dàng để từ đó nhận ra vai vế của từng người. Tuy nhiên gia phả với qui mô lớn, phương pháp nầy khó theo dõi để nắm chi tiết từng chi, nhánh, hệ nào đó của gia phả.. Vì vậy, phương pháp nầy chỉ phù hợp với gia phả có qui mô nhỏ (ít đời, tổ đời 1 sinh ít con) 

        - Phương pháp theo chiều dọc: Là phương pháp trình bày một cá nhân thành viên và tiếp theo đó là con cái trực hệ của họ. Thí dụ ông A có 3 con là B1, B2và B3, về B1 ông nầy có có con là C1, C2 và C3, kế tiếp ghi về ông C1 có các con là D1, D2, D3…cho đến cuối. Phương pháp nầy có hiệu quả khi cá nhân từng đời ít con cái (cá nhân đông con, phương pháp nầy sẽ tạo ra manh múng). 

        - Phương pháp tổng hợp: Kết hợp cách trình bảy ngang và dọc. Đây là sự cắt dọc phả hệ ra thành từng phần nhỏ, ở phần nhỏ ta trình bày chúng theo chiều ngang. Những gia phả qui mô lớn, bố cục nội dung theo từng cụm, rất dễ theo dõi. 

        Có thể đưa ra mẫu cấu trúc cơ bản của phả hệ, mẫu nầy áp dụng cho cả ba phương pháp (xem mẫu trình bày sau). Cấu trúc mẫu nầy tuần tự như sau: tiêu đề phụ là dòng chữ ĐỜI I (hoặc II, III); tiêu đề chính là dòng chữ: CÁC CON ÔNG….VÀ BÀ…. 

        Tiếp theo là những người con của ông bà như đã nêu ở tiêu đề chính, mỗi người được đặt trong khung hình chữ nhật (là độc thân), hoặc trong hình chữ nhật được ngăn làm hai (là người có gia đình). 

        Theo qui định, ở phía tay trái là ô để ghi người con của ông bà đó (là người của dòng họ và ở phía tay phải để ghi vợ hoặc chồng của người có tên ở ô tay trái. 

        Nội dung trong từng ô nầy với những loại thông tin giống nhau, mỗi thông tin được ghi một dòng gồm: họ và tên, năm sanh và năm mất (nếu đã qua đời), ngày giỗ (tất cả lấy ngày âm lịch), mộ (với người qua đời). Ví dụ: 
 
2. NGUYỄN VĂN TÂM
(1920-1985)
Giỗ: 25-8 Âm lịch
Mộ: Xã An Nhơn
 
TRẦN THỊ BÍCH
(1923-1988)
Giỗ: 16-2 Âm lịch
Mộ: Xã An Nhơn
 
 
(Trường hợp có nhiều vợ hoặc chồng thì trình bày tiếp xuống dưới cho cân đối) 

        Nội dung tiếp theo sau, bên dưới vuông chữ nhật nêu trên, gọi là kỷ sự. Đó là những thông tin về các thành viên nói trên và con cái của họ. Tùy đặc điểm hành trạng cá nhân, có thể chỉ năm ba dòng. Cũng có thể nhiều hơn, nhưng không nên biến nó thành một tiểu sử nhân vật, hay một bản lý lịch dài. 

        Những thông tin tối thiểu dành cho cá nhân nầy: ngày tháng năm sinh,, quê quán, tên thường gọi, bí danh, bút danh nếu có. Tóm tắt lịch sử bản thân. Nếu qua đời, cần nêu lý do qua đời, mộ chôn ở đâu, ngày giỗ, người lo giỗ và những chi tiết khác như tuổi ta (âm lịch), sự khác nhau giữa ngày, tháng năm sinh thật so với giấy tờ hộ tịch, quá trình di dời, chuyển đổi mộ phần. 

        Cuối cùng là kể tên những người con, nếu con của những người nầy có những người con thuộc đời hiện tại (hoặc thuộc đời cháu ngoại cuối cùng mà gia phả đề cập) thì có thể nói gộp phần kỷ sự của họ và kể tên những người con của họ trong phần nầy

        ● Phương pháp tiến hành: Đi điền dã. 

        Đặc điểm là đa số các dòng họ không có gia phả cổ (gia phả gốc), lần đầu xây dựng bộ gia phả, những thông tin cho nội dung phả hệ, chủ yếu dựa vào ký ức và thực trạng, người sống và mồ mả. Vì vậy, công tác điền dã rất quan trọng, gần như là công việc chủ yếu của người thực hiện gia phả. 

        Qui trình rất đa dạng, phong phú với những bài học kinh nghiệm. Lời khuyên: cố gắng ghi kỷ một lượt để khỏi đi lại rất phiền. 

        Các hình thức thu thập thông tin khác: có hai hình thức chủ yếu là mẫu khảo sát phả hệ và việc tra cứu các thông tin cần thiết. 

        ● Các loại Phả đồ 

        Phả đồ có thể vẽ theo bốn dạng khác nhau: Sơ đồ, Vòng tròn đồng tâm, Cây phả đồ và dạng các đường kẻ dọc. Phả đồ chỉ ghi tên những cá nhân là nội tộc, nói cách khác, đó là những người có thiên chức duy trì nòi giống của dòng họ mình, vì vậy trong phả đồ không ghi tên những đứa con của các con gái. Đây không phải quan điểm trọng nam khinh nữ, mà những người con của các con gái mang họ của chồng đã thuộc dòng họ khác rồi. Như thế, phả đồ không phải là bảng tóm tắt phả hệ. 

        Thông thường, một gia phả chỉ có một phả hệ, trong những trường hợp đặc biệt, dí dụ gia phả quá nhiều đời, không thể thể hiện trong một bản vẽ, ngươi ta phải chia ra vẽ từng chi một, mỗi chi một phả đồ. Cũng có trường hợp gia đình chỉ cần phả đồ của một vài thế hệ nào đó, ta cũng vẽ được, song đó là ngoại lệ. 

        Các loại phả đồ: Loại sơ đồ đạt chuẩn trình bày bằng máy vi tính không phải ai cũng thực hiên được. Ở đây chỉ giới thiệu phương pháp vẽ một sơ đồ đạt yêu cầu nội dung bằng cách vẽ trên giấy. Sơ đồ cũng tính từ trái sang phải để về thứ, từ trên xuống dưới chỉ về đời (thế hệ). 

        Ba loại Phả đồ sau xin xem phần các bài mẫu 

        ● Ngoại phả: Các phần trên đã nêu là chính phả. Phần tiếp sau đây là ngoại phả. Theo Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, ngoại phả là “phần phụ của gia phả, gồm có nhà thờ, kỵ điền v..v.”. Theo ý của định nghĩa trên, ta có thể thêm vào các phần như hành trạng của những người nổi bậc, bản đồ khu mộ, danh sách những người đổ đạt, quan hệ cưới gả với các họ..v.v. 

        ● Phụ khảo: Việc giỗ chạp là tập tục tốt, kỷ niệm ngày mất của người thân, có các lễ thức, có văn khấn, có thể làm đơn giản hoặc bề thế nhân có yêu cầu sum họp, quyết định điều quan trọng. Tất cả cần sự nghiêm túc, nhắc lai lịch hành trạng người mình cúng để con cháu nhớ. Nội dung văn khấn do người lớn trong nhà thực hiện, với nhang đèn đàng hoàng, nội dung chủ yếu là cầu mong người chết và tổ tiên phù hộ cho con cháu “bình yên vô sự, tai qua nạn khỏi, làm ăn sung túc…” 

        Trước hết khảo về địa chí xóm ấp từ ngày xưa cho đến hiện nay, khảo về nghề truyền thống, mô tả những công trình kiến trúc tiêu biểu như đình, miếu, chợ…

Lập dàn bài cho một bộ gia phả: 

        Trước khi dựng bộ gia phả, ta lập dàn bài chi tiết, cấu trúc hợp lý, phù hợp với qui mô, đặc điểm dòng họ. 

        Phần trên đoạn: Nói mục đích, yêu cầu, vai trò, vị trí của phả trong dòng họ và trong xã hội: +Nuớc có sử nhà có phả, giúp cho con cháu biết rõ lịch sử dòng họ, tự hào truyền thống cha ông, sống xứng đáng với tổ tiên. Cụ thể giúp cho việc quan hệ thưa gởi đúng, ghi nhớ ngày giỗ, cưới hỏi không vi phạm…. 

        Nội dung: 

1. Phả ký: 

    1. Tổ phụ và tổ quán: 

    + Vị tổ đầu tiên: tiểu sử vị Tổ, lai lịch, hành trạng (Nếu có gia phả cổ thì địch ra chữ Quốc ngữ rồi ghi vào) - Bà tổ: tiểu sử của bà. 

    + Tổ quán: Ở đây ta viết về địa lý lịch sử xóm ấp, nơi vị tổ đầu tiên tới khai cơ lập nghiệp, trước tiên nêu tên gọi các giai đoạn lịch sử, ranh giới hành chánh, địa lý sông ngòi, đường sá, chợ, đình chùa. Các dòng họ sống cộng cư. Địa điểm dòng họ mình đang sống, nhà thờ họ, khu mộ. 

    + Vẽ bản đồ xóm ấp (theo http://WIKIMAPIA.ORG

    + Các thế hệ: Theo qui luật hôn nhân, ông tổ sinh ra các chi, phái, hệ số lượng là bao nhiêu, đến nay là mấy đời, tổng số con cháu, hậu duệ, đã cưới, gả với bao nhiêu họ khác. 

    + Truyền thống lao động, sản xuất: xác định nghề nghiêp chính nhự nghề nông chẳng hạn: ai, đời nào có tay nghề truyền thống, mô tả chúng; ai kinh doanh buôn bán, ai viên chức. 

    + Truyền thống văn hóa: Tín ngưỡng tôn giáo, truyền thống thờ cúng ông bà, chăm lo tạo phúc đuức cho con cháu, lo mồ mả, nhà thờ họ, gia phả 

    + Truyền thống yêu nước: bám đất giữ làng, đi bộ đội, hoạt động cách mạng, các cá nhân tiêu biểu 

    + Truyền thống xây dựng tổ ấm gia đình 

    2. Đặc điểm tính chất dòng họ và phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa: Nêu khái quát những ưu điểm của dòng hô vê lao động sản xuất, về văn hóa, về lòng yêu nước va đề ra những điều cơ bản để xạy dững gia đình văn hóa ngày nay. 

2. Phả hệ 

    + Đời thứ …..Con của ông…..và bà…. 

    + Khung tên họ: Khung gồm tên chồng và vợ 1, vợ 2. Ghi tên họ, dong kế ghi năm sanh – măm mất theo âm lịch, dòng kế ghi gày giỗ, dòng cuối chi mộ chôn. 

    Ghi tiều sử hai vị. 

    Ghi các con theo thứ tự con trưởng, thứ hai, ba đến hết. 

    Chú ý cách ghi ngang hay ghi dọc phải nhất quán từ đầu. 

3. Phả đồ: 

    Phả đồ từng chi và tổng phả đô theo mẫu thường dùng 

4. Ngoại phả 

    + Mô tả các lễ cúng chính và văn khấn. Mô tả nhà thà thờ họ và Hội đồng gia tộc, nếu có. 

    + Mô tả các khu mộ: ghi vi trí và ten người theo mộ bia. 

    + Danh sách người có học vị. 

    + Biểu ghi quan hệ cưới gả. 

    + Danh sách ngày giỗ+ 

    + Tiểu sử nhân vật tiêu biểu. 

5. Phụ khảo: 

    + Địa chí xóm ấp 

    + Đình làng 

    + Ngành nghề truyền thống 
 
 
 
 
 
Lưu Quang Bình (St)


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)