Ξ|Ξ   HỌ LƯU ĐỊA PHƯƠNG ::. MIỀN TRUNG ::. Nghệ An.
Đăng ngày 4/2/2012
E-mail     Bản in

Họ Lưu ở Thanh Tường,Thanh Chương,Nghệ An
"CÂY PHẢI CÓ GỐC, NƯỚC PHẢI CÓ NGUỒN, NGƯỜI PHẢI CÓ GIÒNG TỘC", ĐÓ LÀ MỘT TIÊN ĐỀ VỀ XÃ HỘI HỌC BẤT DI BẤT DỊCH - "TA LÀ CON CỦA CHA MẸ - CHA MẸ LÀ CON CỦA ÔNG BÀ"... CỨ THẾ VÀ CỨ THẾ XÂU CHUỖI TÌM VỀ TẬN GỐC, ĐƯƠNG NHIÊN TA TÌM RA ĐƯỢC MỘT ĐƯỜNG GIÂY, GỌI LÀ MỘT PHẢ HỆ CÓ MỐI LIÊN HỆ MÁU THỊT, CHẰNG CHỊT MẬT THIẾT, GẮN BÓ KHÔNG THỂ THIẾU, KHÔNG THỂ ĐỨT RỜI. NẾU ĐỨT HÀ TẤT KHÔNG CÓ TA BÂY GIỜ . ĐẤY LÀ TIÊN TỐ LÀ NÒI GIỐNG LÀ DÒNG TỘC .
 
Đất nước Việt Nam có 4000 ngàn năm lịch sử,là dân Việt Nam hà tất cũng có một chiều dài như thế thậm chỉ còn dài hơn,vì con người đi mở nước. 

Nòi giống dân Việt chúng ta từ xa xưa là một, tất cả chúng ta cùng một bào thai. Bác đã gọi chúng ta là đồng bào đó sao (Tuyên ngôn độc lập 2/9/ 1945) đúng vậy. Nhưng bây giờ qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử, sự thống trị, đô hộ hàng trăm năm của ngoại bang hà tất sự phân hóa, sự khác nhau, chia cắt đứt đoạn mất gốc là điều không tránh khỏi,thêm giống mới dòng họ mới là lẽ đương nhiên. 

Cuộc sống được sinh tồn và ngày càng phát triển là nhờ có sự chấp nhận, trên cơ sở nhường nhịn, đoàn kết thương yêu nhau, giúp nhau, chia sẻ, cùng nhau chung sức để chống chọi với sự khắc khắc nghiệt của thiên nhiên, cho nên sinh ra bầy đàn, từ bầy đàn sinh ra dòng giống chủng loại.
 
Thời nguyên thủy xa xưa con người chúng ta là vậy. Bới có bầy đàn cuộc sống mới hiếu nhau hơn chấp nhận nhau hơn sẵn sàng cảm thông chia sẻ, có cái gì đó rất riêng cho mỗi bầy đàn, dòng giống. Ngày nay, con người văn minh hơn nhận thức tốt hơn, sống với nhau bất cứ đâu thì vẫn là người với con người, nhưng chúng ta không thể không nhớ chúng ta sinh ra phải có họ, nòi giống nào mang bản sắc riêng, cái quy ước riêng của nòi giống đó,uống nước nhớ nguồn là bản chất của con người mà. Nên chúng ta không ai là không nhớ về cội nguồn và đó là niềm tự hào của chúng ta của dân tộc. Ai có họ lớn càng tự hào hơn vinh hạnh hơn. Có tổ có tiên thì mới có ta bây giờ, cho nên cảm ơn tiên tổ thờ phụng cha mẹ ông bà là điều tất yếu.
 
Nhưng chúng ta muốn biết tổ tiên dòng giống của ta xuất xứ từ đâu,từ khi nào,nguồn gốc ra sao,thì chúng ta phải ghi chép, thống kê lại.Chính vì vậy mỗi dòng họ cần phải có Gia Phả của họ và cũng chính vì thế mỗi một dòng họ nên sưu tầm, ghi chép, xác minh những dấu tích của lịch sử theo thứ tự niên biểu của từng Nhánh, từng Chi trong một dòng họ cùng chung một Thủy Tổ để lưu truyền mãi cho đời sau. 

Theo cùng lịch sử của đất nước Tổ Tiên của giòng họ Lưu tộc đại tôn ước tính đến nay khoảng trên hàng ngàn năm. Theo dấu tích và di chỉ để lại sau Công nguyên. Cuộc sống nghèo khó cảnh bần hàn vẫn chưa thoát đối với đất nước Việt Nam sau bao nhiêu năm bị ngoại xâm dày xéo, Đảng Cộng sản Việt nam lúc bấy giờ đang buổi ban đầu lo lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm, do vậy nhân dân đói rách lầm than, dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. mà dòng tộc họ Lưu cũng không ngoại lệ. Nhưng con cháu họ Lưu vẫn dòng nối dòng,phát triển cùng chiều dài năm tháng. Khắp đất nước Việt Nam vùng nào cũng có con cháu dòng Lưu tộc đại tôn sinh sống. 

Tại nhà thờ tổ trên đất Thanh Tường, huyện Thanh Chương , tỉnh Nghệ An con cháu họ Lưu vẫn thờ Cụ Tổ cách đây đã hơn 15 đời. Lưu truyền và trong phả ký có để lại rằng Cụ là con thứ trong một gia đình nông dân chài ( gọi là vạn chài), như bao gia đình khác của dân làng chài Việt nam ngày ấy, chẳng lấy gì để gọi là cơm no áo ấm, lại đông con, cho nên Cụ Tổ đã theo gia đình kiếm sống bằng cách mò tôm, bắt cua, đánh cá cùng gia đình dọc con sông Lam chảy qua trên đất Nghệ An. cho đến khi lớn lên rồi đến lúc cũng phải lấy vợ và lập gia đình, lúc đó hoàn cảnh lại càng thêm khó khăn, con thuyền lênh đênh trên sông không lớn lên được cùng với những con người trong đó và cũng từ đó Cụ phải tách ra rời gia đình cùng vợ lập thân trên mảnh đất bây giờ gọi là Thanh Tường.
 
Cũng từ đấy sinh con đẻ cái nối dòng nối dõi cho đến bây giờ đã là đời thứ 15 Kể từ khi Cụ đóng đô lại trên mảnh đất này. Cho đến nay các con các cháu của Cụ Tổ người ở lại quê làm ruộng, người đi làm ăn xa có những người vào tận trong Nam, Cũng có người ra tận đảo xa, cho đến bây giờ đâu đâu cũng có con cháu của Cụ. Có nhiều người đã có công lớn như phò vua giúp nước chông ngoại xâm, ngày nay có nhiều người theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc, có người đã vì tổ quốc vì nòi giống và dòng tộc nên không bao giờ trở lại. Nhớ ngày giỗ Cụ tổ (18 tháng giêng) nơi mảnh đất mà Cụ đã đóng đô, con cháu có điều kiện thời gian đều tụ hội về thắp lên nén nhang dâng đĩa trầu nhớ ngày ra đi của Cụ khi Cụ về với cõi vĩnh hằng. 

Việc lập lại Phả Hệ là việc làm hết sức cần thiết, mục đích là thắt chắt tình huyết thống giữa các Chi để cùng nhau giữ gìn những gì còn lại của TỔ TIÊN. Nhưng đây là một công việc hết sức phức tạp và tốn thời gian. Vì là không thể tìm lại hết những bà con trong các chi, có một số chi không biết có còn lại hậu duệ hay không ? Hoặc một số Chi không nhớ, hoặc vì không muốn nhớ về quá khứ, hoặc vì có những rạn nứt trong anh em khó hàn gắn.
 
Có nhiều Chi lập Phả riêng, nhưng chỉ rời rạc khó nối kết, những tài liệu khác về DÒNG HỌ LƯU TỘC ĐẠI TÔN qua thời gian dài đã mất gần hết, Hơn nữa chúng ta chưa quan tâm đúng mức, để những người có tâm huyết cùng khả năng lập chung một cuốn Phả của DÒNG HỌ. Tuy khó khăn và phức tạp như thế, nhưng mong muốn của người làm Phả cũng thiết tha cộng tác với những ai quan tâm đến việc hệ trọng này. Đồng thời cũng là điều mong muốn sau cùng của người viết là mong sao cuốn Phả này đến tay bà con, anh em, ai nhớ nên bổ sung những phần thiếu ngoài ‎ý muốn của tác giả, đến ban soạn thảo gia phả DÒNG HỌ, để nơi đây góp những tư liệu ghi tiếp vào cuốn Phả cho được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. 

Là một DÒNG HỌ lớn của VIỆT NAM , cộng thêm vào đấy vì tiếng tăm của dòng họ, chúng ta nên có bổn phận và trách nhiệm làm cho con cháu hiểu rõ mà giữ lấy nề nếp, gia phong. để văn hóa gia đình và dòng họ ngày một văn minh hơn,có bản sắc dân tộc hơn. 

CÁC NGÀY LỄ TẾT CỦA DÒNG HỌ 
Giỗ Cụ Tổ cách 12 đời : 18 tháng giêng,Âm lịch
Giỗ Can 1 cách 4 đời 
Giỗ Can 2 cách 8 đời 
Giỗ ông cách 12 đời - 
- Ngày tế xuân mười tám tháng giêng,Âm lịch
- Ngày tế thu: rằm tháng bảy,Âm lịch
- Ngày hội mả: mười sáu tháng giêng,Âm lịch 


Mọi sự thay đổi, chỉnh sửa yêu cầu liên hệ với người quản lý gia phả: 
- LƯU VĂN HAI 
- Địa chỉ: 58 Đào Tấn - Quang Trung - Thành phố Vinh - Nghệ An 
- Điện thoại: 0913 228 301 - 038 823 434 - 038 846 047 
- Email: hailv@vdc.com.vn - hailvvdc@yahoo.com - luuhai1952@yahoo.de 



Lưu Văn Hai


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)