Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. NGỌC PHẢ; TỘC PHẢ; PHẢ ĐỒ .
Đăng ngày 6/11/2012
E-mail     Bản in

DỰNG PHẢ, MỘT DỊCH VỤ HẤP DẪN
Từ năm 1992, đến nay được 17 năm, thoạt đầu với danh xưng là “nhóm gia phả” mà bây giờ là trung tâm gia phả, ra đời. Ba vị: GS Mạc Đường, nhà nghiên cứu gia phả Dã Lan Nguyễn Đức Dụ và nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, chịu đứng làm ban cố vấn, đã cho ý kiến thấu đáo, chính xác về đường hướng và phương pháp dựng phả.
 
 
 
 
Cây gia phả của dòng họ nhạc sĩ J. S. Bach
Khởi sự là khó khăn, xác định mục tiêu, xem như cương lĩnh của nhóm đúng, cấu trúc, bố cục bộ gia phả đúng, cách viết phả ký là phức tạp, phả hệ dựng ngang hay dựng dọc, ngoại phả và phụ khảo phân định như thế nào… là những vấn đề tiên quyết cho các bước về sau.

Đi vào thực hiện, cách đi vào dân, thực tế ở các dòng họ, cách tiếp cận, bắt mối với những người am hiểu trong họ, cách hỏi – phỏng vấn và ghi chép, chụp ảnh, tiếp nhận tư liệu, vừa là kỹ năng, vừa là nghệ thuật, ghi như thế nào chi tiết, đầy đủ, không phải đi lại một vòng nữa. Các chuyên viên đi làm, phải vận dụng rất nhiều năng lực, họ phải vào các kho lưu trữ, thư viện để có thêm những tư liệu. Các bộ sách hoặc tài liệu lưu trữ như địa bạ, sổ bộ đời, các lần di dân trong lịch sử, là những tài liệu quý giá.

Đã dựng 90 bộ gia phả

Trong 17 năm, trung tâm dựng tổng cộng 90 bộ gia phả cho các chi họ, phần lớn là ở phía Nam, cũng có những bộ ở miền Trung và miền Bắc. Đây là những tác phẩm với kỳ công của nó. Trường hợp đi xa như khi phải thực hiện bộ gia phả Phạm Duy ở Quảng Ngãi, ở đây mới có thể ghi nhận và phản ánh đuợc tổ quán, mồ mả, nhà thờ họ, bến sông, đường làng, đình, miếu, chợ một cách giản đơn… Việc bắt được nhịp sống, cách sống của dòng họ và các dòng họ cùng sống chung từ xưa tới nay là phải kiên trì. Làm sử cho dòng họ là phải tới tận quê (tổ quán) của dòng họ đó, phải quan sát, phân tích, tổng hợp, ghi chép, đúc kết và nâng lên theo một giọng văn gãy gọn, chững chạc, đầy đủ, luôn là ước muốn của chúng ta.

Trung tâm gia phả đã có một đội ngũ làm công việc dựng phả, đến nay xem là có tay nghề tương đối vững vàng, tự dựng một bộ gia phả hoàn chỉnh, với tư cách là nhà nghiên cứu trung thực, khách quan, tận tuỵ vì công việc, với các bạn trẻ cùng có mặt, tuy nhiên trung tâm vẫn thấy là cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa, nhứt là về phẩm chất của người nghiên cứu.

Lập chi hội Nghiên cứu và thực hành gia phả và hồi ký

Trung tâm hình thành hai tổ chức song hành: một, chi hội Nghiên cứu và thực hành gia phả và hồi ký, là những người có đủ năng lực và chấp nhận hội Nghiên cứu khoa học lịch sử thành phố, thì được trung tâm giới thiệu tham gia vào hội; hai, trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả và hồi ký, là toàn bộ những thành viên của trung tâm hiện nay, họ hoạt động với sự thỉnh mời vào trung tâm và hoạt động theo cơ chế nhận việc, báo cáo kết quả công việc cụ thể để nhận xét, đánh giá con người.

Nói chung, chất luợng bộ gia phải là khởi sắc hẳn lên, từ các phần trong mỗi đoạn, như phần về đặc điểm tính chất ưu việt mỗi dòng họ, phương hướng xây dựng dòng họ văn hoá (trong phần phả ký), xuất phát từ quan điểm nhận định, với tính khái quát rất cao: “dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” do Bác Hồ đã chỉ ra, thì mỗi dòng họ ở đấy có những đặc điểm ưu việt nào; về hành trạng, công tích của những thành viên trong gia phả, thí dụ chúng ta đã biết chắc cụ Nguyễn Văn Ruộng, người làm thuỷ lợi, sử dụng xáng thổi để làm kinh An Hạ, Củ Chi, cách đây 100 năm… Hai loại hình tổ chức nêu trên, gắn liền nhau, tức là thế và lực bổ sung cho nhau, tính uyển chuyển và tính chặt chẽ đều phát huy tác dụng.
 
VÕ NGỌC AN (Theo Sài Gòn Tiếp thị)