Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. LƯU TỘC VIỆT NAM.
Đăng ngày 29/1/2013
E-mail     Bản in

DANH SÁCH CÁC DÒNG HỌ LƯU - VIỆT NAM
(LUUTOC.VN) - Giới thiệu sơ bộ các dòng họ Lưu Việt Nam hiện đang sinh sống trên mọi miền Đất Nước. Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam rất ước mong những vị Trưởng của các Tộc, Chi, Phái, Ngành, Nhánh và thành viên của những dòng họ Lưu ở các địa phương gửi thêm thông tin giới thiệu về lịch sử dòng họ của mình để chúng tôi thống kê cập nhập bổ sung đầy đủ hơn, ngõ hầu tạo thêm nhiều thông tin dữ liệu cho bà con Họ Lưu chúng ta tìm hiểu về Cội nguồn và kết nối thêm mối thâm tình huyết thống dòng họ Tổ tiên Lưu Tộc Việt Nam của chúng ta. Thông tin dòng họ xin gửi về: thanh.luu@lhp.vn hoặc banlienlac@luutoc.vn; và Copy Gia phả gửi về Lưu Văn Thành, 68 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội; ĐT: 090 340 2636

DÒNG HỌ LƯU - VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
 
1. Đạo sĩ họ Lưu ( ? - 258 TCN) 
 
Nước Văn Lang, trong sự tích trầu cau thời Hùng Vương, con gái đạo sĩ họ Lưu lấy người anh (hai em trai sinh đôi), con của quan lang họ Cao đều là học trò của Lưu đạo sĩ.
 
2. Họ Lưu từ Đông Hán, Trung Quốc (114 - ?)
 
Lưu Tạo do Hán Kiến Khang cử sang làm Thứ sử Cửu Chân (vùng Thanh Hóa và Nghệ An)...
 
3. Họ Lưu ở Hoa Lư, Ninh Bình (898 - ?)
 
Cư trú tại Bồ Bát, Bạch Liên, Yên Mô, Ninh Bình có 2 Cụ Tổ : Lưu Hỷ (chưa rõ năm sinh & thân thế) và Thái sư Lưu Cơ.
 
Riêng nhân vật lịch sử là Lưu Cơ, (sinh ngày 03/01/924 – 997), là 01 trong 04 vị khai quốc công thần Nhà Đinh, là Thái sư Đô hộ phủ Đại La nhà Tiền Lê; Người có công tu sửa Thành Đại La (971-1010) từ An Nam đô hộ phủ của Nhà Đường (hướng Bắc) trở thành Tòa thành Đại Cồ Việt (cải tạo xoay cổng thành chính là hướng Nam) và bàn giao thành Đại La cho Lý Thái Tổ vào năm 1010. Ông mất năm 73 tuổi, Đền thờ Ông được nhân dân lập tại làng Đại Từ, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
 
Theo: Đình phả Thái sư Lưu Cơ hiện còn lưu giữ tại Đền thờ làng Đại Từ, xã Đại Đồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
 
4. Họ Lưu ở Lưu Xá (Lưu Gia), huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng -"thôn Lưu Gia thuộc Hải Ấp" (làng Lưu Xá, xã Tân Canh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay) (?~939)
 
Có : Cụ Thái bảo Lưu Ngữ và 3 người con của Ông là : Thái Phó Lưu Khánh Đàm; Thái Phó Lưu Khánh Điều (Lưu Ba) và Lưu Lương
 
  • Đất Lưu Xá (Ngự Thiên) là đất được phân phong cho Lưu Ngữ, là dòng cự tộc, gốc Ái Châu (Hưng Hóa, Thanh Hóa), là công thần mở vương triều Nhà Lý. Lưu Ngữ theo Lê Hoàn giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân; sau lại phù Lê tướng quân đánh quân Hầu Nhân Bảo ở ải Chi Lăng. Khi Lê Hoàn lên ngôi, Lưu Ngữ giữ chức Đô Hỏa đầu (quan võ trong triều) và được ban lộc điền ở huyện Ngự Thiên, phủ Thái Bình. Cụ đưa vợ và thân thích từ quê Hưng Hóa ra lập nên ấp Lưu Xá.
 
Ông sinh 3 con trai ở Lưu Xá; Lưu Khánh Đàm làm đến Thái Úy (Tể tướng); Lưu Khánh Điều làm đến Thái Phó (Phó Tể tướng); và Lưu Lương giúp dân trị thủy sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa. Lưu Khánh ĐàmLưu Khánh Điều cùng hai em nuôi Kỳ Công và Huy Công là đại tướng triều Lý, đều được phong là đại vương được thờ tại đền Lưu Xá.
 
Cụm di tích tâm linh Lưu Xá ngoài Đền thờ còn có Đình thờ Thành hoàng Lưu Ngữ, có chùa Báo Quốc (do vua Lý Thánh Tông ban tên năm 1005).

- Đời vua Lý Cao Tông (1173-1210), Lưu Xá có Lưu Thiệu là gia thần.
 
Cuối triều Lý ở Lưu Xá có Lưu Thiệu, Lưu Vũ Nhĩ ghi trong sử sách. Tiếp theo thời Lê Sơ họ Lưu từ Triệu Tổ Lưu Ngữ nối đời có các bậc khoa bảng như Lưu Diễn (1232), Lưu Miễn (1239), Lưu Thúc Kiệm (1400), Lưu Thúc Ngạn (1463), Lưu Hy (1478), Lưu Hưng Hiếu (1481)...
 
 Tiến sỹ Lưu Đức An (1490-1562) có lẽ là con cháu dòng họ Lưu phủ Thái Bình (sau đổi thành phủ Tiên Hưng); đời Lê Cung Hoàn (1522-1527) còn có người họ Lưu làm đến Gián nghị đại phu; đến nay tuy không có người họ Lưu ở Lưu Xá, nhưng nhân dân địa phương vẫn giữ tên làng, thuần phong mỹ tục cổ xưa.

-  Đất Lưu Xá là nơi gặp gở của Thái tử triều Lý và Trần Thị Dung - mở ra kỷ nguyên mới cho nhà Trần (1226-1400). Lưu Xá được ghi dấu ấn của 2 vua Trần (Thánh Tông, Nhân Tông), Thượng Tướng Trần Quang Khải (với bài thơ "Lưu Gia Độ" đã tạ ơn tứ thần Đại vương ở đền Lưu Xá đã giúp vận chuyển lương thảo và vũ khí kịp ra trận đánh thắng quân Nguyên), được vua Lê Hiến Tông đến thăm viếng (13/04/1501) đền chùa, lăng mộ và cho tạc bia đá ghi dấu ấn v.v.
 
Theo: - Ngọc phả tại Đền "Nhị vị Lưu Đại vương", ở thôn Lưu Xá, xã Canh Tân, Hưng Hà,Thái Bình.
          - Gia phả họ Lưu ở Tường Lai, Yên Thành, Nghệ An

5.Họ Lưu ở làng An Bài, xã An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình 
 
Có nguồn gốc tại Cao Bằng; Lưu Hữu Dũng (1250) thuộc đội quân Thánh Dực, đã tham gia kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ nhất (1258).
 
Đời thứ 16 năm 1600 (thời Lê trung hưng) Cụ Lưu Vĩnh Tân (làm Tả Thừa Tướng) đi tìm dòng họ nhưng không thấy nên viết gia phả, suy tôn Đời thứ 2 - Lưu Quang SùngLưu Vĩnh Thái là Thủy Tổ; con cháu lưu truyền đến nay là đời thứ 33.
 
Theo: Gia phả họ Lưu tại làng An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình
 
6. Họ Lưu ở Thuận Thành, Bắc Ninh
 

Làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)
 
- Lưu Thúc Kiệm, sinh 1373 mất 08/12/1434. Cụ đỗ Đệ nhất Thái học sinh (Trạng nguyên) khoa thi Thánh Nguyên 1 năm 1400 (đời Hồ Quí Ly), cùng khoa với đệ nhị Thái học có Nguyễn Trãi, Vũ Mộng Nguyên, Lý Tử Trần; làm quan đến Trực Hàn lâm Đại học sĩ. Khi nhà Hồ bị diệt vong cụ về ẩn ở Thanh Hóa, sau về quê xã Trạm L, huyện Gia Định, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.
 
- Đời thứ 2: Lưu Thúc Khiêm sinh 1403; Khi tướng quân Lưu Nhân Chú tiến quân ra Khoái Châu (Bắc Giang) đánh quân Minh, Cụ đi theo và lập nhiều chiến công… làm đến chức Đại quan triều Lê Thánh Tông, 1451 được ban họ Vua là Lê Khiêm.

- Đời thứ 3: Lưu Thắng An sinh 1468 là con của em ruột Lưu Thúc Kiệm, năm 1493 đỗ Đệ Tam Tiến sỹ (đời Lê Thánh Tông), làm quan đến Đô cấp sự trung.

- Đời thứ 4: Lưu Doãn Trung, sinh 1501 đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ năm 1526, làm quan đến chức Thị Lang.

- Họ Lưu ở Thuận An, xã Trạm Lỗ đã đi khắp mọi nơi như Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Lâm Đồng, Bình Định, TP Hồ Chí Minh...sau khi quan Thị Lang Lưu Doãn Trung không chịu làm quan cho nhà Mạc.
 
Ông Lưu Xuân Thanh là hậu duệ Đời thứ 16 của Sơ Tổ Lưu Thúc Kiệm đang sinh sống ở Quy Nhơn cho biết hiện nay chỉ có một người anh em sống ở gần quê - thị trấn Hồ (làng tranh Đông Hồ)
 
7. Họ Lưu tại xã Thuận Thượng, huyện Đại Từ, phủ Thái Nguyên (xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hiện nay)
 
Có : 1 Cụ Tổ : - Lưu Trung

 - Lưu Trung ( ? - 1459) người Thuận Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên. Năm 1416 Ông cùng họp mặt với Lê Lợi và một số nhân vật tham gia Hội thề Lũng Nhai. Ông được giữ chức Thứ thử (một chức tướng trong quân đội). Ông chỉ huy nhiều trận đánh và dành thắng lợi vẻ vang, năm 1428 Vua Lê Thái Tổ định công ban thưởng cho các công thần khai quốc, Lưu Trung được gia phong chức lớn, và ban cho 100 mẫu ruộng ở các nơi. Lưu Trung mất  năm Diên Ninh thứ 6 (1459), Ông là niềm tự hào của người dân Thái Nguyên.                      
 
- Lưu Nhân Chú ( ? - 1433) con của Cụ Tổ Lưu Trung, sinh ra và lớn lên trong một gia đình hào phú ở xã Thuận Thượng (nay là xã Văn Yên, Đại Từ, Thái Nguyên). Năm 1416, cha con Ông Lưu Nhân Chú cùng với Lê Lợi và các hào kiệt, tham gia Hội thề Lũng Nhai, dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh. Ông được phong là Tướng Quốc, nhưng về sau bị Lê Sát ghen ghét giết hại Ông vào năm 1433; mãi năm 1484 vua Lê Thánh Tông truy tặng Lưu Nhân Chú là Thái phó Vinh quốc công.

8. Họ Lưu làng Vũ Nghị, huyện Thần Khê, phủ Tân Hưng ( thôn Vũ Nghị, xã Thái An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ngày nay)
 
- TS. Lưu Đức An (1490-1562) Sinh ra và lớn lên cuối thời Lê sơ (1420-1527) có nhiều loạn lạc, 30 tuổi lấy vợ và nương nhờ nhạc phụ ở Thanh Lan, trước lúc Mạc Đăng Dung lên ngôi. Được bên vợ động viên, ông miệt mài nghiên sách và thi đỗ đồng Tiến sỹ (năm 1538). Ông đã từng là Giám sát ngự sử trong cung để can gíán vua, rồi giữ chức Tả Lang Đạo Kinh Bắc cai quản Bắc Ninh, Bắc Giang; Hiến Sát sứ trấn Vĩnh Định (Nghệ An); Thanh hình Hiến sát sứ Lạng Sơn (vùng biên giới); và được nhà Mạc phong hàm Tự Khanh, bậc Khanh hầu.
 
Ông mất ngày 12/01/1562 hưởng thọ 72 tuổi. Nhân dân tôn thờ Ông là Á Thần, phối thờ với Thành hoàng Lâm Giang Tự tại làng Vũ Nghị. Ân đức của TS. Lưu Đức An có ảnh hưởng lan tỏa đến họ Lưu trong nhữnng nơi Ông cai quản, Ông đã làm rạng rỡ dòng tộc họ Lưu ở Thái Bình, tôn vinh cho Tổ là Tham chính Lưu Dẫn.Từ đường Tiến sỹ Lưu Đức An đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, lăng mộ của Ông được tu bổ thường xuyên.
 
- TS. Lưu Đức An khi vào trấn hiệp Nghệ An đã lập ra dòng họ Lưu tại xã Tư Trì, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Theo bề dày lịch sử dòng họ Lưu ở đây đã tách thành hai chi: một ở tại xã Tự Trì trước kia (nay là xã Hùng Tiến, huyện nam Đàn, tỉnh Nghệ An) và một Chi định cư tại xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
 
Theo : Hồ sơ Di tích TS. Lưu Đức An (Bảo tàng tỉnh Thái Bình)
 
9. Họ LƯU QUANG xã Nam Xá,huyện Nam Trực,TP Nam Định
Vào khoảng thời kỳ triều đình Hậu Lê (1428-1527) Đức Thủy Tổ của dòng họ Lưu Quang (Nam Xá, Nam Trực, Nam Định) là Đức LƯU QUẬN TRI chức vụ triều chính: Tổng Minh Đô, Đô Thái Giám, Giám Quân cùng Bà TỪ KHÔNG và con trai là Đức LƯU PHÚC THIÊN từ phía Bắc đến sinh cơ lập nghiệp tại xóm Thiệm, làng Đỗ Xá (tức xã Nam Xá, huyện Nam Trực, TP Nam Định ngày nay)
 
Đức Cao Cao Cao LƯU PHÚC THIÊN và Bà TỪ NHÂN (Đời thứ 2) sinh hạ được 3 người con: 2 nam và 1 nữ là Lưu Khang Chính (Cành Trưởng) Lưu Phúc Vy (Cành thứ) và Lưu Thị Quế Hoa, dòng tộc Lưu Quang (Nam Xá, Nam Trực, Nam Định) gọi là Đức Bà Cao Cao Tổ Cô, chỉ sống trên trần gian khoảng 5 tuổi thì từ trần. Sau khi mất, Bà hiển thánh và đã linh hiển phò hộ dân chúng được mùa màng, tai qua nạn khỏi, linh ứng khắp nơi, nên được tôn kính và truyền tụng trong khắp nhân gian.
 
Đến năm Khải Định thứ 9 ngày 25/7/Giáp Tý (25/08/1924) Hoàng Đế Khải Định xét thấy công đức của Bà, nên có ban chiếu chỉ sắc phong cho Bà là: "Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Lưu Quế Hoa Công Chúa Thượng Đẳng Thần" Hiện nay, Phủ Thiên Tiên Cung thờ phụng Bà tại Nam Xá, Nam Trực, TP Nam Định và sắc Vua ban vẫn còn con cháu hậu duệ tiếp tục phụng sự và lưu giữ tôn thờ.

Dòng họ Lưu ở Nam Xá, NamTrực, Nam Định từ Đức Thủy Tổ LƯU QUẬN TRI đến năm 2012 đã có 18 đời  gồm: 2 Chi lớn trực thuộc là Lưu Quang và Lưu Văn, hiện con cháu nội, ngoại, dâu, rễ, cháu, chắt, chít... có gần 1000 thành viên, phần đông đang sinh sống tại xã Nam Xá, huyện Nam Trực, TP Nam Định là chính. Ngoài ra, còn có nhiều con cháu các Chi, Phái thuộc dòng tộc đang cư trú khắp nơi trong cả nước và hải ngoại.

Theo : Tộc phả Lưu Quang xã Nam Xá, huyện Nam Trực, Tp Nam Định

 
10. Họ LƯU VĂN (Lưu Quan) ở Hạ Trạch,Bố Trạch,Quảng Bình
Sơ lược trên 540 năm lịch sử hình thành và phát triển : Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) sau khi đánh tan quân Minh ở phía Bắc và quân Chiêm Thành ở phía Nam đã ra lời kêu gọi: “Chúng ta phải giữ gìn đất đai của tổ tiên; đừng để cho ai lấy đi một phân núi, một tấc sông”. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, hàng nghìn binh sĩ, hàng ngàn dân chúng từ các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vượt đèo Ngang đi vào phía Nam để khai khẩn vùng đất rộng lớn của dân tộc Việt nhằm vừa bảo vệ bờ cõi, biên cương của đất Việt; vừa khai phá đất đai để sản xuất lương thực, dự trữ quân lương, rèn luyện binh sĩ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc đất Việt.
 
Bởi vì khi đó ở phía Bắc, mặc dù quân Minh đã bị đánh tan tác, nhưng dã tâm xâm chiếm đất Việt của chúng vẫn còn; còn ở phía Nam, dù quân Chiêm Thành đã phải dâng 3 châu Bố Chính, Mê Linh, Tân Bình cho Đại Việt nhưng vẫn mưu mô liên kết với vua Thái Lan, vua Lào tấn công ra Bắc mưu đồ dành lại đất 3 châu đó.
 
Trong đoàn quân di cư vào Nam đó có các ông :
 
- Ông Lưu Văn Tiên : Đại tướng quân, Chánh nhất phẩm, Dực bảo trung hưng, Linh phù chi thần thời Lê Mạc (1470)
- Nguyễn Khai :          Đại tướng quân
- Lê Quang Lữ :         Triệu phong Lê Quý Công
 
        Ba ông đã dừng chân trên vùng đất phía Nam sông Gianh để lập làng khai canh. Vùng đất này có địa thế là trước mặt có dãy núi Lệ Đệ hùng vĩ, sau lưng có dòng sông Gianh hiền hòa chảy đến một vùng phá rộng lớn. Đó là một địa thế chiến lược vững chắc, các ông đã chọn để rèn luyện quân binh; trước mặt làng là một vùng đất: “Cửu khúc long khê” rộng lớn, trù phú, màu mỡ, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, sản xuất lương thực phục vụ cho dân tại chỗ và dự trữ quân lương.
 
Về sau nhiều đoàn dân binh khác trên đường vào Nam đã dừng lại trên mảnh đất ba ông đã chọn, xây dựng nên làng Cao Lao Hạ, gồm 24 họ tộc, nay là xã Hạ Trạch.Địa linh sinh nhân kiệt, từ đó đến bây giờ, làng Cao Lao Hạ phát triển không ngừng. Cùng với sự phát triển của làng xã, dòng họ Lưu Văn Tiên từ đó cũng không ngừng phát triển, đến nay đã trải qua 18 đời sinh sôi nảy nở.
 
- Từ đời thứ nhất đến đời thứ sáu, nối dõi mỗi đời chỉ được một ông.
- Đến đời thứ sáu, ông tổ Lưu Văn Hành, chức Tướng thần lại tư, tước Quý phúc công, sinh hạ ra 5 quý tử. Từ đó dòng họ Lưu Văn Tiên phát triển thành 5 nhánh ngày càng nhiều con đông cháu.  
        
Không biết từ bao giờ dân gian đã phong tặng cho dòng họ Lưu Văn Tiên là họ Lưu Quan. Phải chăng dòng họ đã sinh ra nhiều nhân kiệt do hiếu học, vượt khó, chịu khổ, chăm lo học hành nên đã đỗ đạt cao, ra đảm trách, gánh vác các công việc của triều đình, tỉnh, phủ, huyện, tổng, làng, xã; đã đem hết sức mình ra phục vụ đất nước, phục vụ dân lành nên được dân gian phong tặng như vậy.
 
Theo gia phả Hán Nôm để lại, trong xã hội phong kiến, dòng họ Lưu Văn Tiên đã có nhiều người từng gánh vác trách nhiệm trong triều đình, ở phủ, ở huyện, ở tổng, ở làng xã. Ở đây, chúng tôi muốn nêu lên một số nhân vật tiêu biểu từ đời thứ bảy đến đời thứ mười bốn.
 
- Ngài Lưu Văn Tô :       Cai hợp duy hàm bá
- Ngài Lưu Văn Chiên :  Vũ công đô úy đội trưởng
- Ngài Lưu Văn Xướng : 2 bằng Cử nhân, đồng tác giả “Đại Nam nhất thống chí”
- Ngài Lưu Văn Thiệp :   Hàn lâm viện Thị độc học sĩ
- Ngài Lưu Văn Bình :    Phó bảng, Ngoại lang Bộ Hình, Hàn lâm viện Thị độc học sĩ
- Ngài Lưu Đức Xưng :   Cử nhân, Thượng thư Bộ Lễ
- Ngài Lưu Trọng Kiến : Cử nhân, quan Tri huyện (Nhà thờ Kỳ Sơn)
- Ngài Lưu Đức Tuân :    Cử nhân, quan Tri phủ
- Ngài Lưu Đức Vinh :    Cử nhân, quan Huấn đạo (Tỉnh trưởng)
- Ngài Lưu Đức Hàn :     Chánh tổng
- Ngài Lưu Bá Kỳ :         Chánh tổng
- Ngài Lưu Điệt :            1 trong 4 nhân vật nổi tiếng trong phong trào Cần Vương
- Ngài Lưu Đức Nhu :     Cửu phẩm,dạy học
- Ngài Lưu Đức Chước :  Nhà giáo
- Ngài Lưu Quý Khản :   Nhà giáo
 
Từ Cách mạng tháng 8 đến nay, từ đời thứ 14 đến đời thứ 18, con cháu họ tộc Lưu Quan hết sức hiếu học, chịu khổ, vượt khó, tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học hành để trở thành những người con ưu tú phục vụ cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc vững mạnh. Trong từng lĩnh vực, con cháu họ Lưu Quan đều đảm trách những công việc quan trọng và cống hiến nhiều công sức, trí tuệ cho đất nước, quê hương:
 
Trong lĩnh vực quân sự: Họ Lưu Quan đã từng đóng góp nhiều người con ưu tú vào quân đội. Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng từ 185-200 người con đã nhập ngũ, phục vụ trên các chiến trường khác nhau, ở đâu các quân nhân cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống của dòng họ. Có người ngã xuống nơi chiến trường, nhiều người xuất ngũ với nhiều thương tích trên người, về quê hương vẫn tham gia những công việc xã hội giao cho và hoàn thành xuất sắc.
 
Nhiều người mẹ chỉ biết ngóng trông chồng con ra mặt trận và những người chồng, người con đó đã hy sinh,những người mẹ đó đã trở thành những người mẹ anh hùng của dân tộc Việt Nam,đó là :
 
- Bà Lưu Thị Én.
- Bà Lưu Thị Thuyết
- Bà Lưu Thị Con
- Bà Nguyễn Thị Tùy (Vợ liệt sĩ Lưu Văn Chu).
 
Đã có 11 liệt sĩ bỏ mình lại trên các chiến trường,23 người con mang thương tật suốt đời trong mình.
 
Trong quân ngũ,nhiều người đã phấn đấu chăm chỉ học hành để trở thành những tướng tài,tá giỏi,tiêu biểu như:
 
- Ông Lưu Bá Xảo :      Thiếu tướng,Giám đốc Học viện Lục Quân 1.
- Ông Lưu Quý Ngữ :    Đại tá,Chính ủy Quân khu.
- Ông Lưu Trọng Lân : Nhà quân sự,Nhà văn.
- Ông Lưu Đức Thọ :    Thượng tá,Chủ nhiệm Quân y Sư đoàn.
- Ông Lưu Đức Lợi :     Thượng tá.
- Ông Lưu Anh Tuấn :  Thượng tá,Bộ đội Biên phòng
   và nhiều sĩ quan cấp tá,cấp úy khác…
 
Trong lĩnh vực văn hóa :
 
Họ Lưu Quan đã từng đóng góp nhiều nghệ sĩ,văn sĩ ưu tú cho dân tộc,làng xã tiêu biểu như :

-  Ông Lưu Trọng Tuần : Nhà thơ.
-  Ông Lưu Trọng Lai (Nhà thơ Kỳ Linh) : Nhà thơ.
- Ông Lưu Trọng Lư : Nhà thơ lớn,Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Chí Minh,Danh nhân văn hóa dân tộc,Tổng thư ký hội Sân khấu Điện ảnh Việt Nam
- Ông Lưu Trọng Hồng : Tiến sỹ,Cục trưởng Cục Điện ảnh.
- Ông Lưu Trọng Ninh :  Đạo diễn,Nghệ sĩ ưu tú…
 
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước :
 
Họ Lưu Quan đã từng đóng góp nhiều người con ưu tú, tiêu biểu như :
 
- Ông Lưu Trọng Lạc :      Cục trưởng Bộ Lương thực.
- Ông Lưu Đức Khiêm :    Cục trưởng Cục Đường sắt.
- Ông Lưu Đức Hồng :      Tiến sĩ,Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển.
- Ông Lưu Hữu Túy :        Chuyên viên cao cấp,Bí thư đảng ủy khối Nông nghiệp phía Nam.
- Ông Lưu Quý Dịch :       Chuyên viên cao cấp ngành ngân hàng.
- Bà Lưu Thị Thanh Sơn : Phó vụ trưởng Vụ kế hoạch,Vụ Lương thực thực phẩm.
- Ông Lưu Văn Đăng :      Tỉnh ủy viên,Phó Chủ tịch tỉnh,Bí thư huyện ủy.
- Ông Lưu Minh Thành :   Bí thư Đảng ủy,Giám đốc vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Ông Lưu Đức Hải :         Tiến sỹ,Trưởng Ban nghiên cứu…
 
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo :
 
Con cháu dòng họ Lưu Quan đã đóng góp nhiều giáo viên xuất sắc từ tiểu học đến đại học, tiêu biểu như :
 
- Ông Lưu Trọng Thùy : Nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởng Cao đẳng sư phạm.
- Ông Lưu Đức Trung :  GS.TS. Giảng viên Đại học Hà Nội.
- Ông Lưu Bá Phùng :  Phó hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Bình Trị Thiên.  
- Ông Lưu Quý Thoái : Giảng viên Đại học Kinh tế Kế hoạch…
 
Trong ngành giao thông vận tải :
 
- Ông Lưu Minh Châu :     Kỹ sư,Trưởng ban A sở STVT Bình Trị Thiên.
- Ông Lưu Đức Diệm :       Kỹ sư đường sắt.
- Ông Lưu Trọng Hải :       Kiến trúc sư trưởng.
- Ông Lưu Bá Hồng Anh : Thạc sỹ, Kỹ sư, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Xây dựng…
 
Trong lĩnh vực kinh tế :
 
Con cháu họ Lưu có rất nhiều người làm ăn phát đạt, trở thành những doanh nhân tiêu biểu :
 
- Ông Lưu Quý Hà (Sài Gòn).
- Ông Lưu Đức Ngọc (Đồng Hới)
- Ông Lưu Minh Tường (Đồng Hới)
- Ông Lưu Bá Ngọc (Hà Nội).
 
Ngay trên quê hương thân yêu này,cũng đã xuất hiện những người làm ăn giỏi để mọi người trong xã hội noi theo như :
 
- Ông Lưu Đức Sơn
- Ông Lưu Văn Tham
- Ông Lưu Quý Văn
   và rất nhiều những người con cháu khác.
 
Trong lĩnh vực y tế,vì sức khỏe của cộng đồng :
 
Họ Lưu Quan đã đóng góp rất nhiều y,bác sỹ tài giỏi,phục vụ ở khắp các bệnh viện khác nhau,từ chiến trường đến địa phương,một số bác sĩ tiêu biểu như :
 
- Ông Lưu Đức Thọ :           Bác sĩ,Chủ nhiệm quân y sư đoàn.
- Bà Lưu Thị Tuyết Lê :      Trưởng khoa.
- Ông Lưu Trọng Huỳnh :   Giám đốc bệnh viện.
- Bà Lưu Thị Minh Hường : Trưởng khoa
   và nhiều bác sĩ,y sĩ khác…
 
Trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội,họ Lưu Quan đã đóng góp nhiều tiến sĩ, thạc sĩ,kỹ sư,cử nhân cho đất nước,quê hương.Trong công tác xây dựng quê hương làng xã,con cháu họ Lưu Quan đã cùng với con cháu 23 dòng họ của xã đã xây dựng thành một khối đoàn kết nhất trí cao,cùng nhau tìm ra những phương thức làm ăn có mới có hiệu quả kinh tế lớn nhằm xây dựng xã ta thành một xã giàu có. Đi đầu trong công tác xây dựng giao thông nông thôn,bê tông hóa các đường giao thông trong xã  như xóm 9, xóm 10, xóm 19 và nhiều xóm khác.

Theo : Caolaha.com

 
11. HỌ LƯU - AN HẬU, ÂN PHONG, HOÀI ÂN, BÌNH ĐỊNH
Lời nói tiêu biểu của dòng họ: HIẾU THUẬN NẾP NHÀ LUÔN GÌN GIỮ TÌNH THÂM DÒNG TỘC MÃI KHẮC GHI. Họ Lưu ở An Hậu có 4 Chi phái được phân Chi từ 4 người cháu (không rõ đời thứ mấy) của Cụ Thuỷ Tổ là Lưu Đức Tần và Phạm Thị Khánh theo thứ tự: Lưu Văn Chánh, Lưu Văn Nguyên, Lưu Văn Bằng, Lưu Văn Thập. Ngày tu tảo phần mộ theo từng Chi là ngày Mùng 4 tháng Chạp, Mùng 6 tháng Chạp, Mùng 8 tháng Chạp, Mùng 10 tháng Chạp. Chi phái 4 chọn ngày giỗ Ông Lưu Văn Thập - Mùng 2 tháng 7 - để tập hợp tất cả con cháu trong Chi, Phái.
 
Dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh từ năm 1558, sau khi Chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) đánh chiếm Nghệ An, lập hoà ước sông Gianh (1648-1687), một cuộc di dân lập ấp cưỡng bức diễn ra. Ông, bà Tổ tiên Họ Lưu - An Hậu thuộc trong nhóm người di dân thời đó.

Người vào định cư đầu tiên ở vùng đất thôn An Hậu thuộc tổng Kim Sơn,  huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn thời đó là Ông Lưu Đức Phàn. Một thời gian sau ông Phàn quay về quê miền Bắc (chưa rõ cụ thể), lúc trở vào có vợ chồng ông Lưu Đức Tần và Bà Phạm Thị Khánh cùng đi. Hai người này có quan hệ chú cháu nhưng tuổi tác gần bằng nhau và đều còn trẻ. Khi vào đến đất An Hậu vì ông Phàn đã định cư trước ở vùng Đèo Cây Cốc, nên ông Tần phải định cư ở vùng Bàu Sen là vùng đầm lầy còn hoang hoá thời đó. Hai chú cháu ở gần nhau và bắt đầu thời kỳ xây dựng sự nghiệp họ Lưu đến hôm nay.
 
Qua nhiều triều đại, họ Lưu dần dần phát triển về nhân lực, kinh  tế và có nhiều uy tín trong nhân dân ở khu vực. Đến thời Tây Sơn họ Lưu đã khá giàu, sở hữu ruộng đất cả 2/3 diện tích thôn An Hậu. Nhiều người giữ trọng trách trong hàng ngũ lý, hương ở địa phương. Cũng dưới thời Tây Sơn có một bà họ Lưu được gọi là bà Phó Tướng (có lẽ chồng làm Phó Tướng nên bà cũng được gọi là bà Phó Tướng), không rõ tên mà chỉ còn được nhắc đến do vườn nhà người viết sử này ở có thời gọi là vườn bà Phó Tướng.

Các Cụ còn kể rằng những từ vật, từ khí thờ bà còn truyền lại cho đến những năm 1840-1905. Chúng ta đều biết khi Gia Long đánh bại Tây Sơn thì việc trả thù những người theo Tây Sơn hết sức tàn ác, do vậy không có một văn tích nào còn nói đến bà Phó Tướng và chồng bà là ai, việc thờ cúng bà cũng phải nguỵ trang dưới nhiều hình thức để tránh tai mắt thế gian và chủ yếu là truyền miệng cho đời sau.
 
Đến thời Tự Đức có ông Lưu Văn Thập là ông Cao của Lưu Xuân Cảnh làm Lý trưởng thâm niên đến 33 năm, người ta hay gọi ông là Xã Thập, mã hiện còn ở Gò Tre, An Hậu. Ông Lưu Văn Bằng làm Đội trưởng (một chức quan trong quân đội). Tuy thời ấy không có ai đỗ đạt cao, nhưng họ Lưu có nhiều người có học thức. Từ thời Tự Đức về sau được biết họ Lưu có các ông giữ các chức lý, hương và giàu tiền của như  Xã Sen, Bá Sáu, Bá Tám, Tổng Nhự, Hương Kiểm Khả, Xã Sương, Tổng Diên, Hương Kiểm Diêm, Thủ chỉ Chẫn, Hương Bản Đốc. Từ thời Việt Minh họ Lưu có rất nhiều người làm nghề dạy học, lớp người có thâm niên như Lưu Thanh Vân, Lưu Châu Đốc đã có trên 20 năm giảng dạy.
 
Họ Lưu lập nghiệp ở An Hậu qua nhiều triều đại, địa danh đã nhiều lần thay đổi, địa thế cũng bị biến đổi theo lẽ tự nhiên của tạo hoá nhưng đã chiến thắng thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật và đói nghèo để tồn tại và phát triển. Khi đã giàu có, ông bà lập ra tự đường thờ cúng các bậc tiền nhân, trí đặt nhiều ruộng đất cho việc cúng giỗ gọi là hương hoả và đã lập được gia sử, tông đồ phả hệ các đời để truyền cho con cháu hậu thế. Trải qua nhiều thăng trầm của các triều đại và những biến cố chiến tranh, họ Lưu bị thất lạc các văn tích về phả hệ nên con cháu không được tường tận, nhiều thông tin chỉ còn được nghe qua di ngôn của các bậc lão niên trong và ngoài họ.
Theo: Hậu duệ LƯU XUÂN CẢNH ở An Hậu, An Phong, Hoài Ân, Bình Định.

12. HỌ LƯU - THỦY DƯƠNG, TP. HUẾ

Dòng họ Lưu ở Thủy Dương, TP. Huế hiện nay có khoảng 300 con cháu hậu duệ, phần đông đang sinh sống và có Từ đường tại làng Thủy Dương. Trước đây, Ngài Cao Cao Tổ Họ Lưu - Thủy Dương có nguồn gốc từ Miền Bắc đã theo Chúa Nguyễn Hoàng vào phương Nam mỡ mang bờ cõi và định cư sinh cơ lập nghiệp tại làng Dương Xuân (cũ) ngày nay là xã Thủy Xuân, TP. Huế. Dòng họ chỉ mới biết đến quý danh của Ngài Cao Tổ Lưu Đình Luông, riêng ngôi mộ Ngài Cao Cao Tổ an táng tại làng Dương Xuân cũ, trên văn bia tại mộ phần không thấy ghi danh tính của Ngài.

Thời kỳ triều đình nhà Nguyễn đóng đô ở kinh thành Huế, trong dòng họ Lưu - Thủy Dương có 1 Ngài Cao Tổ không rõ danh tính nhưng theo lưu truyền Cụ có chức Lãnh binh tử trận tại Hà Nội thời kỳ vua Tự Đức (chưa rõ giao chiến với ai); còn Cụ Lưu Lung (Ông Nội của Ông Lưu Đình Thi - Trưởng Tộc - Thủy Dương hiện nay) có chức vụ trong triều đình là Tiền quân Đô thống, do Cụ thường có tính nỏng nảy nên vua Thành Thái gọi là Lưu Cung.

Họ Lưu - Thủy Dương, TP. Huế có 2 ngày trọng đại nhất trong năm là Giỗ Tổ - Hiệp kỵ ngày 22/07/Âm lịch và 
Chạp Mã ngày 17/11/Âm lịch Hiện nay, Ông Lưu Đình Thi - Trưởng Tộc - ĐT: 0973.486.620
 
13. HỌ LƯU - THỦY XUÂN, TP. HUẾ

Theo gia phả nguyên bản chữ Hán để lại nguyên quán : Bắc Ninh tỉnh - Thuận An Phủ - Siêu Loại huyện - Đồng Xá Tổng - Đồng Xá xã - Kiều Nam thôn . Hiện nay: làng Nôm - xã Đại Đồng - huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên. Ngụ tại : Thừa Thiên Phủ - Hương Thủy huyện - Cư Chánh Tổng - Dương Xuân Xã - Sơn Điền Ấp, hiện nay cư ngụ tại: Kiệt 289 đường Bùi Thị  Xuân Tổ 15 - Phường Thủy Xuân, TP Huế Ngàn cành vạn lá đều từ một gốc mà sinh ra. Vạn nhánh muôn dòng bởi cùng một nguồn mà có. Nghiêm cấm con cháu cùng Họ Lưu lấy nhau.
 
I. NGUỒN GỐC:
 
    1/ Theo Gia Phả truyền khẩu xưa lưu lại giải nghĩa: Kiều Nam đọc trại là Cầu Nôm để con cháu nhớ , biết quê hương Tổ tiên xưa .
   Không biết Lưu Tộc ở Thôn Kiều Nam - Xã Đồng Xá - Tổng  Đồng Xá - Huyện Siêu Loại có tự bao giờ ? Vì không còn văn bản giấy tờ gì cả. Tìm hiểu tại địa phương hiện nay tại làng Nôm - Xã Đại Đồng - Huyện Văn Lâm có một vài gia đình Họ Lưu đang sinh sống trong xã nhưng họ không biết nguồn gốc xưa, vì không còn Gia Phả. Hiện tại chỉ còn Đền thờ Ông LƯU CƠ (924 - 1003) ở làng  Đại Từ, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nhân dân cả vùng tôn thờ Ông làm Thành  Hoàng. Không biết dòng họ Lưu ở TP. Huế có thuộc  dòng dõi Ngài LƯU CƠ hay không ??? . Thật lòng không dám khẳng định đúng sai .Vì chưa có cơ sở nào cả.
 
     Nếu phải thì xuất phát từ VIỄN THỦY TỔ  ở Hoa Lư - Ninh Bình

    2/ Theo sử sách được biết Huyện Siêu Loại xưa là vùng văn hóa lịch sử sông Dâu, sông Đuống  phát triển mạnh , chính đây là trung tâm đúc đồng nổi tiếng giàu có trù phú nhất .Vùng đất này gọi là Kinh Bắc.(Nhất Kinh Kỳ nhì phố Hiến).Thời đó Kinh Bắc được đúc tiền khá nhiều triều đại .  Người ta lấy dân năm xã để lập nên Ngũ Xã trường cạnh  Hồ Trúc Bạch để đúc tiền v.v .. (Năm xã này là : Mé , Diền , Rí Thượng, Rí Hạ và Làng Nôm )  

       Thủy Tổ Họ Lưu ở Tp Huế xuất phát từ nghề đúc .
          
3/  Đến thời Hậu Lê thời gian khá dài  255 năm (1533 - 1789 ) Trải qua nhiều cuộc binh biến, tranh giành ngôi  Vương,  Đế. Vua Lê - Chúa Trịnh đến Trịnh - Mạc rồi Trịnh - Nguyễn . Đặc biệt thời Vua Lê Hiển Tông chiến tranh loạn lạc dân tình đói khổ triền miên, lâu dài khủng khiếp ly tán khỏi địa phương để kiếm ăn sinh sống, thất lạc tung tích không biết đâu mà tìm. Hiện nay, xung quanh vùng có rất nhiều họ Lưu mà không biết gốc tích xưa cũ vì đã mất Gia Phả hoặc có Gia Phả thì không có từ Thôn KIỀU NAM.  

    Vì trải qua nhiều triều đại, nhiều biến  động lịch sử bao nổi thăng trầm của đất nước. Các Gia Phả văn bản không còn, chỉ còn Gia Phả truyền khẩu đời này qua đời khác làm căn cứ và những di tích đền thờ ở địa phương làm bằng chứng.
 
  1. SỰ HÌNH THÀNH
 Vào cuối thế kỷ thứ XVI (1558 -1613) khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn giữ vùng đất phía Nam sông Gianh, Quảng Trị rồi tiến đến đất Thuận Hóa mong tránh khỏi ách Chúa Trịnh.

Chúa Nguyễn Hoàng tuyển thợ vào để lập nghiệp, Thủy Tổ của Họ Lưu - TP. Huế theo chân Chúa Nguyễn từ thời kỳ này. Gia Phả nguyên bản chữ Hán của dòng họ ghi:  “Quê quán dòng Họ nhà ta ở tại Thôn Kiều Nam - Xã Đồng Xá - Tổng Đồng Xá - Huyện Siêu Loại - Phủ Thuận An - Tỉnh Bắc Ninh ”. Trong lúc Họ Trịnh  tiếm quyền Vua Lê, đất nước chiến tranh loạn lạc dòng họ thất truyền.

Đến Đời Tổ thứ 6 ngụ tại Ấp Sơn Điền - Xã Dương Xuân - Tổng Cư Chánh - Huyện Hương Thủy - Phủ Thừa Thiên  mới biên chép được. Cùng đến đất Thuận Hóa định cư có người em là Lưu Văn Đương thất lạc. (Không biết vì đi làm quan xa hay khó khăn kinh tế về cuộc sống đi nơi khác sinh sống tìm không ra). Chỉ còn lại người anh  là Ngài Lưu Văn Thê đầy đủ danh tánh ghi làm Ngài Thủy Tổ. Lấy ngày mất của Ngài nhằm ngày 22 tháng giêng (âm lịch) để hiệp kỵ dòng Họ hằng năm tại GIA TIÊN TỪ ĐƯỜNG. Địa chỉ :  Tổ 15 xã Thủy Xuân, TP Huế hiện nay.

Đến năm 1774 khi chúa Nguyễn thất thủ ở Phú Xuân bởi sức tấn công của quân Trịnh và Tây Sơn Chúa Nguyễn phải chạy vào phía cực Nam lãnh thổ. Một số vị họ Lưu làm quan cũng lưu lạc theo chúa Nguyễn mà tìm không ra.

     Cứ mỗi triều đại thăng trầm hay nạn đói thì có một số vị đi làm quan hoặc gặp hoàn cảnh cuộc sống khó khăn hoặc lấy vợ lấy chồng lưu lạc các xứ để lập nghiệp tìm không được .  

     Hiện nay con cháu nội ngoại Họ Lưu tại Tp Huế có người sống ở nhiều tỉnh thành và nước ngoài, với nhiều ngành nghề khác nhau không còn làm nghề đúc nữa.
 
SỰ PHÁT TRIỂN 
 
      Với thời gian và không gian trải dài nhiều thế kỷ biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử, triều đại, thời cuộc, biến động thiên nhiên. Những hậu duệ nhiều đời Họ Lưu (Thôn KIỀU NAM) đã di cư nhiều nơi, nhiều vùng từ BẮC chí NAM  và một số bộ phận nhỏ di cư sinh sống ở nước ngoài. Có Chi, Phái còn có Gia Phả, nhưng phần nhiều mất chỉ còn nhớ gốc tích qua Gia Phả truyền miệng là chủ yếu. Với đạo lý con người sự tìm hiểu để vấn tổ tìm tông, tìm về cội nguồn của từng họ, từng Nhánh từng Chi và từng gia đình của nhiều thế hệ  đó là sự cần thiết. Những người sinh sống trong cũng như ngoài nước luôn luôn nhớ về quê hương họ tộc nơi chôn nhau cắt rốn, cái tên điạ phương, cây đa, mái đình, con sông, giếng nước, con đường, mái trường …

     Song có  điều đáng trân trọng và vui mừng nhất tuy người định cư hay ở xa hoặc ở nước ngoài chung dòng họ bởi sợi dây thiêng liêng vô hình huyết thống sớm muộn cũng quy tụ lại được trong cộng đồng họ tộc đông đảo nhất. Đây là đặc điểm nổi bật của con người Việt Nam đối với họ tộc Lưu VN nói chung và của dòng họ Lưu tại Tp Huế nói riêng.

      Có một số mộ phần Họ Lưu ở Quảng Nam an táng ở gần đất dòng Họ Lưu ở tại làng Dương Xuân Thượng chưa có dịp giao lưu, tìm hiểu.

 Hơn 400 năm qua đời nối đời, dòng họ đã gìn giữ mồ mã, Nhà thờ Tổ tiên cũng như Gia Phả đầy đủ tên tuổi kể cả những người thất lạc, con cháu cố gắng tìm để hợp nhất ngày đông đảo hơn theo ý nguyện của Tổ tiên. 

      Sau một thời gian huy động nhân tài, vật lực và khẩn trương thi công đại trùng tu ngôi Gia tiên Từ đường Họ Lưu - Thủy Xuân, Tp Huế đã hoàn tất năm 2012. Nhưng trong đó phần đóng góp quan trọng nhất đươc ghi nhận và biểu dương hàng đầu là sự tài trợ rất to lớn và mang tính quyết định của Ông Lưu Nghĩa đã hoàn thiện Nhà Thờ Họ bề thế, trang nghiêm, hoành tráng tương xứng với tầm vóc của gia tộc như hiện nay.
Theo : Hậu duệ LƯU DANH của dòng họ Lưu tại Tp Huế cung cấp.
 
14. HỌ LƯU - VĨNH LONG
Gia phả của Họ Lưu - Vĩnh Long từ Đời Thủy tổ Lưu Phước Tấn.

THỦY TỔ : LƯU PHƯỚC TẤN có 02 người con là : Cao Tổ LƯU VĂN LANG  CHI HỌ I : CÁI CÁ – XUÂN HIỆP – TRÀ ÔN – VĨNH LONG
Chi họ trưởng này hiện nay nối được 11 Đời.
Cao Tổ : LƯU VĂN PHỤNG CHI HỌ II  TƯỜNG LỘC – TAM BÌNH – VĨNH LONG (mới sưu tra được thông tin đến Đời thứ Ba)

Tham khảo thêm Lưu gia phổ hệ theo đường dẫn này : http://luugiaphohe.com/images/suky.pdf
Theo GIAPHA.COM

15. HỌ LƯU VIẾT - HỮU HÒA, THANH TRÌ, HÀ NỘI

 Họ Lưu định cư tại Hữu Hòa được 19 đời (khoảng 400 năm). Cụ Tổ ông là Lưu Minh Lương, Cụ Tổ bà là Nguyễn Thị Từ Nhất. Gia phả trước đây có đầy đủ, nhưng do bị hỏa hoạn bị cháy mất. Nghe các Cụ trước đây truyền lại, họ Lưu Viết có nguồn gốc từ vùng Đình Bảng, Bắc Ninh (nơi phát tích Nhà Lý - Lý Công Uẩn sinh ra tại đây và gần Thuận Thành, nơi có chi dòng họ Lưu rất lớn của Trạng Nguyên Lưu Thúc Kiệm, thi đỗ năm 1400).

Họ Lưu - Hữu Từ rất đông, gần như cả làng Hữu Từ (có khoảng 800 đinh); họ Lưu - Hữu Hòa chiếm 2/5 dân số của toàn xã; có một Chi tách sang Đồng Chữ, Chương Mỹ, Hà Nội và một Chi vào miền Nam (có thể là họ Lưu Viết tại Mỹ Tho, Tiền Giang, do ngẫu nhiên Ông Vượng đi công tác đã gặp được, nhưng chưa đủ thời gian để làm rõ mối liên kết...).

Lưu Viết Vượng (người biên soạn Tộc phả họ Lưu Viết - Hữu Hòa) giới thiệu.

 
16. HỌ LƯU  - TƯỜNG LAI, PHÚ THÀNH, YÊN THÀNH, NGHỆ AN.
Lưu tộc Đại tôn Tường Lai là một trong 3 chi phái huynh đệ: họ Lưu Hải Thanh (xã Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An); họ Lưu Phú Hậu (xã Diễn Tân, Diễn Châu, Nghệ An); và họ Lưu Tường Lai (xã Phú Thành, Yên Thành, Nghệ An).
Họ Lưu Đại tôn Tường Lai là dòng họ Lưu khá lớn có nhiều đời con cháu hậu duệ và là họ Lưu duy nhất sinh cư tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Nhà thờ họ Lưu Đại tôn Tường Lai được khởi thủy xây dựng từ đầu thế kỷ XIX.
Nhà thờ họ thờ Côn Sơn Thánh Nương “Nhân Thần hóa Thiên Thánh”, được triều Lê Trung Hưng ban Sắc “Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần”; 
Thờ các đời Thủy tổ dòng họ, trong đó có nhiều người có công với dân với nước trong các triều đại cũng như trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ XX.

Họ Lưu Tường Lai có nguồn gốc từ huyện Hưng Nguyên (xã Hưng Đạo), Nghệ An.
- Ông Tổ cao đời nhất được thờ tại nhà thờ tổ là Ông Kiêu ;
- Tiếp đời sau là Ông Tổ Lưu Đình Phúc; ông Lưu Tịnh Quang; ông Lưu Tiến Tài;
- Ông Tổ … (chưa rõ tên);                                
- Ông Tổ Lưu Đắc Thành…
     
* Ông Tổ Lưu Đắc Thành - Ông sinh khoảng cuối thế kỷ XVII, cuối đời vua Lê Huyền Tông - niên hiệu Cảnh Trị. Ông là người khai cơ trang ấp, lập ra Trang Chòi (sau đổi thành thôn Tường Lai); ông là Thủy tổ lập ra họ Lưu tại Tường Lai;
Ông Lưu Đắc Thành có công khai khẩn đất đai, chiêu dân lập trang ấp, ông được thôn Tường Lai vinh danh là “Hậu Thần”, được phối thờ tại đền thờ Thành Hoàng Bản Xứ thôn Tường Lai;
Ông Lưu Đắc Thành là một trong các vị sáng lập Văn Hội thôn Tường Lai, được Văn Hội vinh danh “Hậu Hiền”, được thỉnh thờ tại Nhà Thánh Văn Hội (Nhà Thánh thờ Đức Thánh Khổng Tử).
Dị hiệu Ông Tổ Lưu Đắc Thành là “Thủy tổ khảo tiền di kỳ thọ/kiêm Trùm trưởng/bản thôn Hậu Thần/Văn thân hội Hậu Hiền/Lưu quý công tự Đắc Thành/thụy mẫn trực/Thần vị”.

Ông Tổ Lưu Đắc Thành có 2 người em ruột, đến nay vẫn chưa có tin tức về hậu duệ:
- Ông Lưu Đình Tiến, vợ là Đỗ thị Chiêm;
- Ông Lưu Đình Sắc, vợ là Đỗ thị Truyền.
Các ông sinh vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII.

Ông Tổ Lưu Đắc Thành còn có người con trai thứ 6, hiện nay vẫn chưa rõ hậu duệ ở đâu, đó là ông Lưu Đình Diện, ông sinh khoảng giữa thế kỷ XVIII, vợ ông là Bùi thị Mệnh; theo Gia phả thì ông xuất cư ra Thanh Hóa…

* Ông Lưu Đình Cơ - Ông sinh khoảng đầu thế kỷ XVIII, là con trai thứ 5 trong 6 người con trai của Thủy Tổ Lưu Đắc Thành; trong thời Vua Lê - Chúa Trịnh, Đình Cơ xung vào quân đội, ông có công dẹp loạn Hoạn quan, đánh dẹp nạn cướp bóc, bảo vệ ngai vàng vua Lê, bảo vệ dân cư yên ổn làm ăn, ông được thăng hàm cấp Tướng, được nhà Lê Trung Hưng  ban sắc “Bách Hộ - Chánh lục phẩm”; tại quê nhà thôn Tường Lai, Anh linh Tướng quân được vinh danh “Hậu Thần”, được phối thờ tại đền thờ Thành Hoàng Bản Xứ của làng.
Dị hiệu của Tướng Quân là “Tổ khảo tiền Lê triều Cai Hợp phủ Chúa/Bách Hộ Phấn lực Tướng quân/bản thôn Hậu Thần/thọ lão/húy Đình Cơ/Thần vị!”

* Ông Lưu Chiếu (Lưu Xuân Chớu):
Ông Lưu Chiếu sinh năm Nhâm Thìn (1892), thuộc đời thứ 6 của Thủy Tổ Lưu Đắc Thành; trong thời Nhà Nguyễn, ông là vị Quan tư pháp vừa nghiêm minh, vừa công minh, ông được Triều Nguyễn ban sắc “Tòng Cửu phẩm - Bách Hộ”.

* Ông Lưu Xuân Giản
Ông Lưu Xuân Giản sinh năm Canh Tý (1900); thuộc đời thứ 8 của Thủy Tổ Lưu Đắc Thành; trong Cao trào CM năm 1930-1931 và Xô Viết Nghệ-Tĩnh, Lưu Xuân Giản là UV Ban CH đầu tiên Huyện đảng bộ Đảng CS VN huyện Yên Thành, Nghệ An; sau cuộc biểu tình ngày 7/11/1930, do ông dẫn đầu, tại Cầu Muống Tường Lai, ông bị thực dân Pháp bắt và bị xử bắn… Liệt sĩ Lưu Xuân Giản được truy tặng “Lão thành Cách Mạng”. Tên tuổi Liệt sĩ Lưu Xuân Giản đã được khắc ghi vào Bia đá Đài Tưởng Niệm 72 Liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh tại làng Trụ Pháp (Mỹ Thành, Yên Thành, Nghệ An), Di tích Liệt sĩ quốc Gia năm 1990.

Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, họ Lưu Tường Lai có 12 Liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc; được Nhà nước truy tặng 03 vị “Lão thành Cách mạng”; 02 “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”…

Tại Nhà thờ họ Lưu đại tôn Tường Lai, đang lưu giữ Gia phả dòng họ và nhiều cổ vật quý; Sắc phong và vật chứng Sắc phong các triều đại.
Việc dòng họ đang lưu truyền những nghi thức tế lễ kiểu cổ từ đời này qua đời khác, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên nét văn hóa tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc nói chung và vùng quê Xứ Nghệ nói riêng, góp phần bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể mà cha ông đã dày công sáng tạo…
Hậu duệ họ Lưu Tường Lai đang gìn giữ và không ngừng phát huy truyền thống Tổ tông…
 
17. HỌ LƯU - DƯỠNG MÔNG, QUẾ XUÂN 1, QUẾ SƠN, QUẢNG NAM
Quá trình hình thành và phát triển Tộc Lưu Văn - làng Dưỡng Mông (*), xã Quế Xuân I, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam:

Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam phát triển đến mức thịnh đạt, nước Đại Việt là một quốc gia hùng cường ở Đông Nam Á. Nhà Lê thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng nhưng kiên quyết trên lập trường bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước. Được nhà Minh ủng hộ, Trà Toàn là vua Chăm-pa lúc bấy giờ cho quên kéo ra đánh chiếm Hóa Châu. Vua Lê Thánh Tông quyết định thân chinh trừng phạt. Sau chiến thắng Trà Bàn năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho nhân dân vào Thuận Hóa và Quảng Nam để khẩn đất lập nghiệp. Đây là đợt di dân lớn nhất vùng đất Quảng Nam trong thời lịch sử trung đại Việt Nam.

"Những lớp lưu dân “Bắc địa tùng vương” hồi cuối thế kỷ XV đến Quảng Nam gồm nhiều tộc họ ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Cao Bằng…, trong đó Nghệ An là tỉnh có số lượng nhiều hơn cả, chiếm trên 33%"

(Theo Tiến sĩ Trần Công Bá - trích dẫn “Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở Bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII” - Luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử . Mã số: 5.03.15 năm 1996)

Trong dòng người Nam tiến đó, có Ngài Lưu Quý Công, húy là An, tự là Tứ. Nguyên gốc Ngài là người ở thôn Sung Mỹ, xã Quả Phẩm, tổng Tam Đa, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (trích dẫn theo lời ghi trong Tộc phả tộc Lưu Văn). Cùng thời với Ngài, có các Ngài thủy tổ tộc Nguyễn, Trương, Đinh; họ hợp lực cùng nhau, bất chấp ác dịch, chướng khí, khẩn hoang xây dựng làng mạc và trở thành 4 tộc Tiền hiền: Lưu - Nguyễn - Trương - Đinh của làng Dưỡng Mông, tổng Xuân Phú, huyện Quế Sơn trước đây (nay thuộc xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn).

Các lớp hậu duệ của Ngài đã có nhiều công trạng đóng góp vào công việc xây dựng làng xã, phụng sự đất nước như các Ngài Lưu Văn Tường (đời thứ 7) có công khai khẩn hoang điền; Ngài Lưu Văn Toán, Lưu Văn Vân (đời thứ 8) đều làm đến chức Tham tri hương sự, dời sức dân, khai hoang lập ấp. Riêng Ngài Lưu Văn Vân đã cùng với các Ngài Tiền hiền của làng khai khẩn cho làng được 717 mẫu đất (theo tờ khai Tiền hiền - Trường Viễn Đông Bác Cổ - Khảo cứu về lịch sử các Tiền hiền thuộc xứ Trung kỳ); Ngài Lưu Văn Trí (đời thứ 8) có công được vua Gia Long phong chức Hãn Đức Hầu vào năm Gia Long thứ 15 (1816); Ngài Lưu Văn Thọ (đời thứ 10) ứng khoa Hiền Lương triều Tự Đức, mộ dân lập xã, gây dựng được hai làng Mậu Chánh quận Duy Xuyên và làng Long Phước thuộc tổng Chiên Đàn, huyện Hà Đông (nay là thành phố Tam Kỳ).

Vào vùng đất mới Quảng Nam, khởi thủy từ Ngài Lưu Văn An, đến nay đã sinh hạ con cháu đến đời thứ 16 gồm 3 phái. Từ địa bàn định cư ban đầu làng Dưỡng Mông, đến nay con cháu của Ngài đã làm ăn sinh sống trên mọi miền đất nước kể cả nước ngoài.

Theo luuvantoc.org

18. HỌ LƯU - NGUYỆT ÁNG, ĐẠI ÁNG, THANH TRÌ, HÀ NỘI

Nguyệt Áng (làng Nguyệt) là làng quê chiêm trũng nhỏ bé thuộc xã Đại Áng, huyện Thanh Trì. Đây là một làng cổ, có từ thời Hùng Vương dựng nước. Tuy là làng chiêm trũng nhỏ bé, nhưng thời phong kiến, Nguyệt Áng nổi danh là làng khoa bảng với 11 người đỗ đại khoa, gồm 1 Trạng nguyên, 1 Thám hoa, 9 Tiến sĩ, trong đó có: người họ Lưu là Lưu Tiệp (1772) và em ruột (Lưu Định - 1775) cùng cháu nội là Lưu Quỹ (1835).

Làng còn có 29 người đỗ trung khoa (hương cống, cử nhân) trong đó có: 8 người họ Lưu. Trong những người đỗ đạt của làng Nguyệt, nhiều người thật sự có tài, đem hết tài năng phụng sự đất nước. Có 3 người tiêu biểu nhất trong đó có người thứ ba là Lưu Quỹ (1811 - ?). Ông nổi tiếng ông là người thẳng thắn, dám tâu việc can ngăn vua nên bị giáng chức. Tháng 2 năm Tân Sửu (1841), Vua Thiệu Trị lên ngôi, Lưu Quỹ đã cùng Khoa đạo Nguyễn Bỉnh Đức dâng sớ khuyên Vua lưu ý đến 10 điều sách lược trị nước, trong đó, 2 điều được vua tâm đắc nhất là thận trọng trong sự ham chuộng và cẩn thận trong dùng người.

Trích bài : "Làng Nguyệt Áng" của TS. Bùi Xuân Đính

19. HỌ LƯU DANH - LIÊN SƠN, GIA VIỄN, NINH BÌNH
 
Từ Thủy tổ nói dõi tông đường hiên nay đã đến Đời thứ 13 gồm có : 909 gia đình với 1399 nhân khẩu. Các ngày lễ giỗ: Tế Xuân 20/12 Âm lịch (Ngày giỗ Thủy tổ) và Ngày Hội mã: mồng 5/3 Âm lịch gặp gỡ anh em trong Họ.
 
Địa chỉ thông tin liên lạc:  1. Lưu Danh Thêu, 2. Lưu Danh Liệu (0303.868598, 043.7752020, Fax: 043.7751712), 3. Lưu Danh Hiền (0303.868524), 4. Lưu Danh Doanh (0912.750102), 5. Lưu Danh Lâm (0125.5862949),
 
- Lưu Danh Ngọc: Địa chỉ Trường Đại học Tổng hợp Kalmuc - Liên Bang Nga ĐT: 007.9613950671 Email: luuthanhngoc@gmail.com

20. HỌ LƯU ĐẮC - QUẢNG THƯỢNG, XÃ YÊN THẮNG, YÊN MÔ, NINH BÌNH

 
Hiện có 15 đời. Thủy Tổ là Cụ Lưu Đắc Thọ. Theo các Cụ cao niên trong dòng họ kể lại Cụ Thủy Tổ của Họ Lưu Đắc đã cùng với các Họ Tạ, Phạm... về xứ đất này khai hoang lập ấp, nên trong Đình làng có bài vị Họ Lưu được thờ cúng. Đời thứ 6 có Cao tổ Lưu Đắc Thái là tướng quân nổi danh thời Nhà Hậu Lê có công trấn giữ Biên cương, được phong là Phấn Dũng Tướng Quân, Hiệu lệnh tư Tráng sỹ, được hưởng lộc Bách Hộ, được hai lần ban sắc phong (Cảnh Hưng và Khải Định). Đặc biệt được Vua Lê ban cho bài lễ “Thiên đức khai công”:

Lưu gia khai sáng tự nguyên niên
Sinh thành mưu duệ tại lâm điền
Long ly quy phượng thiên niên định
Phúc thọ khang minh tổ khởi nguyên
Nhật thăng nhị chức Lê triều tặng
Kim phát bát chi quảng phả biên
Bách hộ trùng tu lăng miếu lập
Công đức tiền nhân đăng kế truyền.

                                       “Lưu Đắc Thái vinh” – khắc trên khu lăng mộ.

 
Hiện nay con cháu Họ Lưu Đắc có khoảng 180 hộ, phần lớn sinh sống ở quê, một phần đã còn lại thoát ly đi công tác hoặc làm ăn ở nơi xa, như Đồng Nai, Hải Phòng, Tp Ninh Bình..., nhiều người đã thành đạt trong quan trường, binh nghiệp, kinh doanh (như Ông Lưu Đắc Tại, PGĐ Sở XD Ninh Bình, Đại tá Lưu Đắc Thụy, Lưu Đắc Ngọc...).
 
            Nhà thờ Họ Lưu Đắc – Quảng Thượng được UBND tỉnh Ninh Bình cấp Bằng Di tích cũng là niềm vui chung của cả Lưu Tộc Việt Nam. 

21. HỌ LƯU - AN BÌNH, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG

Ngài Lưu Phúc Dũng - là Thủy tổ của Họ Lưu Quang ở làng An Ninh, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Giỗ Tổ vào ngày 20/11 Âm lịch hằng năm. Từ Đời Ngài Thủy Tổ đến nay đã nối dõi tông đường được 14 thế hệ hậu duệ. Hiện nay Trưởng tộc: Ông Lưu Văn Vần, sinh năm 1949, ĐT: 
0983.180.649. Emal: Mr.quang van@yahoo.com Tại địa phương này còn có 4 Họ Lưu: Lưu Văn, Lưu Hữu, Lưu Đình, Lưu Đăng.
 



 
Họ Lưu Quang ở làng ta
Đông chí tế Tổ ấy là chớ quên 

 
22. HỌ LƯU TIẾN - HÒA XÁ, ỨNG HÒA, HÀ NỘI

   Lễ Tế Xuân: Mùng 3 Tết
   Lễ Tế Thu: Mùng 3 tháng Giêng   
   Lễ chạp mã : 30/12 Âm lịch
Địa chỉ liên hệ: Lưu Tiến Đạt - Xóm Vực, Hòa Xá - ĐT:
 0939169333
Email : happy.line333 ở gmail.com

 
23. HỌ LƯU QUÝ CÔNG (LƯU PHÚC), GIANG LÀNG, ĐỒNG TIẾM, ỨNG HÒA, HÀ NỘI

   - Cao Tổ: Cao Cao Tằng Tổ Khảo Lưu Quý Công tự Phúc Chính
   - Giỗ Tổ: 26/12 ÂL
   - Số đời (đến năm 2017): 13
   - Trưởng họ (đến năm 2017): Ông Lưu văn Lương
   - Gồm 02 chi: Với 200 gia đình, 900 nhân khẩu.
   Địa chỉ Thông tin liên lạc:
   - Trưởng họ Ông lưu Văn Lương.
   - Trưởng chi hai Ông Lưu Văn Toàn thôn Giang làng, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa,  thành phố Hà Nội .
   - Ông Lưu Huy Triệu số 8/325/82 Thanh Lương, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội - ĐT 0913.573.481, Email : 
Luuhuytrieu54@yahoo.com
  


 
* Ghi chú: Danh sách các DÒNG HỌ LƯU - VIỆT NAM này, sẽ còn tiếp tục cập nhập bổ sung, điều chỉnh khi nhận được thông tin của dòng họ Lưu ở các địa phương gửi về hoặc do Ban Liên lạc Lưu Tộc Việt Nam sưu tầm tổng hợp.
 
TS. Lưu Văn Thành & Nhà báo Lưu Quang Bình (St)


Ý kiến - Nhận định
Con Cháu Họ Lưu Vĩnh
Liên hệ: Thạch Định , Thạch Thành , Thanh Hóa - -129260*** - luunam2k3@gmail.com
Cháu là thành viên trong dòng họ Lưu Vĩnh (nay đổi thành Lưu Đình). Dòng họ cháu Hiện đang ở tại Xã Thạch Định , Huyện Thạch Thành , Tỉnh Thành Hóa . Cháu muốn hỏi các bác , cayc ông là nguồn gốc dòng họ cháu ở đâu ạ ( có tên làng hoặc xóm , xã huyện càng tốt ạ . cụ tổ cháu và là người sáng lập ra dòng họ lưư là Cụ Lưu Vĩnh Nhạc ạ. Mình các ông , các bác giúp cháu ạ
Lưu Hoàng Nam
Lưu Tộc - Hòa Tiến, Yên Phong, Bắc Ninh
Liên hệ: Hòa Tiến, Yên Phong, Bắc Ninh - -989036*** - luuthuc13@gmail.com
Họ Lưu nhà cháu ở Yên Phong, Bắc Ninh, cháu rất vui khi được biết dòng họ Lưu lại có lịch sử huy hoàng đến vậy, cháu rất muốn biết dòng họ nhà cháu đã tham gia chưa ạ, cháu xin chân thành cảm ơn !
Lưu Văn Thực
Con cháu họ Lưu
Liên hệ: Bình dương - -902727*** - Hainam79luu@gmail.com
Họ Lưu nhà cháu ở xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Không biết họ Lưu nhà cháu có liên hệ gì với các họ Lưu Tộc khác ở Việt Nam? Cháu rất muốn tìm hiểu. Các cô chú, anh chị nào biết xin chỉ giúp cháu với. Cháu cảm ơn nhiều.
Lưu Hải Nam
Liên hệ: Khả lạc đồng tân ứng hòa hà nội - -164323*** - Lưudatxaydung@gmail.com
Xin hỏi ở thôn Khả Lạc, Đồng Tân, Ứng Hòa, Hà Nội đã có ai trong dòng họ Lưu tham gia chưa ạ ?
Lưu tiến Dạt
Lưu tộc hiện đang ở Hải Dương
Liên hệ: 60 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội - -988897*** - Luuvietcuong79@gmail.com
Tôi đang băn khoăn liệu họ Lưu ở Hải Dương có mối liên hệ gì với các Lưu tộc ở các nơi khác không?
LƯU VIỆT CƯỜNG
Dòng họ Lưu ở Gia Phú_Bình Dương_GB_BN
Liên hệ: Gia Phú _Bình Dương_Gia Bình _Bắc Ninh - -167594*** - luuthang32@gmail.com
Rất vui được tìm hiểu về gốc dòng họ Lưu.Xin kính chúc dòng họ mãi trường tồn và phát triển với bao thế hệ vững mạnh.
Lưu Thắng
Họ Lưu Công
Liên hệ: Can Lộc _ Hà Tĩnh - -905714*** - luucongquy83@gmail.com
Tôi là Lưu Công Quý, quê quán làng Lộc Nguyên - Xã An Lộc - Lộc Hà - Hà Tĩnh. Tôi là con cháu đời thư 9 của dòng họ Lưu. Hiện nay tôi và dòng họ tôi rất muốn tìm hiểu về cội nguồn của mình. Theo truyền khẩu Ông Tổ tôi người Trung Quốc chạy sang Việt Nam ở Nghệ An và vào Hà Tĩnh có 2 anh em là Lưu Úy Chương và Lưu Úy Trạch. vậy tôi rất muốn biết gốc tích của tôi là từ đâu? Tôi sẽ gửi gia phả tôi về Ban liên lạc. hiện nay tôi đang sống ở Quy Nhơn- Bình Định. Tôi rất mong có được thông tin hữu ích: Lưu Công Quý - ĐT: 0905 714 019
Lưu Công Quý
Tìm người bạn thân Họ Lưu
Liên hệ: An Giang - -907315*** - lehunghai532@gmail.com
Kính gửi: Thân tộc dòng họ Lưu. Tôi có một người bạn thân tên Lưu Văn Mỹ nay đã 47 tuổi. bạn tôi quê ở xã Nam Hồng - Nam Ninh - Hà Nam Ninh (Cũ) Đã hơn 20 năm chúng tôi mất thông tin liên lạc với nhau. Nay ai biết thông tin về bạn Mỹ xin liên lạc theo Email : lehunghai532@gmail.com hoặc số Đt : 0907315035 tôi thành thật biết ơn !
Lê Hùng Hải
Họ Lưu Văn ở Hà Tĩnh
Liên hệ: Biên Hòa - Đồng Nai - -977098*** - luutruong2012@gmail.com
Hôm nay lên mạng tìm hiểu về nguồn gôc họ Lưu, biết được trang web này vui quá nhưng tìm Họ Lưu ở Hà Tĩnh mà không thấy. Cháu cũng là người Họ Lưu, Nhà thờ họ ở Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay đang công tác xa nhà, có điều kiện về quê sẽ tìm hiểu gia phả họ và đưa thông tin lên luutoc.vn. Chân thành cám ơn!
Lưu Quang Trường
họ Lưu ở Bảo Linh Định Hóa Thái Nguyên
Liên hệ: Hà Nội - -979687*** - toilv86@wru.vn
Xin gửi lời chào đến toàn thể cô dì, chú bác, anh chị em, các bậc lão niên của cộng đồng họ Lưu Việt Nam. Tôi cũng mới được biết trang website LUUTOC.VN của cộng đồng họ Lưu ở việt Nam, với tinh thần Đoàn kết, hướng về cội nguồn như vậy thật đáng phát huy... Tôi chưa có điều kiện về quê tham khảo ý kiến của các bậc cao niên trong dòng họ nhưng tôi cũng xin tóm lược sơ qua về dòng họ Lưu chúng tôi theo như lời kể của ông nội tôi trước đây như sau : Dòng họ của chúng tôi đến định cư ở Bảo Linh, Định Hóa, Thái Nguyên khoảng 5 đời, Cụ Tổ họ Lưu chúng tôi là Lưu (Liu) Cát Xường (tên gọi theo phiên âm)có nguồn gốc ở tỉnh Vân Nam, Trung quốc ngày nay, khoảng đầu những năm 1900 Cụ Tổ cùng với người em trai di trú xuống phía nam, đến đất Định Hóa, Thái Nguyên. Ngày nay định cư ở đó, sau thời gian ổn định cuộc sống, người em trai mới quay về bên quê cũ định rằng sẽ mang theo anh em họ hàng đến định cư mới, nhưng không thấy trở về nữa... Trước đây trong dòng họ vẫn có 1 quyển gia phả viết bằng tiếng Hán nhưng qua 1 trận hỏa hoạn đã bị cháy các bậc cao niên trong họ cũng lần lượt nhắm mắt nên cũng không còn ai nhớ rõ được hết các mốc thời gian nữa, trải qua các thời kỳ phát triển. Hiện nay, trong dòng họ cũng có trên dưới 10 hộ gia đình với khoảng 60 nhân khẩu, hằng năm vào Tết thanh minh các hộ gia đình trong họ thường gặp mặt và đi tảo mộ cho các Cụ, đó là những dịp tôi được nghe các bậc cao niên trong họ kể lại nguồn gốc của dòng họ. trên đây chỉ là những nét chính mà tôi nhớ được rất mong có được sự thông cảm và chia sẻ của mọi người Lưu Văn Tới
Lưu Văn Tới
Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)