Ξ|Ξ   GƯƠNG SÁNG ::. DANH NHÂN LƯU TỘC.
Đăng ngày 16/9/2020
E-mail     Bản in

Thủ khoa Nho học Việt Nam
Thủ khoa nho học Việt Nam (còn gọi là Đình nguyên) là những người đỗ cao nhất trong các khoa thi nho học thời phong kiến ở Đại Việt (còn gọi là thủ khoa Đại Việt, trong các triều đại nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Mạc), và Đại Nam của nhà Nguyễn (còn gọi là Đình nguyên thời Nguyễn). Danh hiệu này không bao gồm các thủ khoa các kỳ thi tiến sĩ võ trong các triều đại Việt Nam và các kỳ thi Phật học thời nhà Lý.
Bước tới tìm kiếm

Các khoa thi tiến sĩ nho học đầu tiên có tên là khoa thi Minh kinh bác học. Khoa thi Minh kinh bác học đầu tiên được mở ra dưới thời nhà Lý năm 1075, người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh. Đến thời nhà Trần, theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì trong các năm 12321239 có mở các kỳ thi Thái học sinh (tên gọi các khoa thi tiến sĩ nho học dưới triều nhà Trần và nhà Hồ).

 

Thủ khoa Đại Việt

Thủ khoa nho học Việt Nam, trước khi có danh hiệu tam khôi (trạng nguyênbảng nhãnthám hoa) dành cho 3 vị trí đầu tiên từ đời vua Trần Thái Tông (năm 1246 hoặc 1247?), chưa có danh hiệu chính thức, tạm gọi họ là các thủ khoa Đại Việt. Hiện tại, thống kê theo các nguồn khác nhau có khoảng 9 người đỗ đầu trong các kỳ thi này. Một số tài liệu vẫn xếp 7 người trong số này (trừ Lưu Diễm và Vương Giát) vào danh sách các trạng nguyên Việt Nam.

Thời nhà Hồ, quốc hiệu là Đại Ngu, nhưng vì thời gian tồn tại quá ngắn kẹp giữa quốc hiệu Đại Việt và chỉ tổ chức được 2 khoa thi Thái học sinh với 2 thủ khoa, nên có thể xếp chung vào nhóm thủ khoa Đại Việt.

Thời nhà Hậu Lê các khoa thi nho học được phân cấp thành 3 cấp từ thấp tới cao là: thi Hương (cấp địa phương), thi Hội (cấp quốc gia), thi Đình (cấp quốc gia). Thủ khoa tiến sĩ nho học là người đỗ đầu kỳ thi Đình (Đình nguyên), là kỳ thi do nhà vua tổ chức cho các tân tiến sĩ đã đỗ trong kỳ thi Hội để chọn tam khôi và phân hạng tiến sĩ. (Việc phân hạng tiến sĩ thành 3 bậc: đệ nhất giáp (tam khôi), đệ nhị giáp, đệ tam giáp lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm Kiến Trung thứ 8 (1232) đời vua Trần Thái Tông. đến nhà Hậu Lê năm 1484 niên hiệu Hồng Đức thứ 15, Lê Thánh Tông lập lại đặt thành: tiến sĩ cập đệtiến sĩ xuất thân và đồng tiến sĩ xuất thân.[1]) Tuy vậy, trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chíPhan Huy Chú vẫn kể đến tên những thủ khoa của các kỳ thi Hội vào trong phần số người đỗ các khoa, mục khoa mục chí.

Danh sách các thủ khoa Đại Việt tiền trạng nguyên

Dưới đây là danh sách chỉ bao gồm những thủ khoa Đại Việt trước khi có danh hiệu trạng nguyên chính thức.

Thứ tự Tên Năm sinh
năm mất
Quê Năm đỗ Đời vua Ghi chú
1 Lê Văn Thịnh 1038?-? Bắc Ninh 1075 Lý Nhân Tông Thủ khoa Minh kinh bác học
2 Mạc Hiển Tích   Hải Dương 1086 Lý Nhân Tông Thủ khoa Minh kinh bác học
3 Bùi Quốc Khái   Hải Dương 1185 Lý Cao Tông Thủ khoa Minh kinh bác học
4 Phạm Công Bình[2]   Vĩnh Phúc 1213 Lý Huệ Tông  
5 Trương Hanh   Hải Dương 1232 Trần Thái Tông Đệ nhất giáp Thái học sinh
6 Lưu Diễm   Thanh Hóa 1232 Trần Thái Tông Đệ nhất giáp Thái học sinh
7 Nguyễn Quan Quang[2]   Bắc Ninh 1234 hay 1246? Trần Thái Tông  
8 Lưu Miễn   Thanh Hóa 1239 Trần Thái Tông Đệ nhất giáp Thái học sinh
9 Vương Giát   ? 1239 Trần Thái Tông Đệ nhất giáp Thái học sinh

Lưu Diễm quê ở thôn Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Năm 1232 Lưu Miễn đỗ đệ nhất giáp kỳ thi Thái học sinh năm Nhâm Thìn (niên hiệu Kiến Trung thứ 8), đời vua Trần Thái Tông. Lưu Diễm làm quan đến chức Đông Các đại học sĩ. Năm 1239 anh trai của ông là Lưu Miễn cũng đỗ Thái học sinh đệ nhất giáp. Việc một nhà, một làng có hai người đỗ đầu đại khoa được xem như là một kỳ tích.

Lưu Miễn quê ở thôn Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay, là anh trai của Lưu Diễm, thủ khoa khoa thi năm 1232.
Năm 1239, Lưu Miễn đỗ đệ nhất giáp kỳ thi Thái học sinh năm Kỷ Hợi (niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 8), đời vua Trần Thái Tông
Lưu Miễn đỗ đạt sau em trai mình, làm quan đến chức Hàn lâm thị độc, An phủ sứ lộ Thanh Hóa, tứ Minh tự.
 

Bách khoa toàn thư mở