Ξ|Ξ   TIN TỨC ::. THÔNG TIN.
Đăng ngày 11/4/2015
E-mail     Bản in

Lễ hội truyền thống Đền Lưu Xá - Chùa Báo Quốc Ất Mùi 2015
(LUUTOC.VN) - Cứ vào mỗi dịp 5 năm một lần, Lễ hội truyền thống đền Lưu Xá, chùa Báo Quốc lại được tổ chức, mùa xuân Ất Mùi 2015 chính quyền và nhân dân xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, đã tổ chức Lễ hội thật long trọng, linh đình, đầy tinh thần thượng võ, giàu bản sắc dân tộc, đậm đà ý nghĩa tâm linh và văn hóa dân gian. Cả khuôn viên rộng lớn của khu di tích, làng Lưu Xá cờ phướn muôn màu rực rỡ, phấp phới bay, hương khói nghi ngút, tiếng trống bập bùng... Nhân dân, quan khách khắp nơi và con cháu dòng họ Lưu từ nhiều địa phương từng đoàn, từng đoàn về đây trẩy hội.

 
Trong bầu không khí trang trọng của lễ hội, mọi người đều cảm thấy hồn thiêng sông núi, hùng khí của trời đất, oai phong của Thái Uý Lưu Khánh Đàm, Thái Phó Lưu Khánh Điều, A Thành Đại Vương Nguyễn Huy, Đông Bắc Đại Vương Nguyễn Kỳ hiển linh về vui vầy cùng con cháu...

Toàn cảnh lễ hội rước kiệu được điễn ra trong buổi sáng ngày 10 tháng 02 năm
t Mùi, tức ngày 29 tháng 03 năm 2015. Ngay từ sáng sớm nhân dân làng Lưu Xá và dân làng các địa phương lân cận cùng con cháu dòng họ Lưu trên mọi miền của đất nước đã có mặt tại đây, rất đông người tập trung trước lễ đài tại cửa đền để dự khai mạc lễ hội, tổ chức nghi thức dâng hương và tế thần, rước linh vị và bát hương của tứ vị Đại Vương ra kiệu bành tế lễ. Khi mặt trời nên cao khỏi ngọn tre lễ hội rước kiệu riễu quanh làng được khởi hành. Đi đầu là đoàn múa sư tử, đoàn múa rồng nam, đoàn múa rồng nữ kéo dài trên hai trăm mét. Tiếp theo là đội trống gỗ karung ngũ lôi cỡ đại do trên bốn mươi thanh niên trai tráng cử hành, tiếng trống vang nên như sấm dậy từng hồi, từng hồi không nguôi...
 

 
Kế tiếp là đội kèn đồng, trống đồng do trên năm mươi nữ nhạc công trẻ trung biểu diễn, tiếng kèn, tiếng trống dồn dập vang lừng, hùng tráng. Dưới lũy tre làng, giữa đồng xanh bát ngát tiếng nhạc lưu thủy của phường bát âm vang nên thánh thót, réo rắt, trầm bổng, nhịp điệu khoan thai. 
 

Nối tiếp đoàn bát âm là đoàn các cháu thiếu niên, nhi đồng rước ảnh Bác Hồ biểu diễn đánh trắt thật là nhịp điệu, nhí nhảnh, sinh động như những mần non phơi phới của đất trời. Đoàn rước cờ Tổ quốc, cờ thần, cờ ngũ sắc của hai trăm vị là những người dân tiêu biểu của địa phương diễu hành, cờ quạt rợp trời phần phật bay trong gió.
 
Những người được cử đi tham gia lễ hội rước kiệu hôm nay, đều vận trang phục dân tộc đẹp đẽ, màu sắc rực rỡ, xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, đủ màu  rất tươi tắn màu của hội hè, của mùa xuân. Sau  đoàn rước cờ là đoàn rước bát bửu, phương kíc cổ truyền. Dẫn đầu đoàn kiệu là kiệu long đình, tiếp theo là kiệu nhang án,. Bốn kiệu bành của tứ vị Đại Vương được xếp theo thứ tự lịch trình như sau. Khi bắt đầu khởi hành từ đền Lưu Xá, Kiệu của á Thành Đại Vương Nguyễn Huy do xóm Lưu Xá đông rước đi trước. Tiếp theo là kiệu của Đại Vương Lưu Khánh Đàm do xóm Lưu Xá Bắc rước, kế liền là kiệu của Đại Vương Lưu Khánh Điều do Lưu Xá xóm Nam rước. Đi sau cùng là kiệu của Đông Bắc Đại Vương Nguyễn Kỳ do xóm Đạo Thành rước.
 



 
Đoàn rước bắt đầu diễu hành từ  Đền Lưu Xá vòng qua cổng làng đi về cửa trường phổ thông cơ sở Lưu Khánh Đàm, qua cửa y ban xã, quay vòng về phía làng, nên đê sông Luộc, chiêm bái mộ của Nhị vị Đại Vương Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều, ngắm cảnh đồng xanh bát ngát, ngô non xanh mượt, bến nước  Lưu Gia thuyền bè xuôi ngược, cầu Triều Dương tấp nập người xe. Trong khung cảnh bao la, hùng vĩ của đất trời, sông nước, đắm chìm trong không khí hào hùng, hoành tráng của lễ hội, tôi chợt nhớ lại khi xưa qua đây Thái Sư Trần Quang Khải đã có thơ rằng:
 
“Lưu gia xanh ngắt một trời mây
Thuyền ngự xuôi dòng trước ghé đây
Tháp cổ đình xưa làn nước chiếu
Đền hoang mộ cũ dãy lân bày
Thái bình nghìn dặm cơ đồ rộng
Lý đại hai trăm vận mệnh dài
Trở lại khách thơ đầu đã bạc
Trời thanh nước gợn ánh hoa mai”.
 

 
Khoảng gần buổi trưa, đoàn rước diễu hành về đến chùa Báo Quốc, ngôi chùa khi xưa Thái Uý Lưu Khánh Đàm đã có công xây dựng nên để dân làng tế lễ. Các nghi thức lễ Phật được thực hiện long trọng. Từ chùa Báo Quốc đoàn rước lại diễu hành trên con đường làng chạy qua đồng lúa đang thời con gái xanh mướt. Nắng mùa xuân ấm áp,dong người trẩy hội thất đông vui tấp nập, người người, ai ai cũng vận quần áo màu sắc sặc xỡ, tươi tắn, đẹp theo trang phục lễ hội truyền thống của dân tộc. Màu cơ quạt rực rỡ, rồng lân un lượn, sư vờn, phượng múa, kiệu bay đu đưa khoan nhặt, ty bộc, bộc ty theo làn nhạc lưu thủy.


Khi quay về theo chu trình đoàn rước vẫn diễn hành như lúc đi, chỉ có thứ tự các kiệu của tứ vị Đại Vương là có thay đổi. Đi đầu là kiệu của Đại Vương Lưu Khánh Đàm do xóm Lưu Xá Bắc rước, kế liền là kiệu của Đại Vương Lưu Khánh Điều do Lưu Xá xóm Nam rước. Thứ ba là kiệu của á Thành Đại Vương Nguyễn Huy do xóm Lưu Xá đông rước. Đi sau cùng là kiệu của Đông Bắc Đại Vương Nguyễn Kỳ do xóm Đạo Thành rước. 
 
 
 
Khi đoàn rước quay về tới cổng làng và đền Lưu Xá  không  khí  buổi lễ như tưng bừng náo nhiệt hẳn nên. Tiềng trống tiếng kèn dồn vang hùng tráng, cờ quạt phần phật bay, kiệu quay bay lượn, các cháu nhi đồng trình diễn đánh trặt thật là nhí nhảnh vui tươi sinh động. Đoàn rước cung kính tiến vào sân đền, trước lễ đài, dưới bóng cây xanh đại thụ của đền Lưu Xá ( cây di sản Quốc Gia) ban tổ chức lễ hội đã cùng dân làng; con cháu của dòng họ Lưu và quan khách thập phương rước hương án của Tứ Vị Đại Vương hồi đền để tiếp tục tế lễ trong lễ hội...


Tứ v
ị Đại Vương









Hậu duệ họ Lưu viếng Mộ Cao Tổ Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều







 
Là người đã được đi tham dự nhiều lễ hội trên đất nước. Tôi thấy lễ hội truyền thống đền Lưu Xá, chùa Báo Quốc là một lễ hội được nhân đân và chính quyền địa phương giữ gìn, phát huy và  tổ chức thật đúng truyền thống văn hóa dân tộc. Phần lễ mọi nghi lễ được tổ chức rất là cung kính, trang trọng. Phần hội người đi dự lễ hội ai cũng vận trang phục đẹp, nét mặt thành kính vui tươi phấn khởi. Đoàn rước diễn ra rất là hoành tráng. Kiệu rước uy nghi, cờ xí, võng lọng rợp trời, đầy màu sắc, kèn trống vang lừng, hùng tráng. Không có cảnh mê tín dị đoan, chen lấn xô đẩy, kiệu bay mất trật tự như tại một số lễ hội ở các địa phương khác. Đây là một lễ hội truyền thống đáng để cho chúng ta học tập, phát huy và làm theo...
                                                               Lưu Xá, Ngày 10 tháng 02 năm t Mùi
                                                                                 Lưu Thiên An

 


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)