Ξ|Ξ   GƯƠNG SÁNG ::. DANH NHÂN LƯU TỘC.
Đăng ngày 27/2/2014
E-mail     Bản in

NGƯỜI VIỆT NAM - HỌ LƯU NỔI TIẾNG
(LUUTOC.VN) - Trích dẫn giới thiệu tư liệu trong "Bách khoa tự điển mở Wikipedia" có đề cập đến các vị Thượng Tổ và một số hậu duệ nỗi tiếng của dòng Họ Lưu - Việt Nam qua các thời kỳ, tham gia ở mọi lãnh vực, được vinh dự ghi danh vào quốc sử chính thống của nước nhà. Riêng các danh nhân Lưu Tộc VN trong thời kỳ cận đại và hiện nay BBT chúng tôi đã sưu tầm và đang cập nhập nhiều thông tin bổ sung vào danh sách "Người Việt Nam Họ Lưu nổi tiếng" để bổ khuyết cho danh sách này và đã được đăng trong trang thông tin điện tử LUUTOC.VN, xin mời quý đồng tộc truy cập tìm hiểu thêm, để vui mừng và tự hào về dòng họ Lưu VN của chúng ta đang tiếp tục xuất hiện thêm nhiều nhân tài kiệt xuất, cống hiến công trạng cho đất nước và làm rạng rỡ tông môn dòng họ.

 
  • Lưu Cơ (940 - 1013), thọ 73 tuổi. quan trung thần một trong "Tứ Trụ" của Vua Đinh Tiên Hoàng, gồm Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ. Lưu Cơ giữ chức Thái Sư, là người kiêm cai quản thành Đại La. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì ông được coi là Đô trưởng đầu tiên của Thành Đại La (Thăng Long/Hà Nội ngày nay) từ khi đất nước giành được độc lập.
  •  
  • Lưu Kế Tông (? - 989) Năm 982, niên hiệu Thiên Phúc thứ 3, nhà vua Đinh Tiên Hoàng ngự giá thân chinh cất đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Năm 983, niên hiệu Thiên Phúc thứ 4, vua Lê Đại Hành rút đại quân về Hoa Lư và cử Quản giáp Lưu Kế Tông ở lại Đồng Dương chỉ huy đạo quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành. Năm 986, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7, Indravarman IV chết, Lưu Kế Tông tự lập lên làm vua Chiêm Thành. Qua năm sau, 989, niên hiệu Hưng Thống năm đầu đời Lê Đại Hành, Lưu Kế Tông mất.
  •  
  • Lưu Khánh Đàm (? - 1161) làm quan Nhà Lý, giữ chức Thái Úy khi nhận di chiếu của Vua Lý Nhân Tông tôn phò Lý Dương Hoán, cháu gọi Lý Nhân Tông là bác ruột lên ngôi, tôn hiệu Là Lý Thần Tông Hoàng đế. Em Lưu Khánh Đàm là Lưu Ba được phong làm Thái Phó. Năm Tân Tỵ (1161) Thái Úy Lưu Khánh Đàm mất. Theo sắc phong của đình Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình) ghi nhận thì thái phó Lưu Khánh Đàm là người dâng kế dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long cho Vua Lý Công Uẩn.
  •  
  • Lưu Diễm (? - ?), làm quan Nhà Trần, là người đỗ Đệ nhất giáp kỳ thi Thái học sinh năm Kiến Trung thứ 8 (Nhâm Thìn, 1232), đời vua Trần Thái Tông, cùng Trương Hanh. đỗ Đệ nhị giáp khoa thi này là Đặng Diễn, Trịnh Phẫu còn Đệ tam giáp là Trần Chu Phổ.
  •  
  • Lưu Miễn (? - ?) đỗ Nhất giáp khoa thi tháng 2 năm Kỷ Hợi (1239). Năm Kỷ Dậu (1249) được bổ làm An Phủ Sứ Phủ lộ Thanh Hóa. Năm Ất Mão (1255) Lưu Miễn cho bồi đắp đê sông các xứ Thanh Hóa.
  •  
  • Lưu Cương Giới (? - ?) làm quan đến chức Tả Bộc Xạ. Tháng 8 năm Ất Dậu (1285), Kỷ Nhà Trần, theo lệnh vua ông tuyên phong công thần theo thứ bậc khác nhau và trị tội các kẻ hàng giặc.
  •  
  • Lưu Thường (? - ?) mất khi 43 tuổi, là học sinh của quan triều đình họ Lặc Triều Trần, tham gia mưu loại Lê Quý Ly vì có ý tiếm ngôi Nhà Trần. Bị lộ nên bị bắt giết. Lưu Thường khi bị hành hình có làm thơ để tỏ rõ khí tiết của mình, thơ rằng:
         Tàn niên tứ thập hựu dư tam,
         Thương ái phùng chu tử chính cam.
         Báo nghĩa ưng tiền ưng bất nỗ,
         Bộc thi nguyên thượng cánh hà tam.

 

         Tuổi tàn bốn chục lại thừa ba,
         Bị giết vì trung cũng đáng mà.
         Khi sống không sai điều giữ nghĩa,
         Phơi thây đồng nội thẹn gì ta.
  • Lưu Nhân Chú (?-1433), Khai quốc công thần nhà Hậu Lê được phong chức Tể Tướng.
  •  
  • Lưu Hưng Hiếu (? - ?) đỗ Tiến Sỹ Cập đệ khoa thi tháng 4 năm Cânh Tý, Hồng Đức thứ 11 (1480) đời Vua Lê Thánh Tông, giữ chức Hàn Lâm Viện Thị Độc Tham Trưởng Viện sự. Ông cùng các Nho sỹ họ Lưu như Lưu Thư Ngạn, Lưu Dịch và các danh sỹ đương thời khác lập nên Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú một diễn đàn văn học nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam.
  •  
  • Lưu Đức An (1490-1562), Tiến sỹ thời nhà Mạc, người làng Vũ Nghị, Thái Ninh, Thái Bình (nay là xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, Thái Bình). Từ đường và lăng mộ là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.
Theo Bách khoa toàn thư mở


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)