Ξ|Ξ   VĂN HÓA ::. Xã hội.
Đăng ngày 4/12/2012
E-mail     Bản in

Hội thảo quốc tế Truyền thông đại chúng với biến đổi khí hậu tại tiểu vùng sông Mekong : thực tế hay hư cấu
Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với viện Friedrich Ebert Stiftung (FES, Đức) tổ chức trong hai ngày 29, 30/11/2012 tại Học viện. Tham dự có nhiều đại biểu quốc tế đến từ Trung Quốc, Lào, Campuchia, đại diện của một số cơ quan lãnh đạo, quản lý nhà nước liên quan, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Học viện, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan báo chí trong cả nước.

Hội thảo quốc tế

Đoàn chủ tịch Hội thảo gồm có: PGS.TS Trương Ngọc Nam – Giám đốc Học viện, ông Erwin Schweisshelm – Trưởng Đại diện viện Fes tại Việt Nam, PGS.TS Phạm Huy Kỳ - Phó Giám đốc Học viện và TS. Lưu Hồng Minh – Trưởng Khoa Xã hội học.

Đến dự Hội thảo, về phía khách quốc tế còn có ông Vilaythong – Giám đốc Viện Thông tin – Văn hóa Lào, bà Chen Xi – Đại học Truyền thông Trung Quốc, ông Ban Thero – Đại học Mekong Campuchia, các cán bộ nghiên cứu và cán bộ dự án viện FES. Khách mời trong nước có đại diện Vụ Hợp tác quốc tế Học viện CT-HCQG, Vụ Báo chí – Xuất bản Ban Tuyên Giáo Trung Ương, đại biểu đến từ Viện nghiên cứu quyền con người, Tổng cục Tài Nguyên môi trường – Bộ Tài Nguyên môi trường, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Phòng quản lý công nghệ và môi trường – Tổng cục hậu cần kỹ thuật – Bộ Công an và đại diện các báo Thanh Niên, Hệ thời sự - chính trị tổng hợp VOV1… Về phía Học viện có PGS.TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc, PGS.TS Nguyễn Vũ Tiến – Phó Giám đốc, các lãnh đạo các đơn vị liên quan, cùng đông đảo sinh viên.

PGS.TS Trương Ngọc Nam trình bày báo cáo đề dẫn

Hội thảo gồm 4 phiên giải quyết 4 vấn đề chính: thứ nhất, vấn đề phân tích truyền thông về biến đổi khí hậu (BĐKH), thứ hai: góc nhìn quốc tế về BĐKH, thứ 3: truyền thông thực tế về BĐKH nhìn từ góc tiếp cận của các tổ chức phi chính phủ và các dự án hợp tác, thứ 4: truyền thông thực tế về BĐKH nhìn từ góc tiếp cận của các nhà báo trong việc đưa tin về BĐKH. Từ thực tế truyền thông đại chúng về vấn dề BĐKH từ báo cáo của các đại biểu, hội thảo đi sâu vào xác định rõ nhiệm vụ của truyền thông liên quan đến BĐKH và trao đổi kinh nghiệm nghiệm nghiên cứu, kinh nghiệm thực hiện truyền thông về vấn đề này.

BĐKH có ảnh hưởng toàn cầu, là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Rất nhiều các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến kinh tế - xã hội, các ngành, các đối tượng đang được thực hiện tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam – đây cũng là nhiệm vụ quan trọng. 1/6 diện tích đất đai và 1/3 dân số nước ta bị ảnh hưởng bởi BĐKH, đặc biệt là vùng ven biển và các đô thị.

 Ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện viện FES - đối tác hợp tác nghiên cứu lâu năm của Học viện,  phát biểu trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thực hiện nghiên cứu truyền thông về BĐKH và đào tạo nhà báo có kiến thức sâu về vấn đề này.

Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/12/2008 là định hướng và chiến lược cơ bản quốc gia để ứng phó với BĐKH. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của chương trình là công tác truyền thông với sứ mệnh nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của công chúng nhằm ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là các phương tiện truyền thông ngày càng đưa nhiều tin bài về những rủi ro của BĐKH, nhưng hầu như không truyền tải cho người dân những thông tin về cách thức xử lý, ứng xử thực tế.

Sau khi lắng nghe báo cáo đề dẫn và tham luận “Áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học trong nghiên cứu truyền thông” của TS. Lưu Hồng Minh, báo cáo của nhóm nghiên cứu đề tài “Thực trạng đưa tin bài trên các báo in, báo điện tử của Việt Nam về chủ đề biến đổi khí hậu” của cán bộ sinh viên khoa Xã hội học thực hiện, hội thảo đã thảo luận, góp ý sôi nổi về nhiều vấn đề trọng tâm của hội thảo.

 

TS. Lưu Hồng Minh trình bày tham luận chia sẻ các hình thức áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học trọng trong nghiên cứu truyền thông

Trong đó đáng chú ý, các đại biểu thống nhất rằng để truyền thông về BĐKH, bản thân các nhà báo, nhà truyền thông phải nắm chắc kiến thức về vấn đề này. Trong phương pháp truyền thông, các nhà truyền thông cần chú ý đưa ra cả các thực trạng về BĐKH đáp ứng nâng cao nhận thức của công chúng, mặt khác  tránh sa đà vò lượng hóa các mất mát, thiệt hại với những con số vô cảm mà cần đưa ra những câu chuyện về BĐKH để nhằm tiến đến thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của công chúng. Ngoài ra, bên cạnh các loại hình báo chí, truyền thông chính thống, cần chú ý đẩy mạnh khai thác hiệu quả truyền thông xã hội.

Mục tiêu là làm sao để không chỉ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của công chúng, mà với mục đích cao hơn là để các nước nhỏ nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH có tiếng nói trong diễn đàn về BĐKH quốc tế.

Một giải pháp quan trọng mà các đại biểu đưa ra trong tình hình hiện nay là xây dựng mối quan hẹ hai chiều giữa nhà báo với các hội, các tổ chức phi chính phủ liên quan để nâng hiệu quả truyền thông lên cao nhất, đưa những thông tin hấp dẫn, bằng các hình thức hiệu quả nhất đến với công chúng.

 

 

Theo Bích Ngọc Học viện Báo chí & Tuyên truyền