Ξ|Ξ   HỌ LƯU ĐỊA PHƯƠNG ::. MIỀN TRUNG ::. Quảng Ngãi.
Đăng ngày 28/8/2017
E-mail     Bản in

Một người tâm huyết với dòng họ
(LUUTOC.VN) - Qua thông tin của anh Lưu Quang Bình - PCT Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam kiêm Tổng Biên tập WEbsibe LƯUTOC.VN : giới thiệu về buổi gặp mặt LƯU TỘC QUẢNG NGÃI năm 2017 tôi thấy dòng họ Lưu - Quảng Ngãi đã tổ chức sự kiện hội ngộ giao lưu thật chu đáo, nêu được bản sắc văn hóa dòng họ, tạo bầu không khí đầm ấm đoàn kết, hướng về cội nguồn, kiến tạo tương lai...




Ông Lưu Quang Bình (Đà Nẵng) - PCT Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam phát biểu
 
Trong buổi gặp mặt LƯU TỘC QUẢNG NGÃI tôi thấy các anh đã rất quan tâm đến công việc xây dựng Từ đường, hương hỏa, nhà thờ đại tôn của 39 Chi họ LƯU - Quảng Ngãi, đây là công việc rất cần thiết và cấp bách, cần phải làm ngay. Đặc biệt anh Lưu Thành Huy mấy chục năm nay, đã bỏ công sức, tâm huyết ra để xây dựng phả đồ, phả hệ, dịch thuật, sao chép, viết tiếp gia phả của 39 Chi họ LƯU trên 1.000 trang. Đây là công trình nghiên cứu thật công phu mang đầy ý nghĩa nội hàm, bản sắc văn hóa dòng họ của LƯU TỘC QUẢNG NGÃI, tiến tới kết nối với phả hệ LƯU TỘC toàn quốc. Anh em trong Ban Nghiên cứu lịch sử dòng họ Lưu Việt Nam và Trung tâm UNESCO Văn hoá Gia đình và Dòng họ Việt Nam đánh giá rất cao sự đóng góp của anh Lưu Thành Huy, bác Lưu Nguyên Quảng và anh em Lưu Tộc phía Nam. Kính mong các anh tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của Lưu Tộc chúng ta.
 

Lưu Thành Huy - Họ Lưu Quảng Ngãi hiện cư trú tại Dak Lak
Bất cứ dòng họ nào dù to hay nhỏ, đều có danh tính của dòng họ ấy: họ Nguyễn, họ Trần, Họ Lê, Họ Trương, Họ Hoàng, họ Vũ, họ Phạm, họ Ngô, họ Lưu, họ Lại...v.v Gia phả, phả hệ, phả đồ, nhà thờ Tổ, Lăng Mộ Tổ đấy là những thứ gắn kết các thế hệ, dòng tộc với nhau, cùng nhau chung sức xây dựng dòng tộc ngày càng lớn mạnh:
Lăng Mộ Tổ, Nhà thờ Tổ: là nơi linh thiêng (thần linh chứng giám, thờ tự các bậc liệt tổ liệt tông). Chứng kiến cho sự thịnh suy của mỗi dòng họ. Địa linh, nhân kiệt, phong thủy ứng phát cho dòng họ ấy là : Đa Đinh, Phúc Lộc, Công Danh, Phú cường, hay Thê thiếp vvv..vv
Gia phả, phả hệ, phả đồ dòng họ: xác định danh tính họ tộc, thời gian, thời cuộc, nơi cát táng các bậc liệt tổ liệt tông, truyền thống văn hóa, khoa bảng, công danh, ngôi thứ, chi ngành, danh tính của mỗi cá nhân trong dòng họ .vv
Vì vậy trong công cuộc tìm lại cội nguồn dòng họ Lưu: việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là:
• Bản thân ta hiểu thế nào là họ tộc, gần xa, không kết hôn cùng huyết thống, gia đình văn hóa, hiếu kính cha mẹ, thương vợ, quý con, anh em trên dưới thuận hòa, cùng tương trợ đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống...
• Xây dựng Tổ Đường, Lăng Mộ Tổ khang trang, hợp phong thủy:
• Ghi chép tiếp, bổ sung, hoàn thiện Gia phả, phả đồ, phả hệ dòng họ, quê hương, nơi mình sinh ra và lớn nên: ( ít nhất là chín đời )
• Thường xuyên chiêm bái: Tổ Đường, Lăng Mộ Tổ, các bậc liệt tổ liệt tông
• Liên kết, kết nối với các dòng họ Lưu trong làng xã, ấp, huyện trong khu vực, trong tỉnh, thành. Nối vòng tay lớn tới toàn quốc...
Ơ quê hương Chấn Nam Hạ chúng tôi có Cụ Lưu Cẩm Thạch trên hai mươi năm đã đi tìm hiểu, gi chép gốc tích được trên 20 dòng họ Lưu tại Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình Hà Nam. Nay cụ đã về với Tổ tiên nhưng để lại cho chúng tôi những tài liệu vô cùng quý giá trên con đường tìm về cội nguồn dòng họ LƯU - VIỆT NAM. Xin kết thúc bài cảm tưởng này với đồng tộc họ Lưu bằng câu châm ngôn:

Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Thành Nam, Mùa Đại Lễ Vu Lan 2020
Lưu Bá Thiên An


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)