Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. LƯU TỘC VIỆT NAM.
Đăng ngày 19/9/2014
E-mail     Bản in

Chuyến du khảoTây Nguyên và miền Nam Trung Bộ của dòng họ Lưu Phương Nam
 
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, tại Lưu Gia Trang, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Tp. HCM. Căn cứ theo nguyện vọng của tất cả con cháu nội ngoại họ Lưu sinh sống ở Miền Nam Việt Nam, Hội đồng liên lạc họ Lưu ở Miền Nam tổ chức đoàn du khảo mục đích khảo sát, tìm hiểu, truy nguyên nguồn gốc để con cháu nội ngoại quay về cội nguồn tổ tông họ Lưu của mình. Bốn giờ sáng xe ô tô bắt đầu khởi hành, thành phần đoàn du khảo, quay phim “Ký sự Lưu Tộc Việt Nam” giai đoạn 2, gồm có 8 người (kể cả lái xe) sau đây:
1.  Ông Lưu Nguyên Quảng - 77 tuổi - Trưởng đoàn du khảo. Người họ Lưu thuộc tỉnh Nam Định, định cư tại TP. HCM.
2.  Ông Lưu Danh - 60 tuổi, định cư tại TP HCM.
3.  Ông Lưu Hợi - 53 tuổi, định cư tại TP HCM.
4.  Ông Lưu Thành Huy - 58 tuổi – Thư ký đoàn du khảo.
5.  Ông Lưu Công Phương - 62 tuổi, định cư tại TP HCM.
6.  Ông Lưu Hữu Thu - 48 tuổi, định cư tại TP HCM; Nhà tài trợ phương tiện chuyên chở đoàn du khảo.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN DU KHẢO
Theo kế hoạch của đoàn du khảo điểm đến khảo sát, tìm hiểu và thăm viếng con cháu nội ngoại họ Lưu tại tỉnh Đăk Lăk trong ngày 19, 20-9-2014, sáng sớm ngày 21-9-2014 theo đường quốc lộ 26 đi xuống tp Nha Trang. Đoàn du khảo tham dự lễ giỗ cụ tổ tiền hiền Lưu Nguyện ở chi họ Lưu làng Vĩnh Thái, tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà và một số bà con ở Khánh Hoà kết thúc chuyến du khảo và trở về tp. HCM khoảng sáng ngày 22 tháng 9 năm 2014. Trong quá trình đi khảo sát nghiên cứu sẽ thực hiện quay phim “Ký sự Lưu Tộc Việt Nam” giai đoạn 2.
Đúng 04 giờ sáng, ngày 19 tháng 9 năm 2014 (26/8 Âm lịch), đoàn du khảo vào thắp hương yết cáo ông bà Tổ tiên Lưu Tộc tại Lưu Gia Trang được coi là điểm liên lạc quan trọng của đoàn du khảo. Xe của đoàn bắt đầu khởi hành từ Lưu Gia Trang ra quốc lộ 1 đi theo hướng Bắc đến ngã tư cầu vượt Bình Phước rẽ trái theo quốc lộ 13 vào lúc 05 giờ 25 phút, đi thẳng theo quốc lộ 13 qua tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, gặp quốc lộ 14 về các tỉnh vùng Cao nguyên. Theo lộ trình đoàn du khảo đến huyện Đrlắp, tỉnh Đăk Nông lúc 11 giờ 30 phút. Đoàn dừng chân nghỉ ngơi và ăn cơm trưa, đến 13 giờ 30 phút đoàn tiếp tục lên đường. Dự kiến đoàn đến trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 13-14 giờ cùng ngày.
Kế hoạch ngày đi của đoàn du khảo thực hiện quay phim “Ký sự Lưu Tộc Việt Nam” giai đoạn 2, nhưng trước đó vài ba ngày thời tiết mưa gió liên tục không thuận lợi, ngay ngày đoàn du khảo lên đường vẫn còn bị mưa vì ảnh hưởng của cơn bão số 3 năm 2014. Bên cạnh đó đoàn du khảo đi theo đường quốc lộ 14 đang bị ủi lên làm lại để nâng cấp thành đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 1B) nên đường rất xấu, đi lại khó khăn, dọc đường xe đi có đoạn bị mắc lầy bùn đất đỏ bazan bám đầy trên xe. Đường xấu nên ảnh hưởng đến lộ trình của đoàn rất nhiều đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người trong đoàn đa số là những người cao tuổi. Đặc biệt rất ít gặp được các cảnh quay vừa ý cho “Ký sự Lưu Tộc Việt Nam”.
Theo lịch trình làm việc của đoàn du khảo đầu tiên là thăm viếng con cháu nội ngoại họ Lưu, Chi tộc “Lưu Viết” ở xã Hoà Khánh, thành phố Ban Ma Thuột. Đoàn đã không khảo sát được vì lý do hầu hết những người có trách nhiệm của Chi tộc Lưu Viết nới đây đã về quê hương xứ Quảng trùng tu xây mộ ông bà nên đoàn không tập hợp được thông tin gì hơn nữa.
Được biết: Chi tộc “Lưu Viết” nơi đây, đời ông cha ở xã Bình Chánh, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đến định cư vùng Cao nguyên, đi di dân vào năm 1959 thời kỳ Ngô Đình Diệm, đến nay sinh hạ hậu duệ được bốn đời, vẫn giữ được gia phả nguyên bản chữ Hán Nôm nhưng chưa được dịch ra chữ quốc ngữ. (thông tin này do ông Lưu Thành Huy cung cấp cho đoàn du khảo).
Đoàn du khảo đến thành phố Ban Ma Thuột vào lúc 17 giờ 45 phút trời đã nhá nhem tối. Dù lộ trình dài gần 400km đầy cực nhọc, vất vả, và cực nhọc nhưng đoàn du khảo tiến hành làm việc khảo sát ngay. Trước khi lên đường khảo sát, Ngài trưởng đoàn đã liên lạc báo cho con cháu nội ngoại họ Lưu tại tỉnh Đăk Lăk, khi lên tới nơi đoàn đã được các dòng tộc nơi đây đón tiếp nồng hậu. Tình cảm ưu ái của bà con dành cho đoàn không thể nói nên lời, đúng với nghĩa của câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Tình cảm yêu thương trìu mến của bà con dòng họ giành cho đoàn du khảo như anh chị em ruột thịt bị lưu lạc lâu năm nay tìm về được với nhau.
Tổ chức đón đoàn du khảo chúng tôi, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 30km, theo đường quốc lộ 14, có Chi tộc Lưu những người già 70-75 tuổi, họ phải đi bộ 40km về trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột từ lúc 14 giờ, đón đoàn du khảo để hướng dẫn, chỉ đường và thăm viếng con cháu nội ngoại họ Lưu tại tỉnh Đăk Lăk.
Đoàn du khảo vào thăm nhà ông Lưu Trọng Hiệp 54 tuổi, thuộc vùng ven cửa ngõ vào thành phố Ban Ma Thuột ở số nhà 434, đường Võ Văn Kiệt, phường Khánh Xuân, thành phố Ban Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk là con cháu họ Lưu có nguồn gốc họ Lưu phái 3, ở thôn Vạn An, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào định cư ở tỉnh Đăk Lăk năm 1983, đến nay hậu duệ sinh hạ được ba đời, nơi đây nhà ông trở thành Từ đường. Đoàn du khảo thắp hương cáo lễ ông bà tổ tiên, thăm viếng bà Bùi Thị Tư 76 tuổi là mẹ của ông Lưu Trọng Hiệp và hai người em trai ruột của ông cũng ở gần đó là ông Lưu Trọng Thao và ông Lưu Trọng Thương. Sau khi thăm viếng đoàn du khảo tạm chia tay lên đường tiếp tục lộ trình đã định.
Đến 19 giờ 15 phút xe của đoàn đến trung tâm thành phố Ban Ma Thuột, vào thăm nhà ông Lưu Thanh Điệp 46 tuổi ở số nhà 141, đường Hai Bà Trưng, thành phố Ban Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Thăm con cháu nội ngoại thuộc nguồn gốc họ Lưu ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình vào tỉnh Đăk Lăk định cư năm 1986 đến nay sinh hạ hậu duệ con cháu được ba đời. Vì lý do đột xuất đoàn du khảo không gặp được ông Lưu Thanh Điệp để hướng dẫn đoàn khảo sát. Được biết Chi tộc họ Lưu nơi đây con cháu nội ngoại khoảng dưới 60 người, có xây dựng nghĩa trang riêng của họ Lưu nơi đây trên diện tích 2000 m2, toạ lạc ở khu vực huyện Krong Ana, tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thành phố Ban Ma Thuột 25 km về hướng Nam.
Những thông tin trên do đoàn du khảo ghi nhận thấy được một phần của con cháu họ Lưu khi định cư nới đây, con cháu họ Lưu đã làm ăn thành đạt tronh kinh tế, xã hội nơi đất khách quê người, khi tha phương cầu thực của con cháu họ lưu của chúng ta.
19 giờ 50 phút đoàn du khảo thăm nhà bà Lưu Thị Nghĩa 64 tuổi, số nhà … đường Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Ban Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Không gặp được ông bà ở nhà vì phải đưa tiễn hai người anh là ông Lưu Công Bốn và ông Lưu Công Ba trên 70 tuổi, thuộc gốc họ “Lưu Công” xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vào định cư năm 1987 tại huyên Krong Păk, tỉnh Đăk Lăk, hai ông đã phải lặn lội trên 40km về trung tâm thành phố Ban Ma Thuột để đón đoàn du khảo từ lúc hai giờ chiều. Đường xá đi lại khó khăn đoàn du khảo đến trễ, 20 giờ đoàn mới đến được nhà bà Nghĩa. Vì đợt đoàn quá muộn nên ông bà Nghĩa phải đưa hai ông anh về huyện Krong Păk hai ông đi xe máy đường xa về huyện mà người già mắt lại kém.
Đoàn cảm nhận được cái tình yêu thương vô cùng quý mến của con cháu nội ngoại họ Lưu nơi đây dành cho đoàn, nên cả đoàn quên đi cái đói cồn cào, cái mệt lả của mọi người trong đoàn vì bây giờ là 20 giờ và đoàn đã đi cả ngày trên 400km vẫn chưa ăn uống gì. Đoàn du khảo hội ý ngay quyết định không đợi và tiếp tục lộ trình về huyện Cư Mgar để khảo sát. Xe tiếp tục lăn bánh sang đường Phan Chu Trinh đi thẳng về huyện Cư Mgar cách trung tâm thành phố Ban Ma Thuột 15km về hướng Bắc tỉnh Đăk Lăk, thì mới ăn uống nghỉ ngơi ở đó. Mặc dù đi đường xá xa xôi lại đang sửa chữa đường rất xấu nhưng tinh thần và sức khoẻ của cụ trưởng đoàn lại rất sung sức so với anh em trong đoàn dù đã 77 tuổi.
Đến 21 giờ 10 phút, đoàn vào thăm nhà ông Lưu Thành Huy ở số nhà 258, thôn Tiến Phú, xã Quảng Tiến, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Tại đây, đoàn gặp vợ chồng người con gái tên Lưu Thị Lên 32 tuổi là hậu duệ con cháu của họ Lưu ở huyện Lăk, gốc họ “Lưu Văn” xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vào đây định cư theo chính sách di dân năm 1959 thời Ngô Đình Diệm, sinh hạ hậu duệ được bốn đời; ở cách trung tâm thành phố Ban Ma Thuột 70km về hướng Đông Nam (quốc lộ 27 rẽ đi tp. Đà Lạt) của tỉnh Đăk Lăk, đã về đây chờ đoàn du khảo từ chiều. Tại đây gia đình đã chuẩn bị sẵn cơm nước để chờ đoàn. Tại gia đình ông Lưu Thành Huy ăn bữa cơm đêm, nhìn đồng hồ là 21 giờ 25 phút. Tại đây đoàn lại vui mừng gặp một người là ông Lưu Thanh Điệp từ thành phố Ban Ma Thuột chạy xe ô tô về đây gặp cho được đoàn du khảo vi buổi chiều đoàn thăm nhà ông mà không gặp được. Ông cùng ăn bữa cơm, hàn huyên trao đổi, chia sẻ vui buồn của dòng họ Lưu tỉnh Thái Bình cho cả đoàn được rõ.
Theo dự kiến lộ trình hoạt động của đoàn du khảo giành thời gian một buổi sáng ngày 20 tháng 9 năm 2014 đến làm việc khảo cứu tháp Yang Prong, độ cao 9 mét, chân đế khối hình trụ vuông mỗi bề 5 mét, giống hình búp sen toạ lạc ở thôn 5, xã Ea Rook, huyện Ea Súp, cách xa trung tâm thành phố Ban Ma Thuột hơn 100km về hướng Tây của tỉnh Đăk Lăk, vùng biên giới giáp với tỉnh MunDonKyRy của vương quốc Cam-pu-chia. Tháp này từ năm 1991 đến nay được công nhận là di sản văn hoá cấp quốc gia của tỉnh Đăk Lăk. Được biết theo các nhà nghiên cứu khoa học … nhiều ngành, nhà khảo cổ học v.v… đã vào cuộc cho biết tháp Yang Prong do vương quốc Chămpa (Chiêm Thành) xây dựng vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13. 
Đoàn du khảo vừa ăn cơm vừa họp bàn nhanh chuẩn bị cho kế hoạch thực hiện lộ trình ngày hôm sau (20-9-2014), cả đoàn thống nhất quyết định dừng lộ trình đi khảo cứu tháp Yang Prong ở huyện Ea Súp, thăm bà con các Chi tộc họ Lưu ở thị xã Buôn Hồ, huyện Krong Năng, huyện Lăk… vì thời gian của đoàn du khảo quá ít không đủ thời gian để khảo cứu. Đoàn chỉ đủ thời gian ghé thăm khảo sát con cháu họ Lưu theo dọc quốc lộ 26 xuống đèo Phượng Hoàng đi Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà kịp dự lễ giỗ cụ tổ Lưu Nguyện ngày 21 tháng 9 năm 2014 (28-8 âm lịch hàng năm) đành hẹn cho cuộc khảo cứu sau sẽ bố trí thời gian khảo sát tháp Yang Prong kỹ hơn.
Đoàn thăm nhà ông Lưu Thành Huy. Được biết, Ông là đời thứ 11 là Ngành trưởng của hậu duệ họ Lưu gốc ở làng An Chỉ, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, đến đời thứ tư tổ phái 1 của ông đến định cư ở thôn Vạn An, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi rồi trở thành Tổ Tiền Hiền Chi Tộc Lưu nơi đây. Đến đời thứ 10 cha của ông lên vùng Cao nguyên sinh sống là sớm nhất chỉ vào năm 1955 hậu duệ sinh hạ con cháu nội ngoại được 4 đời. Nhà ông Lưu Thành Huy trở thành Từ Đường thờ cúng tổ Chi tộc Lưu làng An Chỉ, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi tại vùng Cao Nguyên.
Theo chính sử vùng Cao nguyên Trung phần là đất “Hoàng triều cương thổ” của vua triều Nguyễn là vùng đất của người dân tộc thiểu số như: Êđê, Gia Rai, Ba Na, Mnông v.v… sau đó Toàn quyền Đông Dương Pháp, chính quyền bảo hộ nước ta, ra sắc lệnh thành lập tỉnh Đăk Lăk vào năm 1904. Lúc này mới có dân tộc Kinh lên vùng đất này định cư sinh sống.
Ông Lưu Thành Huy là người nghiên cứu, truy tìm con cháu nội ngoại dòng họ Lưu, làm gia phả suốt 30 năm, từ năm 1983 đến nay. Tại nhà ông đã lưu giữ rất nhiều văn bản nguyên bản chữ Hán Nôm cổ và ông đã đi khắp các tỉnh miền Trung và Cao Nguyên. Ông xác định rõ, chắc chắn cho đoàn du khảo là năm tỉnh vùng Cao nguyên Trung phần không có nơi nào xây dựng được nhà thờ họ Lưu, chỉ có con cháu nội ngoại của các Chi tộc họ Lưu, nhiều nhất là 4 đời thờ cúng ông bà rồi trở thành nhà Từ Đường mà thôi. Hiện nay riêng Chi tộc họ Lưu của ông, tính cả con cháu nội ngoại đến định cư sau 1975 chỉ có khoảng 30 người mà thôi. Hiện tại các Chi tộc họ Lưu đến định cư trên toàn tỉnh Đăk Lăk có khoảng 500 người con cháu nội ngoại trong đó con cháu nội người mang dòng họ Lưu khoảng 200 người.
Có một điều đáng tiếc là biết có con cháu nội ngoại ở thị trấn Ea Pôk, huyện Cư Mgar có gốc họ Lưu ở làng Khánh Mỹ, xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cũng gốc từ họ Lưu ở thôn Vạn An, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ra đi rồi trở thành Tổ Tiền Hiền làng Khánh Mỹ đến định cư ở tỉnh Đăk Lăk, sau năm 1985 có khoảng 20 người kể cả con cháu nội ngoại, ở cách thôn ông Lưu Thanh Huy ba km, về phía Nam, nhưng đoàn du khảo không liên lạc được để đến thăm viếng con cháu nội ngoại và khảo sát.
06 giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 2014 đoàn du khảo trở lại gia đình ông Lưu Thành Huy quay phim ghi hình nơi đây, vì tối hôm trước đoàn đến đây trời đã tối về đêm về chuyên môn không đủ ánh sang để ghi hình của lộ trình “Ký sự Lưu tộc Việt Nam” tiếp tục. Gia đình có chuẩn bị cho đoàn ăn sang, lúc này cả đoàn cùng ngồi vào tranh thủ ăn vội vã vì đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà trên 200km; lộ trình đi theo quốc lộ 26 và dọc đường còn phải ghé vào nhiều nơi để thăm khảo cứu con cháu họ Lưu.
06 giờ 45 phút ngày 20 tháng 9 năm 2014 tất cả mọi người trong đoàn du khảo lên xe tiếp tục lộ trình đã vạch ra. Đi được 1 km xe chạy vào tỉnh lộ 8 nhưng không rẽ vào thành phố Ban Ma Thuột, mà xe đoàn du khảo đi thẳng theo đường liên xã (Quảng Tiến-Cuôr Dăng) đến 7 giờ 05 phút đến ngã ba gặp quốc lộ 14 không đi về thành phố Ban Ma Thuột mà vẫn đi theo đường liên huyện (Cư Mgar - Krong Păk) đến 7 giờ 55 phút xe đến ngã ba km 18 gặp quốc lộ 26, xe rẽ trái theo quốc lộ 26 đi về Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Người đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê… sinh hoạt của họ đã có nhiều nét giống như người Kinh. Nữ mặc quần hai ống nhưng trên lưng vẫn mang chiếc gùi đan bằng tre truyền thống của họ, thỉnh thoảng lắm mới thấy một vài người mặc quần một ống (váy quấn hay xà lùng) theo truyền thống của họ. Nam thì không cuốn khố để mông ra ngoài như khi xưa, điều đó chỉ còn là hình thức trong các lễ hội để quay phim ghi hình mà thôi. Còn nhà ở của họ dọc hai bên đường cũng làm nhà triệt như người Kinh, chỉ ở vùng sâu trong rừng họ mới làm nhà sàn truyền thống theo tập tục xưa để chống thú rừng hung dữ, là một hình thức tồn tại trong cuộc sống của họ ở rừng già núi thẳm của đại ngàn Trường Sơn.
Về tôn giáo tín ngưỡng ở vùng Cao nguyên, đoàn du khảo cũng thấy có chùa, nhà thờ được xây dựng khang trang giống như nét văn hoá nghệ thuật kiến trúc ở dưới đồng bằng và các nơi khác. Về nhà thờ họ tộc thì cũng đã thấy có nhiều họ tộc được xây dựng quy mô rất lớn, đẹp đẽ và trang nghiêm, như tộc Lê, Nguyễn, Võ, Phan… chỉ có họ Lưu là chưa có.
Xe của đoàn du khảo đi theo đường liên huyện so với đường đi theo quốc lộ 26, quãng đường rút ngắn được 35 km. Lúc này là 8 giờ 50 phút đoàn du khảo đi ngang qua thị trấn Phước An, huyện Krong Păk, tỉnh Đăk Lăk. 
Trong thời gian nghỉ tại đây cũng như đi dọc đường, người trưởng đoàn phải nhận điện thoại liên tục và trả lời cho con cháu nội ngoại các Chi tộc họ Lưu theo lịch trình đoàn du khảo sẽ ghé vào thăm ở dọc đường theo quốc lộ 26. Con cháu nội ngoại họ Lưu ở Nha Trang cũng mong muốn đoàn du khảo đến trước 17 giờ để gặp mặt con cháu trong họ tộc, hội ý cho ngày hôm sau giỗ kỵ chính thức. Vì tất cả mọi người trong họ chờ đợi để đón tiếp đoàn du khảo mà đi đường quá lâu nên họ sốt ruột gọi điện thoại liên tục
Xe đã kiểm tra an toàn, mọi người tiếp tục lên đường theo lộ trình đến km 39, lúc này là 9 giờ 55 phút xe dừng lại gặp ông Lưu Công Bốn 70 tuổi đón đoàn du khảo, hướng dẫn về nhà của ông ở thôn Phước Lộc, xã Ea Phê, huyện Krong Păk, tỉnh Đăk Lăk. Đoàn chúng tôi gặp ông Lưu Công Ba 75 tuổi, ông Lưu Công Bảy 52 tuổi. Đón tiếp chúng tôi tay bắt mặt mừng, sau đó cả đoàn du khảo thắp hương lễ kính ông bà vì nơi đây là nhà Từ Đường của Chi tộc họ Lưu Công nguồn gốc Chi tộc Lưu Công xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vào định cư năm 1986, đến nay sinh hạ hậu duệ con cháu nội ngoại được 3 đời. Ở tỉnh Đăk Lăk Chi tộc họ Lưu nơi đây có con cháu nội ngoại họ Lưu vào định cư xung quang vị trí địa phương này là đông nhất vùng Cao nguyên, giỗ chạp hang năm vào ngày 21 tháng 11 âm lịch. Năm nào cũng có trên 120 người lớn nhỏ con cháu họ Lưu tham dự, nhưng cũng chưa xây dựng được nhà thờ tộc Lưu ở nơi đây.
Trong đoàn du khảo có ông Lưu Công Phương là thành viên của đoàn gặp một bất ngờ lớn “hạnh phúc quá đơn sơ, mà tôi đâu có ngờ” đã đến với ông Lưu Công Phương là cháu biết được nơi ở của ba ông chú của mình trong họ tộc đồng đường[1] của mình là ông Lưu Công Ba, ông Lưu Công Bốn và ông Lưu Công Bảy. Vì ông Phương ở Sài Gòn mỗi khi về tỉnh Quảng Nam giỗ chạp thì gặp nhau, chỉ biết với nhau nói mấy chú ở tỉnh Đăk Lăk. Mà mấy mươi năm có biết nhà mấy ông chú ở đâu? Chỗ nào? Vậy mà ông phương tham gia chuyến du khảo này lại biết được chỗ ở của ba ông chú của mình thật là hạnh phúc.
Vậy mà, việc chung của đoàn du khảo còn nặng nề, vì trách nhiệm của con cháu nội ngoại họ Lưu đã tin tưởng giao cho. Đoàn du khảo đại diện thay mặt cho con cháu cố gắng khảo sát làm được những gì thì cố gắng làm, dù tốn kém để được những hình ảnh lưu lại con cháu tương lai, đoàn dừng lại thăm viếng ở đây chỉ có 35 phút lại phải lên đường.
10 giờ 30 phút đoàn du khảo tiếp tục lộ trình đi theo quốc lộ 26, đến km 64 lúc này là 11 giờ 30 phút, đoàn du khảo dừng lại ở xã Ea Tý, huyện Ea Ka, tỉnh Đăk Lăk. Có Chi tộc họ Lưu thuộc nguồn gốc ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đi vào tỉnh Đăk Lăk định cư làm ăn sinh sống năm 1995. Có vợ chồng người con gái họ Lưu bà tên là Lưu Thị Huệ 52 tuổi và ông Nguyễn Văn Lực 59 tuổi, đoàn được gia đình ân cần đón tiếp rất chu đáo, ở đây gia đình đã chuẩn bị dọn sẵn cơm trưa cho cả đoàn. Qua trao đổi làm việc với gia đình, bà Lưu Thị Huệ vào ở nơi đây làm ăn kinh tế thành đạt; hiện có trang trại chăn nuôi gà siêu trứng, số lượng quy mô 50.000 (năm mươi ngàn con) trên diện tích 2ha (20.000m2). Dù gia đình mời cả đoàn dùng cơm trưa, nhưng cả đoàn không ăn cơm, mà mọi người lên xe đi vào tham quan mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi gà siêu trứng có tên “Công ty TNHH tư nhân Trường Giang”, cách nhà bà Huệ 01 km để quay phim ghi hình cho “Ký sự Lưu Tộc Việt Nam” xong, lúc đó mọi người mới quay về nhà bà Lưu Thị Huệ để ăn cơm trưa. Lúc này là 12 giờ 35 phút, trong lúc đoàn du khảo ăn cơm than mật cùng gia đình và tâm sự chia sẻ vui buồn của Chi tộc họ Lưu nơi đây thì mới biết ông Lưu Nguyên Quảng người trưởng đoàn du khảo có quan hệ huyết thống theo trực hệ của Chi tộc họ Lưu huyên Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tuy ở cách xa với nhau nhưng vẫn còn liên lạc với nhau thường xuyên, nên bà Lưu Thị Huệ và ông Lưu Văn Nghĩa gọi xưng hô theo tầng thứ phẩm trạch mà ông bà trong dòng họ để lại; bà Huệ phải gọi ông Lưu Nguyên Quảng bằng anh con ông bác đồng đường và ông Nghĩa là vai chú của ông Quảng và bà Huệ.
Đến 13 giờ 35 phút đoàn du khảo cũng tạm chia tay nơi đây với con cháu nội ngoại, đoàn tiếp tục hành trình theo quốc lộ 26, đến 14 giờ 20 phút xe đi ngang qua thị trấn Ma Drăk, tỉnh Đăk Lăk. Qua tìm hiểu biết được nơi đây cũng có con cháu nội ngoại Chi tộc họ Lưu ở tỉnh Nghệ An và Chi tộc Lưu Viết ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ở định cư nơi đây sau năm 1985, nhưng đoàn du khảo đành ngậm ngùi buồn vì không thể ghé thăm được vì đoàn còn đi lộ trình dài nữa mà đường thì có nhiều dốc cao quanh co vượt đèo Phượng Hoàng xuống Nha Trang trước khi trời tối. Cả đoàn chưa có ai biết vị trí đến tiếp theo ở đâu! Còn phải hỏi thăm dò tìm đường đến.
15 giờ 05 phút, đoàn du khảo lên đến đỉnh đèo Phượng Hoàng khi xuống đèo đến địa phận tỉnh Khánh Hoà là cảm nhận được môi trường khí hậu thay đổi bởi ảnh hưởng của cái nóng oi bức của đồng bằng miền Trung ngay, mọi người trên xe ai cũng than… hai bên đường không còn rừng và dây leo chằng chịt như cách đây 20 năm về trước. Bây giờ, chỉ thấy rừng mới trồng che phủ đồi núi trọc mới cao được khoảng một hai mét nên hai bên dèo không còn cái vẻ đẹp và cảnh hùng vĩ như xưa nữa, thật đáng buồn… chẳng biết trách ai.
16 giờ 5 phút, đoàn du khảo đến ngã ba Ninh Hoà xe rẽ phải theo quốc lộ 1 đi vào thành phố Nha Trang đến đèo Rù Rì, xe của đoàn du khảo không rẽ phải đi huyên Diên Khánh mà rẽ trái đi trung tâm thành phố Nha Trang, đoàn vừa đi vừa hỏi đường vào trung tâm thành phố, lúc này điện thoại cua con cháu họ Lưu ở nơi đây gọi đến để hướng dẫn đường đi cho đoàn du khảo, xe đi về vị trí ở gần nhà thờ Chi tộc họ Lưu làng Vĩnh Thái. Đoàn du khảo đi ngang qua chù Long Sơn, bến xe Bắc liên tỉnh thì được hai cha con ông Lưu Vinh và con ông là Lưu Vinh Quang đứng chớ đón đoàn hướng dẫn đi đến khách sạn Cầu Dứa ở đường 23 tháng 10, để cho đoàn du khảo nghỉ ngơi tại đây; Lúc này, là 17 giờ 45 phút. Qua trao đổi vội vàng với ông Lưu Vinh, mọi người trong đoàn du khảo lo tắm rửa vội vàng thì 18 giờ 30 phút, ông Lưu Vinh Quang đến đón đoàn du khảo về nhà ông Lưu Vinh. Được biết, con trai ông là Lưu Vinh Quang đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh đi xe lửa về Nha Trang 5 giờ sáng ngày hôm nay, để tham dự lễ giỗ kỵ.
Viếng thăm gia đình ông Vinh 60 tuổi, đoàn du khảo vào thắp hương lễ kính ông bà tổ tiên. Ông Lưu Vinh ở tổ 10, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà gốc Chi tộc họ Lưu Văn ở xã Dưỡng Mông, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Vào định cư sau năm 1980 sinh hạ hậu duệ con cháu nội ngoại được 3 đời, ông là ngành trưởng phái 2 có giữ được gia phả bản sao viết lại vào năm 1971, vì chiến tranh hoả hoạn bị cháy chỉ viết riêng từ phái 2 trở xuống đến đời của ông mà thôi, còn đời ông bà cao trở lên thì không có viết trong gia quyển phả này mà chỉ viết tên không thôi, không có viết thêm chi tiết cụ thể gì cũng không rõ ai là người viết sao lại, viết chữ Hán Nôm có âm quốc ngữ kèm theo sát bên chữ Hán Nôm, ông có thắp hương cáo ông bà rồi đem gia phả ra cho tất cả đoàn du khảo nhìn thấy nguyên bản gia phả năm 1971, gia đình ông vẫn còn liên lạc thường xuyên về quê hương tỉnh Quảng Nam của mình. Năm 2013 gia phả được viết sao lại và bổ sung thêm họ và tên như lối cũ chứ không viết thêm chi tiết gì cả; đoàn du khảo dùng cơm tối tại nhà ông Lưu Vinh.
21 giờ 20 phút, ông Lưu Diễn là con cháu nội ngoại Chi tộc họ Lưu làng Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang đến khách sạn để trao đổi với trưởng đoàn du khảo để thống nhất chương trình mà Chi tộc họ Lưu nơi đây, bố trí cho đoàn du khảo trong lễ giỗ cụ tổ Lưu Nguyện chính thức. Dành thời gian cho đoàn làm việc và thăm hỏi tất cả con cháu nội ngoại họ Lưu nơi đây. Bây giờ là 22 giờ khuya tạm chia tay ông Lưu Diễn ra về, đoàn mới bắt đầu đi nghỉ.
7 giờ 30 phút đoàn du khảo đến Chợ Đầm mua lẵng hoa quả để làm lễ vật cúng Tổ Lưu tộc, rồi quay trở về khách sạn chuẩn bị đi đến nhà thờ Tổ.
8 giờ 15 phút có ông Lưu Vinh, Lưu Vinh Quang đến tại khách sạn đi bằng xe máy dẫn đường đoàn du khảo đi quanh co nhiều hướng về đến gần nhà thờ Lưu tộc đi qua một chiếc cầu nhỏ bắc qua kênh thuỷ lợi rất nhỏ hẹp, xe ô tô đoàn du khảo phải de tới de lui nhiều lần mới đi qua được chiếc cầu này, đi thêm một đoạn đường nữa thì đường quá nhỏ xe của đoàn du khảo không thể đi được nữa, mọi người xuống xe được con cháu nội ngoại nơi đây hướng dẫn lối đi bộ 400m vào nhà thờ Tổ.
8 giờ 45 phút đoàn du khảo vào đến nhà thờ Chi tộc Lưu làng Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh hoà, đoàn vào thắp hương dâng lễ vật hoa quả cúng Tổ Tiền Hiền ở nơi đây.
Đoàn du khảo về được con cháu nội ngoại họ Lưu nơi đây tiếp đón rất chu đáo, đoàn du khảo rất cảm động về việc này.
9 giờ 45 phút làm lễ giỗ chính thức vào chương trình:
Ông Lưu Diễn là xướng ngôn viên của ban tổ chức kính mời tất cả đại biểu và con cháu nọi ngoại về tham dự dành một phút tưởng niệm công sinh thành, dưỡng dục của những bậc tiền nhân đã quá cố.
Giới thiệu thành phần đại biểu tham dự:
-       Đoàn du khảo của Hội đồng liên lạc dòng họ Lưu Miền Nam Việt Nam.
-  Ông Lưu Tổng đại diện cho con cháu nội ngoại họ Lưu gốc chi tộc họ Lưu xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đang sinh sống, định cư tại thành phố Nha Trang.
-  Ông Lưu Vinh đại diện cho con cháu nội ngoại họ Lưu gốc chi tộc họ Lưu xã Dưỡng Mông, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đang sinh sống, định cư tại thành phố Nha Trang.
-  Ông Lưu Sơn Thuyên con cháu họ Lưu gốc chi tộc họ Lưu, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đang sinh sống, định cư tại thành phố Nha Trang.
-  Ông Lưu Công Quyền đại diện cho con cháu nội ngoại họ Lưu gốc chi tộc họ Lưu xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà sinh sống và định cư tại địa phương. (Cam Ranh).
-  Ông Lưu Văn Nhũ 86 tuổi, là trưởng tộc đại diện cho con cháu nội ngoại họ Lưu gốc chi tộc họ Lưu xã Đại Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà sinh sống tại địa phương.
-  Ông Lưu Ý Thời đại diện và con cháu nội ngoại gốc chi tộc họ Lưu làng Cầu Cé, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà sinh sống tại địa phương.
Trong lễ cúng tế truyền thống, ông Lưu Thiện Cường, Trưởng tộc Lưu làng Vĩnh Thái đọc diễn văn khai mạc, xong là Khai Chinh Cổ (Khai Chiêng Trống) các vị chủ tế, bồi tế, phó tế, tả ban, hữu ban, người đánh chiêng trống tất cả đều mặc đồng phục, mặc áo dài khăn đống, hình thức trong cúng tế vị bồi tế cũng ê … a… rất dài, gần giống như cách cúng tế vùng xứ Quảng miền Trung Việt Nam, tổ chức buổi lễ rất trang nghiêm.
11 giờ 10 phút xong nghi lễ truyền thống Hội đồng gia tộc nơi đây ưu tiên dành cho đoàn du khảo 2 đại biểu phát biểu ý kiến trong buổi lễ, trong đó: (nội dung những bài phát biểu có ghi âm, ghi hình trong Ký Sự Lưu Tộc)
Xong lễ chính thức đoàn du khảo tranh thủ gặp gỡ các cụ cao niên trưởng lão và trưởng của các Chi tộc họ Lưu định cư tại tỉnh Khánh Hoà để sưu tầm khảo sát và xác định cho rõ ràng theo trực hệ cội nguồn dòng họ Lưu. Phải nói, việc làm của đoàn du khảo trong chuyến đi này đem lại nhiều bất ngờ này đến những bất ngờ khác cho con cháu nội ngoại của dòng họ Lưu.
Thế mà, căn cứ theo gia phả, thông tin của con cháu nội ngoại họ Lưu nơi đây và các nguồn tư liệu mà đoàn du khảo mang theo, ban đầu xác định chắc chắn:
Qua họp mặt nơi đây, khai thác thông tin tại chỗ xác định rõ và chắc chắn ông Trưởng đoàn du khảo Lưu Nguyên Quảng theo cha vào miền Nam lập nghiệp năm 1954 và ông Lưu Sơn Thuyên định cư tại số nhà 07, đường Tản Đà, thành phố Nha Trang vào miền Nam 1967, hai ông đã xác định rõ và nhận ra nhau là chú cháu cùng trực hệ một Tổ Tiền Hiền Chi tộc họ Lưu ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định sinh ra. Ông Lưu Thuyên là chú còn ông Lưu Nguyên Quảng là cháu, thế là ông Quảng hơn nửa thế kỷ (gần 70 năm) tìm nhìn ra được một người chú của mình.
 
Căn cứ vào gia phả Chi tộc họ Lưu gốc ở xã Đại Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà sinh sống tại địa phương. Do ông Lưu Diễn gởi chuyển bằng thư điện tử cho ông Lưu Thành Huy ở tỉnh Đăk Lăk, vì ông Lưu Diễn chưa có kinh nghiệm sao chụp ghi hình nên nguyên bản gia phả chữ Hán Nôm không được ủi phẳng ra để chụp, khi chụp giấy bị nhàu bị thiếu nét không thể dịch được rõ ràng cụ thể. Ông Huy có điện thoại yêu cầu ông Diễn chụp lại rõ ràng hơn nhưng ông Lưu Diễn trả lời cho ông Huy rằng: “các cụ nhà mình không cho lấy gia phả xuống để chụp hình, chỉ có đến ngày giỗ kỵ nơi này thì năn nỉ các cụ cho chụp ghi hình gia phả. Tôi không phải là con cháu nội ngoại của Chi tộc nơi đây lên khó làm như ý…”
Tuy gia phả chưa dịch được hoàn thiện và công thêm thông tin chứng cứ di bút Tiền Nhân viết để lại còn lưu lại trưng bày tại nhà thờ Chi tộc họ Lưu xã Đại Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà là Chi tộc làng Vĩnh Thái và Chi tộc họ Lưu ở Cầu Cé có đóng góp tiền (có ghi rõ số tiền) để trùng tu xây dựng nhà thờ Chi tộc họ Lưu ở Đại Điền vào năm 1960. Nên mọi người cùng đoàn du khảo xác định rõ chắc chắn là:
Ông Lưu Văn Nhữ 86 tuổi là Trưởng tộc và con cháu nội ngoại họ Lưu gốc Chi tộc họ Lưu tại xã Đại Điền, huyện Diên Khánh đang sinh sống tại địa phương.
Ông Lưu Ý Thời đại diện và con cháu nội ngoại gốc Chi tộc họ Lưu làng Cầu Cé, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà sinh sống tại địa phương..
Con cháu nội ngoại Chi tộc họ Lưu gốc Chi tộc họ Lưu làng Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đang sinh sống tại địa phương.
Là ba Chi tộc họ Lưu và là ba anh em cùng một Tổ Tiền Hiền (chưa rõ tên vì gia phả dịch chưa hoàn thiện) nhà thờ Chi tộc họ Lưu ở Đại Điền sinh ra nhưng chưa xác định rõ được vị trí chỗ nào? Chi tộc họ Lưu nào? Lớn nhỏ anh em Chi tộc nào? ở giữa anh và em. Chỉ xác định rõ được Chi tộc họ Lưu ở Đại Điền là anh lớn hơn cả trong ba anh em. 
Vì căn cứ Chi tộc họ Lưu ở Đại Điền có còn nhà thờ và còn giữ lại được gia phả chữ Hán Nôm, và ngày xưa gia phả chỉ được viết một quyển nếu ai là anh cả thì mới được giữ gìn lưu truyền gia phả cho đến ngày hôm nay. Qua truyền khẩu cho đến ngày hôm nay còn truyền lại cả ba Chi tộc họ Lưu nơi đây đều xác định cội nguồn gốc ông bà Tiền Hiền là “ở miền ngoài xứ Quảng” đi vào đây định cư lập nghiệp rồi sinh hạ con cháu nội ngoại họ Lưu ở nơi đây. Không biết rõ ở tỉnh nào? Con cháu nội ngoại ở nơi đây có từ 8 đến 10 đời, nên xác định được tính bình quân 1 đời người 25 năm (25 năm-1 đời người x 10 = 250 năm) nên có thể định cư ở nơi đây trên dưới 300 năm. Nhưng khi xưa 18 tuổi đã có vợ con.
Chi tộc họ Lưu của ông Lưu Công Quyền đại diện cho con cháu nội ngoại họ Lưu gốc Chi tộc họ Lưu xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà sinh sống và định cư tại địa phương. (Cam Ranh). Thì có photo chuyển cho đoàn du khảo quyển gia phả chữ Hán Nôm do ông Lưu Thành viết để lại, không nói rõ viết năm nào? chỉ viết biết ông tổ đầu tiên trong gia phả là cụ Lưu Văn Dính không viết rõ gốc ở đâu đến đây định cư rồi sinh hạ con cháu nội ngoại Lưu ở nơi đây, còn ông Thành viết gia phả gọi cụ Lưu Văn Dính là ông nội và ông Thành người viết gia phả là ông nội của ông Lưu Công Quyền.
Ông Quyền cho đoàn du khảo biết từ cụ Tổ Lưu Văn Dính cho đến nay sinh hạ hậu duệ con cháu nội ngoại tính đến nay đã được 8 đời con cháu nội ngoại và từ ông bà Cao đến giờ cũng không có quan hệ gì? Cũng không biết nhau, Thời gian gần đây biết là người họ Lưu thì cùng nhau tìm hiểu đi lại với nhau mà thôi. Chứ không có gì để xác định có liên quan đến ba Chi tộc họ Lưu ở Đại Điền, Cầu Cé và Vĩnh Thái.
Đến 12 giờ 45 phút, đoàn du khảo quay về khách sạn tắm rửa vì ở đây khí hậu quá nóng oi bức, lúc này chuẩn bị trả phòng khách sạn.
13 giờ 20 phút đoàn du khảo tranh thủ ghé thăm Viện Hải Dương Học, chùa Long Sơn, thành phố Nha Trang.
15 giờ 50 phút đoàn du khảo ghé thăm và thắp hương ở nhà thờ Chi tộc họ Lưu làng Cầu Ké, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
16 giờ 35 phút đoàn du khảo ghé thăm và thắp hương ở nhà thờ Chi tộc họ Lưu ở xã Đại Điền, huyện Diên Khánh, tnhr Khánh Hoà, có cả con cháu nội ngoại các chi tộ họ Lưu đang sinh sống tại tỉnh Khánh Hoà tháp tùng cùng đoàn du khảo. Qua trao đổi trò chuyện đoàn du khảo thuyết phục được các cụ và Trưởng tộc ở đây phá bỏ định kiến hủ tục xa xưa. Thê là, lần đầu tiên các cụ và Trưởng Chi tộc họ Lưu ở đây. Phá lệ không phải ngày giỗ mà được hạ gia phả trên bàn thờ xuống cho đoàn du khảo được chụp ảnh ghi hình vì thư ký của đoàn du khảo đã thắp hương cáo xin Tiên linh ông bà xem gia phả để làm rõ cội nguồn Chi tộc họ Lưu nơi đây.
Sau đó trưởng đoàn du khảo đại diện trực tiếp làm việc trao đổi và động viên các cụ và trưởng tộc đều nhất trí là phải khẩn trương dịch gấp gia phả xưa ra chữ quốc ngữ, rồi làm gia phả bổ sung thêm tên tuổi con cháu nội ngoại vào gia phả và cũng nên dùng mọi biện pháp khoa học hiện đại ngày nay để giữ gìn gia phả, không khéo bị hỏng và mục nát rồi không còn gì làm di chứng, vật chứng cho con cháu nội ngoại trong tương lai mai hậu là trọng tội bất hiếu với ông bà tổ tiên.
Đến 17 giờ 12 phút, ngày 21 tháng 9 năm 2014 (28-8-giáp ngọ) đoàn du khảo chia tay tạm biệt con cháu nội ngoại họ Lưu tại tỉnh Khánh Hoà và vì điều kiện sức khoẻ của đoàn du khảo và một số anh em trong đoàn không thể dành thời gian nhiều hơn nữa cho chuyến du khảo này nên đoàn du khảo hẹn thời gian du khảo giai đoạn 3 để tiếp tục thăm viếng con cháu nội ngoại chúng ta. Nhưng trong lòng mọi người đoàn du khảo lúc nào cũng áy náy như mình có lỗi vì biết chỗ con cháu nội ngoại họ Lưu mà không có nhiều thời gian rộng rãi để ghé thăm được; cũng như chưa làm hết trách nhiệm mà con cháu nội ngoại dòng họ Lưu tin tưởng giao cho đoàn du khảo.
Đoàn du khảo cũng không quên chân thành cảm ơn con cháu nội ngoại họ Lưu đã ủng hộ tinh thần, lẫn tiền tài vật chất để đoàn du khảo hoàn thành chuyến đi du khảo “Ký sự Lưu Tộc Việt Nam” giai đoạn 2 này thành công tốt đẹp. Cho đoàn du khảo chúc tất cả con cháu nội ngoại họ Lưu sức khoẻ, hạnh phúc và luôn làm ăn thành đạt trong cuộc sống.
Giờ phút này đoàn du khảo quyết định dừng cuộc du khảo tại đây quay trở về thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 1A, xe ô tô đoàn du khảo đi về luôn trong đêm, nếu mệt thì dừng xe lại nghỉ vài ba mươi phút rồi tiếp tục đi. Đoàn du khảo trở về đến thành phố Hồ Chí Minh lúc 7 giờ 30 phút, ngày 22 tháng 9 năm 2014. Biên bản của đoàn du khảo cũng kết thúc tại đây. Trong biên bản gồm có … trang.
 
Hội trưởng, Hội đồng liên lạc dòng họ Lưu Miền Nam
(Đã ký)
 
 
 
Lưu Văn Lim
Trưởng đoàn du khảo
(Đã ký)
 
 
 
 
Lưu Nguyên Quảng
Thư ký đoàn du khảo
(Đã ký)
 
 
 
 
Lưu Thành Huy
 
 
Nơi gửi:
-       Lưu, Hội đồng liên lạc dòng họ Lưu Miền Nam.
-       Ông Lưu Văn Lim, Hội trưởng, Hội đồng liên lạc dòng họ Lưu Miền Nam
-       Ông Trưởng đoàn du khảo
-       Ông thư ký đoàn du khảo
-       Các thành viên trong đoàn du khảo
 

[1] Là con cháu nội ngoại giỗ kỵ chung ông bà Tổ Tiền Hiền tại một nhà thờ họ.
LƯU NGUYÊN QUẢNG