Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. NGỌC PHẢ; TỘC PHẢ; PHẢ ĐỒ .
Đăng ngày 27/3/2014
E-mail     Bản in

VIẾT GIA PHẢ BẰNG MÃ SỐ
Cây có cội nước có nguồn, loài người cố tổ tiên họ tộc. Tìm về với cội nguồn là nguyện vọng thiết tha chính đáng của mỗi con người.
Cây có cội nước có nguồn, loài người cố tổ tiên họ tộc. Tìm về với cội nguồn là nguyện vọng thiết tha chính đáng của mỗi con người.

          Một cuốn gia phả có thể đáp ứng được lòng mong muốn đó. Tổ tiên ta xưa sớm có ý thức điều này nên thường rất coi trọng việc ghi chép gia phả.

           Thực tế trên đất nước ta, đã có những dòng tộc ghi chép, gìn giữ được gia phả gần suốt chiều dài chính sử đất nước.Lại có dòng tộc ly tán ra nước ngoài cả gần chục thế kỷ nhờ có gia phả mà tìm lại được nơi đã sinh ra tổ tiên mình. Xem đấy đủ biết. một cuốn gia phả đối với mỗi họ tộc ý nghĩa biết nhường nào.

          Song, trên thực tế cũng vì nhiều lý do, biến cố lịch sử, do chiến tranh, do ngôn ngữ bất đồng, nhiều họ tộc không còn gia phả.

          Ngày nay hoàn cảnh cho phép, thế hệ đương thời cần ghi chép lại gia phả để dùng và truyền lại cho con cháu mai sau.

         

Theo suy nghĩ của tác giả, một cuốn gia phả cần phản ánh được các vấn đề chính yếu sau đây:

-         Quan hệ VAI VẾ của mọi người trong họ tộc.

-         Đơn giản, người xem dễ hiểu, đời sau dễ ghi, muốn thế việc ghi chép phải thật khoa học.

-         Phải phản ánh được truyền thống của họ tộc trong việc sống, lao động, học tập, xây dựng quê hương giữ nước giữ làng.

Xuất phát từ những yêu cấu đó, cùng với hệ thống MÃ SỐ dùng để tra cứu quan hệ trên dưới, trước sau, xa gần giữa những người trong họ tộc, nội dung ghi chép cho mỗi người gồm có:

-         Họ và tên. Riêng tên ngày trước có thể có 4 loại tên:

              - Húy : Tên do cha mẹ đặt

              - Tự : Tên chữ khi học hành thành đạt

              - Hiệu: Có thể đặt khi còn sống, thường là tên hèm do con cháu đặt khi sắp mất hoặc sau khi mất.

              - Thụy: Tên được trên ban theo phẩm hàm chức tước.

Ngày nay có thể chỉ có tên và bí danh, bút danh.

- Ngày tháng năm sinh.

- Nơi sinh.

- Nơi ở.

- Học vị nghề nghiệp

- Ngày tháng năm mất:

            Theo âm lịch:

            Theo dương lịch

- Nơi an táng cuối cùng

- Đặc điểm tiểu sử.

                   Những trường hợp đặc biệt trong họ tộc như danh nhân đất nước, văn nghệ sĩ, quan trường, tướng lĩnh… cần có những trang viết riêng.

                   Ngoài ra cũng có thể có những trang riêng chép những bài văn thơ hay, những phương thuốc gia truyền, những câu châm ngôn của người trong họ làm bài học cho con cháu mai sau.

 

                                        VIẾT GIA PHẢ BẰNG MÃ SỐ

 1. Quy tắc đánh mã số:

Mỗi người do họ tộc sinh ra đều mang một mã số. Mã số này được đánh theo một quy tắc nhất định.

                                 Quy ắc đó là:

          11.Đời cha mang mã số X thì các con do người đó sinh ra mang mã số X1,X2…Xn. Trong đó X1 là con thứ nhất,X2 là con thứ hai,Xn là con thứ n.

          Theo quy tắc này bắt đầu từ ông TỔ đánh một số, tỷ dụ: số 2 (Theo truyền ngôn ông TỔ là con thứ hai từ xa xưa đến định cư ở đất này) các con ông TỔ có mã số là: 21, 22…2n (X=2). Các cháu ông TỔ có mã số: 211,212…21n (X=21)……221,222…22n (X=22)

Ông 12113 có các con: 121131,121132…12113n (X=12113)

12. Cách đọc số:

Số 12113 đọc là: một hai một một ba.

13. Cách gọi thứ tự các chữ số trong mã số:

Số 12113 thì số 1 là số thứ nhất, số 2 là số thứ hai, số 3 là số thứ năm.

2. Nguyên tăc ghi gia phả:

              Gia phả được ghi theo nguyên tắc: CHA TRƯỚC CON SAU, ANH TRƯỚC EM SAU

          21.Theo nguyên tắc cha trước con sau thì trong cả họ cũng như chi họ, ghi đời thứ nhất trước, hết đời thứ nhất mới ghi tiếp đời thứ hai,ghi hết đời thứ hai mới ghi tiếp đời thứ ba,cứ như thế tiếp nối về sau.

          Như vậy đời ghi trước thuộc VẾ cha của đời ghi sau. Đời ghi sau thuộc VẾ con của đời ghi trước.

          22. Theo nguyên tắc anh trước em sau thì trong cùng một đời, ghi anh trước ghi em sau, ghi con anh trước ghi con em sau, ghi chi họ trên trước chi dưới sau.

          Như vậy trong cùng một đời thì người ghi trước bao giờ cũng là VAI anh, VAI chị của những người ghi sau đó.

          3.Phương pháp tra cứu:

          31. Nhìn số chữ số của mã số  có thể biết người mang mã số đó thuộc đời thứ mấy tính từ ông TỔ.

          Ông 12113 (5 chữ số) thuộc Đời thứ năm tính từ ông TỔ.

           Trong danh từ tiếng Việt,chữ Tổ cũng có những nghĩa khác nhau. Tổ có thể chỉ là ông nội của người ta theo hệ 5 đời gồm: Cao Tổ, Tằng Tổ,Tổ, Phụ, Thân. Trong sách này Tổ viết chữ thường để phân biệt với TỔ sẽ noi sau đây.

          TỔ mang ý nghĩa là người đã sinh ra một dòng họ có thể là 5, 10, 15 đời hay xa hơn như TỔ Hùng Vương. Trong sách này luôn dùng chữ TỔ (in hoa) để phân biệt với Tổ là ông nội người ta.

              32.Mã số của mỗi người đều mang mã số của tất cả những người đã sinh ra người đó( cha, ông…cho đến trên cùng là ông TỔ).

          Ông 12113 có cha mang mã số 1211,có ông nội mang mã số121, có cụ mang mã số 12,và trên cùng TỔ mang mã số 1.

          Số cuối cùng, số riêng của người mang mã số còn nói lên bản thân người đó là con thứ mấy trong gia đình.

          Ông 12113 là con thứ ba( số cuối là số 3),có cha là con thứ nhất (số cuối là số 1), có ông nội là con thứ nhât (số cuối là số 1), có cụ là con thứ hai ( só cuối là số2) và ông TỔ là con thứ nhất.

          Phân tích ra mã số của mỗi người đều bao gồm hai phần:

          Phần kế thừa mã số của cha ông (phần X).

          Phần của riêng mình ( 1,2,…n). Phần của riêng,chính là phần nói lên bản thân người đó là con thứ mấy trong gia đình.

          Chỉ riêng đặc điểm này đã nói lên giá trị tuyệt vời của mã số dùng vào việc viết gia phả. Mã số của mỗi người đều mang mã số của cha ông giống như mỗi người đều mang trong mình dòng máu cha ông vậy.

          Nhờ đặc điểm này khi có mã số của một người,ta có thể tìm ra mã số của tât cả những người đã sinh ra người đó, và cũng từ đây tìm ra mã số của con cháu họ về sau.Chẳng khác gì người ta có thể dùng gien để tim tông tích một con người.

          33. Muốn tìm mối quan hệ của bất kỳ hai người nào đó trong họ tộc chỉ cần viết mã số của cả hai người theo cách:

          Viết mã số này dưới mã số kia, số thứ nhất dưới số thứ nhất, số thứ hai dưới số thứ hai, … số n dưới số n.

          331 Ví dụ: Tìm mối quan hệ giữa hai người mang hai mã số 12113 và 13111.

          Ta viết:         12113

                               13111

          Ta thấy mã số của cả hai người đều có 5 chữ số, nên đều thuộc đời thứ năm (cùng VẾ)

          Ngay từ số thứ hai đã khác nhau nên cả hai người chỉ chung nhau ở ông số 1 là ông TỔ.

          Ta lại thấy số khác nhau đầu tiên là số thứ hai, một người sinh ra từ ông 12, một người sinh ra từ ông 13.Theo nguyên tắc anh trước em sau thì ông 12 là anh 13, vậy thì ông 12113 là con cháu ông 12 cũng là anh ông 13111 là con cháu ông 13.

          Nếu như họ tộc này phân chi ngay từ ông TỔ thì ông 12113 thuộc chi trên (chi thứ hai), ông 13111 thuộc chi dưới ( chi thứ ba)

          332. Ví dụ: Tìm mối quan hệ giữa hai người mang hai mã số 121139 và 1211313.

Ta cũng viết:                 121139

                                               1211313

Ta thấy người mang mã số 121139 có sáu chữ số nên thuộc đời thứ sáu. Người mang mã số 1211313 có bảy chữ số thuộc đời thứ bảy.

          Như vậy người mang mã số 121139 sinh trước một đời thuộc VẾ cha. Người mang mã số 1211313 sinh sau một đời thuộc VẾ con.

          Cả hai người đều có năm chữ số đầu giống nhau (12113) cũng có nghĩa cả hai cùng sinh ra từ ông 12113.

          Chỗ khác nhau,người mang mã số 121139 là con của ông 12113. Còn người mang mã số 1211313 lại là cháu của ông 12113. Nhưng người mang mã số 1211313 lại là con của ông 121131, anh ruột ông 121139.Vậy quan hệ giữa hai người mang mã số 121139 và 1211313 là chú cháu.

          Cứ như thế ta có thể tìm mối quan hệ giữa tất cả những người do họ tộc sinh ra.

          Đối những người không do họ tộc sinh ra như dâu rể của họ tộc, không có mã số thì VAI,VẾ được xác định thông qua mã số của chồng hoặc vợ người đó.

          4.Theo phương pháp mã số: 

Đời thứ nhất ông TỔ 1 số thì đời thứ n sẽ là n số. Một gia phả thường viết cho nhiều đời, số đời càng nhiều thì số của mã số cũng dài ra tương ứng. Để tránh cho việc ghi chép phức tạp nhầm lẫn do dẫy số quá dài ta có thể thay gốc x bằng chữ X  cho đời thứ 10 trở lên đời thứ nhất, chữ XX cho đời thứ 20 trở lên đời thứ nhất…Đó là nêu lên đường hướng khắc phục trong trường hợp gia phả ghi quá nhiều đời. Thực tế ngày nay,số điện thoại di động đã là 10 số, một Vebsite hoặc một E-mail có khi đã nhiều chục ký tự .Những thông tin luôn dùng hàng ngày đã là như thế, trong khi mã số gia phả năm một đôi lần giở ra tra cứu, thì vài bốn chục số chắc cũng không có vấn đề gì.

          5.Theo phương pháp mã số: 

Đời cha mang mã số X các con do người đó sinh ra mang mã số X1, X2,…Xn.Trường hợp n = > 10 thì từ số 10 trở đi phải để trong dấu ngoặc đơn (…) hoặc trong vòng tròn,trong ô vuông. Qua thực tế nhiều năm nghiên cứu, tác giả đã giải quyết tốt đẹp vấn đề này( cùng với khó khăn ở mục ) bằng cách in ở dòng mã số gia phả một dây các vòng tròn, mỗi một con số của mã số đặt trong một vòng tròn. Số vòng tròn nhiều ít tùy theo mã số dài hay ngắn. Như thế thì  không bao giờ có sư lầm lẫn nào cả.

          6.Cấu tạo gia phả:

Gia phả dùng mã số đặc biệt gọn nên không cần thiết phải làm quyển to.Văn bản mang ý nghĩa Gia Bảo này chỉ cỡ 16x10 cực to thì cũng chỉ 13x19 cm. Mỗi trang ghi một người. Dày mỏng tùy theo số người trong họ tộc nhiều hay ít. Toàn bộ gia phả được đặt trong hộp kim loại, nhựa hoặc gỗ. Hộp này cũng chỉ cần lớn hơn cuốn gia phả một chút làm sao chống được hỏa hoạn, ngập lụt, mối xông do sơ xuất. Về cấu tạo, khi giở cuốn gia phả trước mặt thì trang bên trái (thường là trang số chẵn) ghi người do họ tộc sinh ra, có mã số.

          Trang bên phải ghi dâu rể, là vợ hoặc chồng của người có tên ghi trang bên trái.

          Trước trang bên trái có mảnh tiêu đề chung gồm các mục:

 Mã số:

Họ và tên: (Hú y, Tự, Hiệu , Thụy, Bí danh, Bút danh…)

Ngày tháng năm sinh:

Nơi sinh:

Nơi ở:

Học vị, nghề nghiệp, chức tước:

Ngày tháng năm mất: - Theo dương lịch.

                                    -Theo âm lịch.

Nơi an táng cuối cùng:

Đặc điẻm tiểu sử.

          Mảnh tiêu đề này nên viết trên giấy tốt ,cứng gắn với bìa trước quyyển sao cho có thể gấp vào phía trong bìa,khi giở ra co thể làm tiêu đề chung cho tất cả các trang.

         Riêng trang phải ghi dâu rể, có thể có các trường hợp sau: Các ông có nhiều bà thì trang này phải chia thành nhiều cột (tương ứng với số các bà)rồi cũng ghi từng dòng theo tiêu đề.Nên ghi thêm mã số các con của từng bà ngay trong cột đó để tiện tra cứu.

          Cũng có trường hợp các bà là gái của họ, vì nhiều lý do phải đôi ba lần lấy chồng thì trang rể cũng chia như trang dâu.

          7.Các chương mục của gia phả:

          Một gia phả mở đầu cần có lời nói đầu nêu lên mục đích, ý nghĩa của việc ghi chép.

          Trước khi vào ghi chép cụ thể từng người, phải ghi lại  những điều mang tính chất thuyết minh,chủ yếu rút từ mục 1 đến mục 5 của tài liệu này để làm căn cứ cho việc tra cứu, ghi chép về sau.

          Cuối cùng, một gia phả cũng cần cónhững quy định thành văn về nguyên tắc giữ gìn, bảo quản, tục biên,…phần này do họ tộc thảo ra, thông qua,coi như hình luật của họ

             Lời bàn

           Người xưa cho rằng nữ nhân ngoại tộc có nghĩa là đàn bà thì không coi là người trong họ.Có lẽ vì thế mà các gia phả xưa để lại chỉ ghi ông không ghi bà. Ngày nay đã khác nên cùng với trai họ ghi cả dâu họ,gái họ. Lại có trường hợp muốn ghi cả con cháu của gái họ. Điều này chắc chắn không thể phổ cập được vì những họ lớn nhiều đời có thể có hàng trăm gái họ xuât giá, có hàng nghìn con cháu của những người đó. Hơn nữa người đàn bà khi đã  xuất giá thì con cháu của những người đó đã thuộc về họ khác có ghi chép được thì cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với họ tộc mình.

          Gia phả viết mã số với cách cấu tạo như đã giới thiệu, cho phép ghi đầy đủ trai, gái, dâu, rể. Các đối tượng này cũng ghi đầy đủ các tiêu thức như những người do họ tộc sinh ra. Thiết nghĩ khó có cách nào đầy đủ hơn.

          Riêng gái họ tác giả muốn dùng từ “mã khoá” thay từ mã số. Mã khoá cũng là mã số, nhưng khác mã số, mã số còn phát triển, riêng mã khoá đến đấy là ngừng, nên khoá giống như ta dùng từ khoá sổ. Hơn nữa như ông Đặng Vũ Nhuế ở Paris (Pháp) cũng có điều băn khoăn, con gái ngày nay nhiều người không lót chữ “thị”  như ông bà ta xưa nên trong văn bản dễ nhầm với đàn ông. Điều này gợi ý cho tác giả, mã số của những gái họ đóng khung vuông vừa để tránh nhầm lẫn với trai họ, vừa mang ý nghĩa mã khoá vậy. .

                       

Theo Sơn Mai Nguyễn Như Miến


Ý kiến - Nhận định
Cách dùng mã số trong gia phả
Liên hệ: 38 ngõ 162 phố Đội Cấn, Hà Nội - -988170*** - tuan171153@gmail.com
Cách dùng mã số trong gia phả Gia phả là bảo vật quý báu của mọi gia đình và dòng họ. Ứng dụng mã số vào gia phả là một giải pháp khoa học, được hướng dẫn cụ thể trong cuốn sách “Cách dùng mã số trong gia phả”, có kèm theo quyển “Gia phả” in sẵn để bạn đọc áp dụng trong gia phả của gia đình và dòng họ mình. Theo giải pháp này thì chỉ cần nhìn vào mã số trong bảng phả hệ của bất kỳ người nào là biết ngay người đó thuộc đời thứ mấy; chi nhánh nào; là con, cháu của ai; con thứ mấy; trai hay gái?...Anh, em bà con trong dòng họ dễ dàng nhận biết thứ bậc của nhau dù cách xa hàng chục, hàng trăm đời. Nội dung hướng dẫn dễ hiểu, dễ thực hiện; quyển Gia phả thiết kế đẹp, chất liệu tốt. Sách có bán tại các quầy hàng trong Văn Miếu, Bưu điện Bờ hồ; Nhà sách số 44 và 55 phố Tràng Tiền; số 4 và 17 phố Đinh Lễ; số 808 đường Láng, Hà Nội. Giá bìa: 150.000đ/1 bộ (2 cuốn). Nhận làm dịch vụ biên soạn Gia phả (có dùng mã số) và giao sách (miễn phí) tại nhà (trong 4 quận nội thành cũ của Hà Nội). Gọi: 0988170756
Nguyễn Văn Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)