Ξ|Ξ   VĂN HÓA ::. Xã hội.
Đăng ngày 12/2/2013
E-mail     Bản in

Nét văn hóa xin chữ ngày Xuân
QĐND - Mỗi dịp Tết đến Xuân về, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại thấy các ông đồ già bày giấy đỏ, mực tàu... cắm cúi viết chữ. Hình ảnh ông đồ cho chữ đầu Xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa. Đây là tục lệ của người dân Hà Nội nói chung và của cả nước Việt Nam nói riêng.

Ông đồ cho chữ đầu Xuân ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hầu hết các ông đồ đến đây với mục đích giao lưu văn hóa, truyền bá nét cổ truyền xưa đến mọi người dân, nhất là cho những du khách nước ngoài khi đến tham quan Văn Miếu, góp phần phục vụ đời sống tinh thần của người dân, tạo nên không khí Xuân thanh tao giữa phố phường tấp nập.

Khi nhắc đến ông đồ, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những bậc phụ lão mặc áo dài khăn xếp ngồi bên chiếc bàn tre, tay cầm bút, tay mài mực. Nhưng giờ đây, niềm đam mê văn hóa cổ truyền mà nhiều bạn trẻ cũng hóa thân vào vai “ông đồ”, “bà đồ”, mục đích kiếm thêm phần thu nhập ngày Tết hay làm "ấm" không khí ngày Xuân.

Người xin chữ ngày nay cũng đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp, mọi ngành nghề. Người thì xin chữ “Tâm”, chữ “Đức”, nam thanh, nữ tú hay xin chữ “Yêu”, chữ “Hiếu”, chữ “Trung”. Học sinh, sinh viên xin chữ “Đăng khoa”. Các bậc cha mẹ hay xin chữ “Trí tuệ", "Chí hướng” cho con em mình.  Những em bé hơn thì có chữ “Minh”; để tặng bố mẹ có chữ “An khang” chữ “Hiếu”, hay mừng thọ các cụ thì  không thể thiếu chữ “Thọ”.

Mỗi bức thư pháp được coi là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện được cái hồn của người nghệ sĩ. Không hẳn ai biết chữ cũng có thể cho chữ. Cho chữ ở đây phải thể hiện sự am hiểu tinh thông giữa người cho và người nhận. Người dân Việt có tinh thần hiếu học, vì vậy mỗi năm nơi đây luôn đông vui và tấp nập, ai ai cũng muốn mang một chữ về để treo hòa cùng không khí ngày Tết và cũng như là một chút lộc đầu Xuân.

 

Theo NGỌC MINH


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)