Ξ|Ξ   VĂN HÓA ::. Xã hội.
Đăng ngày 20/10/2013
E-mail     Bản in

Cây Độ sinh kỳ diệu với mỗi gia đình
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng và in-tơ-nét liên tục đưa thông tin về những giá trị kỳ diệu của cây Độ sinh (Chùm ngây). Do những tác dụng đặc biệt về dinh dưỡng và y dược, loại cây này đang tạo nên một phong trào trồng rộng rãi trong các gia đình cả ở thành phố và nông thôn…


Về cây Độ sinh

Cây Độ sinh (Chùm ngây) có tên khoa học là Mô-ri-ga Ô-lê-phê-ra phân bố rải rác trong tự nhiên tại các vùng nhiệt đới và được ghi chép trong tư liệu của người Ấn Độ cách đây hơn 5.000 năm với giá trị dinh dưỡng, y dược. Tên gọi Độ sinh do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đặt với hàm ý cứu độ sự sống. Ở Việt Nam, cây này có tên Chùm ngây, Mì chính… và là loài cây bản địa.

Đây là loài cây duy nhất trên thế giới cùng lúc được hai tổ chức FAO (Tổ chức Nông lương thế giới) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) khuyến nghị trồng tại các nước có nạn đói, suy dinh dưỡng… Hiện đã có hơn 90 quốc gia trồng loại cây này với vai trò giải pháp dinh dưỡng và y tế cộng đồng theo khuyến nghị của các tổ chức nói trên, điển hình là Ni-ca-ra-goa, Kê-ni-a, Xê-nê-gan…

Từ các báo cáo của WHO và FAO, loại cây này đã giúp hàng triệu người thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, đẩy lùi và ngăn ngừa bệnh tật với các giá trị dinh dưỡng và y dược đã được kết luận bởi các công trình nghiên cứu khoa học.

Giá trị dinh dưỡng và y tế

Trước hết, phải khẳng định rằng giá trị dinh dưỡng của cây Độ sinh mang đến cho con người rất đáng kinh ngạc với các thông số phân tích từ phòng thí sk1287nghiệm:

Trong cùng một khối lượng lá tươi có chứa lượng vi-ta-min C cao gấp 7 lần cam, vi-ta-min A gấp 4 lần cà rốt, can-xi gấp 4 lần sữa tươi, ka-li và prô-tê-in cao gấp 3 lần trong chuối và sữa chua.

Hàm lượng này trong lá khô vượt đáng kinh ngạc: Vi-ta-min A cao gấp 10 lần, can-xi cao gấp 15 lần, ka-li cao gấp 16 lần và prô-tê-in cao gấp 9 lần cùng hệ so sánh.

Nếu sử dụng lá tươi, cứ 100 gam lá/ngày cho trẻ từ 1 – 3 tuổi sẽ cung cấp 100% lượng can-xi so với nhu cầu dinh dưỡng, khoảng 70% lượng sắt, 50% lượng prô-tê-in, ka-li… Sử dụng 100 gam lá tươi/ngày với phụ nữ mang thai sẽ cung cấp được khoảng 1/3 nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.

Các công trình nghiên cứu nghiêm túc của thế giới đều công nhận, ngoài giá trị dinh dưỡng cao, Độ sinh còn có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cô-lét-xtơ-rôn, chống ô-xy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm…

Đây cũng là loại cây hiếm gặp mà tất cả các bộ phận từ rễ, thân, vỏ, hạt, hoa, quả, lá đều có công dụng. Các thành phần của cây đều trở thành nguồn nguyên liệu quý để sản xuất các loại thực phẩm chức năng, thuốc… giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng và y tế.

Sử dụng trong gia đình

Là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, Độ sinh dễ thích nghi trong các môi trường trồng trọt chỉ với hai lưu ý: Không để ngập nước và thiếu nắng. Do đó, với các gia đình ở thành phố, có thể trồng trong chậu cảnh, thùng xốp (như phong trào trồng cây Lược vàng hiện nay) và chỉ khoảng sau ba tháng là có thể thu hoạch rau ăn. Đối với các hộ nông thôn, việc trồng trọt không những phục vụ mục đích dinh dưỡng, phòng bệnh mà còn có thể kinh doanh như một sản phẩm nông nghiệp.

Việc sử dụng trong bữa ăn cũng khá đơn giản. Có thể chế biến lá rau thành những món canh với tôm, thịt nạc…; các món xào, nấu với trứng… Đặc biệt, do vị ngọt đậm của rau, khi chế biến không cần thêm các gia vị phụ như bột nêm, mì chính, giảm lượng muối khi nấu.

Ý kiến của các nhà khoa học

Năm 1989, ông Trương Văn Hộ, cựu Giám đốc Trung tâm Cây có củ thuộc Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, có những kết quả đầu tiên về giá trị của loại cây này.

Năm 2007, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Liên (Việt Liên Co,.) đã trồng thử nghiệm thành công loại cây này theo quy trình hữu cơ tại Hà Nội ở quy mô công nghiệp. Hiện nay, công ty này vẫn đang tiếp tục phát triển các nghiên cứu ứng dụng sang các lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm và sản phẩm dinh dưỡng. Sản phẩm của công ty cũng đã có mặt trên thị trường và được người tiêu dùng đón nhận.

Tháng 7/2009, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng, thuộc Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã đưa Chùm ngây vào danh mục 11 loài cây trồng được bảo hộ với Thông tư số 33/2009/TT-BNNPTNT.

Với tâm huyết vì cộng đồng, có rất nhiều nhân sĩ, nhà khoa học đã và đang tham gia tuyên truyền về việc phát triển loại cây này như GS Trần Hồng Quân (cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), TS Đinh Thị Mỹ Loan (Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam), TS Văn Đình Ưng (Cựu Phó chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo)…

Lời kết

Hằng năm, có hơn 6 triệu trẻ em chết vì thiếu dinh dưỡng trên toàn thế giới theo đánh giá của UNICEF và Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về tình trạng này. Tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn ở mức báo động, đặc biệt suy dinh dưỡng chiều cao có hướng gia tăng, trong khi số lượng trẻ sinh non do chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai không giảm. Trong thời kì kinh tế biến động, giá thành các nguồn thực phẩm, sữa và các giải pháp dinh dưỡng liên tục tăng, nhiều gia đình không có điều kiện tài chính bảo đảm nguồn dinh dưỡng. Cây Độ sinh chính là giải pháp tốt nhất, rẻ tiền nhất để giải quyết các vấn đề nói trên cho mỗi gia đình.

 Tham khảo thêm theo đường dẫn này: http://caychumngay247.com/trong-cham-soc-cay-chum-ngay/

 
 
Theo Chuyên gia Nguyễn Văn Hùng


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)