Ξ|Ξ   HỌ LƯU ĐỊA PHƯƠNG ::. MIỀN TRUNG ::. Nghệ An.
Đăng ngày 4/1/2013
E-mail     Bản in

Lưu Tộc Tường Lai - Phả ký (Trích dẫn)
Tôi là Lưu Xuân Hà - Hậu duệ của Lưu Tộc - Tường Lai, xã Phú Thành, Yên Thành, Nghệ An.
Tôi xin đưa một vài trích dẫn trong cuốn Lưu Tộc - Tường Lai - Phả ký. Mong rằng con cháu hậu duệ tham khảo để biết rõ hơn về Họ Tộc của mình!
Nhà thờ lớn Họ Lưu Tường Lai
“…
Họ có phả cũng như nước có sử vậy.
Không lâu nữa dòng Họ Lưu sẽ lập dựng thành công tập “Lưu Gia Chính Phả”, đáp ứng nguyện vọng của con cháu hậu duệ

Kể từ Thủy tổ  Đắc - Thành, Lưu tộc Tường Lai đã có 12 đời con cháu hậu duệ trải qua gần 350 năm..
Biết bao biến cố thăng trầm, từ Bản Phú - Ý Lưu Gia, đã được con cháu lập thành Gia phả và đã được tục biên nhiều lần, nay con cháu hậu duệ vẫn lưu dữ gần như đang nguyên bản.
Ông Lưu Đức Quyền, ông Lưu Đức Ngợi đang lưu giữ được mỗi ông một cuốn gia phả Lưu Tộc bằng Hán tự của cố Lưu Đức Tưu.
Ông Lưu Xuân Siêu đang lưu giữ được cuốn gia phả Lưu Tộc bằng Hán tự của cố Lưu Xuân Chớu.
Ông Lưu Xuân Khâm đang lưu giữ được cuốn gia phả Lưu Tộc bằng Hán tự của cố Lưu Xuân Ngự.
Ông Lưu Xuân Long đang lưu giữ được cuốn gia phả Lưu Tộc bằng Hán tự của cố Lưu Xuân Vị.
Ông Lưu Xuân Minh, đang lưu giữ cuốn Hán tự Lưu Tộc của cố Lưu Xuân Thông.
Phần sơ đồ gia phả dòng họ Lưu Tường Lai, từ lâu con cháu hậu duệ được sự hướng dẫn của bậc cao niên đã dựng thành công sơ đồ có khoa học. Gần đây ông Lưu Xuân Long, ông Lưu Đức Ngợi đã hoàn chỉnh lại sơ đồ gia phả họ Lưu Tường Lai có độ tin cậy cao.
Ông Lưu Xuân Tân cùng ông Lưu Đức Ngợi đã dựng lập thành công sổ Hương Ẩm của Lưu Tộc Tường Lai đến đời thứ 12.
 
Tuy vậy các cuốn phả cũ bằng Hán tự mà tổ tiên lưu truyền lại nay gần như đã nhàu nát.
Hán tự ghi chép gia phả thường ngắn gọn, súc tích khó diễn giãi…
Nếu không được tục biên, Hán tự không được hóa Việt, gia phả không được chắp nối thêm “cành cội”… thì gia phả cũ chỉ còn lại là “cái gốc cái rễ”.
 
Nay được các bậc cao niên và con cháu hậu duệ động viên khích lệ, giúp đỡ. Hậu duệ tôi xin mạnh dạn biên dịch cuốn gia phả Hán tự mà con cháu hậu duệ Lưu Tộc đang lưu giữ, tham khảo thêm tư liệu từ Lưu Tộc Phú Hậu, Lưu Tộc Hải Thanh… đồng thời chắp nối thêm phần hậu duệ tiêu biểu, tôi cũng mạnh dạn viết thêm phần “Phân tích những nội dung cần quan tâm” trong bút tích gia phả để các bậc cao niên và con cháu tham khảo.
Cuốn gia phả tục biên lần này được gọi là “Lưu Tộc Tường Lai phả ký”.
 
Trong lúc sưu tầm, biên dịch, chắc chắn còn nhiều sai sót, mong được các bậc cao niên và con cháu nội ngoại đóng góp, bổ sung để cuốn “Lưu Tộc Tường Lai phả ký” dần được hoàn thiện.
 
Gia phả của một dòng họ là “Gia bảo”, vậy nên mong được con cháu hậu duệ gìn giữ cuốn Lưu Tộc Tường Lai phả ký với tính tinh thần trách nhiệm cao nhất.
     
Hậu Duệ Tôn Lưu Xuân Đáo.
 
Trưởng ban Nghi lễ Lưu Tộc Tường Lai.
(Nguyên sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên cán bộ tổ chức ngân hàng nhà nước tỉnh Nghệ Tĩnh. Hưu trí)
 
Biên dịch năm Mậu Tý (2008).
…”
 
“…
II. NHÀ THỜ TỔ
Khoảng Gia Long tứ niên (năm Ất Sửu 1805) hậu duệ đời thứ 5, đời thứ 6 đã xây dựng Nhà thờ Tổ Lưu Tộc Tường Lai trên phần đất do Thuỷ Tổ để lại, thuộc địa phận xóm Đông thôn Tường Lai.
Nhà thờ tổ tựa lưng vào cồn Trang chòi, mặt tiền hướng đông, trông ra Biển Đông.
Đến đời thứ 7, đời thứ 8, con cháu Lưu Tộc phát triển nhanh, vào ngày dỗ Tổ, ngày rằm, ngày tết, nhà thờ quá chật chội…
Thế nhưng mãi đến những năm 1942, 1943 các bậc cao niên mới huy động được con cháu, trong đó cố Máy (Lưu Xuân Vị), cố Khánh (Lưu Xuân Trứ) đã đứng ra chủ trì và tự tay xung công cho Họ, xây dựng thêm 3 gian hạ điện.
Khoảng trước năm 1978, chính quyền địa phương cho dãn dân, mở đường cái lớn giữa thôn, nhiều gia đình được chuyển cư lên Cồn Chèo, sang Cồn Diệc… Nhà thờ Họ Lưu được nhận thêm đất, khuôn viên Nhà Thờ  được mở rộng. Các gia đình cư dân sống xung quanh Nhà Thờ Tổ Họ Lưu đều được nâng cấp, đắp thêm nền nhà, nâng cao thêm đường đi, cồn Trang chòi xưa (Tường Lai) trở nên bình địa. Con cháu Họ Lưu cũng đã nâng cao thêm nền Nhà Thờ Tổ, đảo lại ngói vài lần. Tuy vậy khu vực Nhà Thờ Tổ vẫn không cải thiện được mấy. Về mùa mưa, nước đọng đầy sân, quanh năm Nhà thờ ẩm mốc, phía trước sân Nhà thờ bị ô nhiễm, uế tạp. Con cháu hậu duệ Lưu Tộc Tường Lai vẫn biết rằng, với thế tựa lưng vào thôn (Cồn Trang chòi cũ), Nhà thờ Tổ Họ Lưu bền vững đã gần 200 năm, con cháu ngày càng thịnh vượng. Tuy nhiên, cứ đến ngày dỗ Tổ, ngày rằm, ngày tết… con cháu vẫn cảm thấy có lỗi với tổ tiên. Có lần ông Lưu Ngàn Sơn và một số dân Họ đã đề xuất xoay hướng Nhà Thờ, song chưa lấy được đa số chấp thuận.
          Đầu xuân Đinh Hợi (2007), ban chỉ đạo Họ lâm thời gồm ông Lưu Đức Quyền - Trưởng Tộc cùng ông Lưu Đức Ngợi và các bậc cao niên đã đứng ra xin Tiên Tổ và Tổ chức trưng cầu, kết quả đại đa số dân Họ tán đồng quay hướng nâng cấp Nhà Thờ Tổ.
Ban kiến thiết được thành lâp:
-                     Ông Lưu Xuân Tân : Trưởng ban
-                     Ông Lưu Đức Oanh : Kế toán
-                     Ông Lưu Xuân Mại : Thủ quỹ
-                     Ông Lưu Đức Dũng : Kỹ thuật
                                     (Và các uỷ viên khác.)
Công trình được khởi công và hoàn thành trong tháng 2/2007 (Đinh Hợi). Giá trị đầu tư vào công trình xây dựng Nhà Thờ lần này là 84 triệu đồng (con cháu đóng góp tiền và công lao động)
          Khu đất nền Nhà Thờ được tôn cao thêm 1.5 m, đắp bằng sỏi đá núi, mặt trước Nhà Thờ hướng ra đường cái lớn của Thôn Tường Lai, con đường này là đường xuyên qua thôn theo hướng Bắc Nam, song song với đường Huyện lộ 533.
          Nhà Thờ vẫn giữ nguyên khung cũ, gỗ Đinh hương, lợp ngói âm dương… nay kích cao, sơn lại cột, kèo, nền Nhà Thờ được ghép gạch nâu loại tốt…

Thượng điện: Lúc mới xây, Nhà Thờ bằng gỗ, lợp tranh. Bàn thờ dòng giữa đặt Linh vị trong cộ khảm thờ Ông Bà Thuỷ Tổ Đắc Thành.
Khoảng chục năm sau, Nhà thờ được nâng cấp lợp ngói âm dương. Con cháu hậu duệ đã mua sắm Bộ Long Cung (Trong Long Cung đặt Long Ngai), đặt dòng giữa thờ Ông Bà Thuỷ Tổ Đắc Thành.
          Sau khi Lưu Tộc Tường Lai tìm được Lưu Tộc Phú Hậu và Lưu Tộc Hải Thanh, Lưu Tộc Tường Lai đã rước Côn Sơn Kim Đức Thánh Nương từ Nhà thờ Lưu Tộc Hải Thanh về thờ dòng bên trái, Linh vị Ngài được đặt trong Long cung mới mua sắm.
          Vào khoảng năm 1943, cố Lưu Xuân Vị đã cung phụng bộ Long cung đặt dòng bên phải thờ “Tả chiêu hữu mục”
-               Mặt trước 3 gian thượng điện đặt 3 hương án (2 chiếc hương án do con cháu đã mua từ trước, riêng hương án đang đặt ở gian giữa là 3 anh em Lưu Xuân Bình, Lưu Xuân Minh và Lưu Xuân Tiến cung phụng).
-               Phía trên mặt trước 3 gian treo 3 bức cửa vọng dệt thêu (Bức cửa vọng treo gian giữa do Lưu Xuân Tiến - con trai Lưu Đức Quyền cung phụng, 1 bức do 2 anh em Lưu Xuân Long và Lưu Xuân Thái cung phụng, 1 bức do 3 anh em Bình, Minh, Tiến cung phụng)
-               Một số đồ thờ khác:
-               Một chuông đồng nhỏ đặt dòng bên trái, do Lưu Xuân Dung và Lưu Xuân Kỷ - con Lưu Xuân Diến cung phụng
-               Hai cột bóng trước thượng điện là câu đối:
“Cương thường trụ chỉ Thiên niên tại
Tổ khảo tinh thần ức tái như”

Hạ điện: Hạ điện đang dùng vào việc hành lễ.
-               Gian giữ hạ điện treo bức đại tự bằng gỗ, chạm khắc 3 chữ “ĐỨC MINH VIỄN” do Lưu Đức Vân - con trai Lưu Đức Lâm cung phụng năm Canh Thìn (2000).
Tạm dịch nội dung đại tự như sau: Công đức Tiên Tổ soi sáng và vang xa.
…”

Và đây là file với nội dung đầy đủ: Bấm vào đây (Bạn phải có tài khoản Gmail)

Hoặc theo đường dẫn sau: Bấm vào đây
Tìm hiểu thêm ở bài viết: Họ Lưu, Tường Lai, Phú Thành, Yên Thành, Nghệ An
Lưu Xuân Hà


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)