Ξ|Ξ   GIỚI THIỆU ::. BAN NGHIÊN CỨU LƯU TỘC VIỆT NAM.
Đăng ngày 10/8/2013
E-mail     Bản in

Thông báo của Ban Nghiên cứu Họ Lưu Việt Nam
Ban Nghiên cứu về Họ Lưu - Việt Nam thông tin các đề tài nghiên cứu về dòng họ Lưu Việt Nam và các chương trình dự kiến thăm quan khảo sát một số địa bàn liên quan.

 LƯU TỘC VIỆT NAM
    ----------------
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------V*V-------

THÔNG BÁO

(V/v: Nghiên cứu Họ Lưu Việt Nam)

 
           Hà Nội, Ngày 09 tháng 8 năm 12013
 
          Kính gửi:  - Tất cả các dòng họ Lưu Việt Nam
                             - Tất cả thành viên BLL Lưu Tộc Việt Nam
                             - Các đồng tộc của Họ Lưu và các họ khác, quan tâm đến Họ Lưu Việt Nam


          Họ Lưu Việt Nam mới được kết nối trên phạm vi cả nước, đang thực hiện chương trình nghiên cứu về họ Lưu Việt Nam nhằm có nhiều cơ sở để kết nối được các dòng họ Lưu với nhau; xác định những đặc trưng tiêu biểu của họ Lưu trong truyền thống văn hiến và yêu nước trong sự nghiệp gây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; cân nhắc nơi phát tích và Thủy tổ hoặc Cao tổ tiêu biểu nhất... của họ Lưu Việt Nam... Theo sự phân công của Ban Liên lạc Lưu tộc Việt Nam, một số tài liệu cần thiết đã được dự thảo, như:
1.     Đề cương nghiên cứu.
2.     Phiếu thu nhận thông tin về dòng họ Lưu Việt Nam.
3.     Chương trình khảo sát điền dã về họ Lưu Việt Nam.
4.     Lịch trình khảo sát cố đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ), các cố đô thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa)..., dự kiến tổ chức vào tháng 9 năm 2013.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo dưới đây).
Thay mặt cho Nhóm nghiên cứu, tôi xin thông báo và kính mời tất cả các dòng họ Lưu toàn quốc, các đồng tộc họ Lưu gốc Việt trong nước và hải ngoại, đặc biệt là các nhà nghiên cứu quan tâm hoặc liên quan đến họ Lưu Việt Nam và tất cả thành viên Ban Liên lạc họ Lưu Việt Nam tham gia trực tiếp nghiên cứu hoặc gửi cho chúng tôi những thông tin quí báu, liên quan đến các dòng họ Lưu, hoặc về các danh nhân, các câu chuyện về họ Lưu Việt Nam...

Việc nghiên cứu chỉ thành công khi có sự chung tay, hợp lực của đông đảo mọi người. Bất kỳ ý kiến đóng góp, tư liệu và thông tin về mọi khía cạnh xin gửi về các đầu mối sau:
1.     Ông Lưu Văn Thành      ĐT: 0903 402 636     Email: thanh.luu@lhp.vn
        Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2.     Ban Quản trị LUUTOC.VN:    Email: luuha277@gmail.com
3.     Đầu mối/người gửi “Phiếu thu nhận thông tin...” đến tay mọi người... 
        Kính mong sự ủng hộ, chia sẻ và xin chân thành cảm ơn.
 Lưu Văn Thành
(Phó ban Liên lạc Lưu Tộc Việt Nam)

 
CHƯƠNG TRÌNH
TỔ CHỨC KHẢO SÁT ĐIỀN DÃ VỀ HỌ LƯU VIỆT NAM
 
 I. KHẢO SÁT CÁC TRUNG TÂM VĂN HIẾN -  CÁC ĐOÀN CHUNG:
 

1.           Khảo sát cố đô Phong Châu: 2 – 3 ngày

-            Thăm và dâng lễ đền Mẫu Hiền Lương.
-            Làm việc với Ban QLDT, sở VHTTDL, một số nhà nghiên cứu tỉnh PT.
-            Thăm viếng và khảo sát đền Hùng, núi Nghĩa Lĩnh.
-            Khảo sát các dòng họ Lưu tại Bạch Hạc - Việt Trì, như họ Lưu - Lâu Thượng, Trưng Vương, họ Lưu – Bạch Hạc...
-            Khảo sát họ Lưu - Miếu Trò, xã Tứ Xã, Lâm Thao (lễ hội cổ Phồn thực).
-            Thăm nhà Ông Ma Ngọc Bảo, tộc trưởng dòng họ Ma ở Phú Thọ, đang giữ Gia phả lâu đời nhất ở Việt Nam (gia phả đến nay là 79 đời)...
 
2.           Khảo sát Thuận Thành (Thành cổ Luy Lâu): 1 - 2 ngày

-            Thăm, làm việc với họ Lưu - Trạm Lộ: Có 2 TS Nho học (trong đó có 1 Trạng Nguyên) và một số dòng họ Lưu khác ở Thuận Thành, Gia Lâm.
-            Làm việc với Phong VHTT huyện Thuận Thành...
-            Thăm thành Cổ Luy Lâu (xã Thanh Khương), đền Kinh Dương Vương (thôn Á Lữ, Đại Đồng Thành), Chùa Dâu (xã Thanh Khương), chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ), đền Sỹ Nhiếp (thôn Tam Á,Gia Đông), làng nghề Đại Tự (Thanh Khương)…
-            Trên đường đi về thăm cầu Nôm, đình Đại Từ (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên) - nơi Thái sư Lưu Cơ được thờ là thành hoàng làng.
 
3.           Khảo sát Thanh Hóa - Cửu Chân: 3 ngày

-            Làm việc với sở VHTTDL, Ban quản lý di tích tỉnh Thanh Hóa và các nhà nghiên cứu địa phương.
-            Khảo sát Đan Nê (Khu di tích đền Đồng Cổ), khảo sát các dòng họ Lưu - huyện Yên Định…
-            Khảo sát họ Lưu - Vĩnh Trị, Hoàng Quang, Hoằng Hóa; tìm hiểu về 3 TS nho học Lưu Diễm, Lưu Miễn và Lưu Thành, làng khoa bảng Nguyệt Viên, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
-            Khảo sát chùa Hương Nghiêm tại núi Càn Ni (nay là làng Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung,Thiệu Hóa) và quê của Hy Triết công Thiếu Bảo Lưu Ngữ (cùng xã Thiệu Trung).
-            Thăm núi Nưa/Chạ Kẻ Nưa, xã Tân Ninh, Triệu Sơn - đền Nưa, chùa Am Tiên. Đền Nưa thờ thánh mẫu Na Sơn Thượng ngàn, Mẫu Tam Giang (con gái thứ 3 của vua Hùng) và thánh thần Triệu Trinh Nương. Bà Triệu đã khởi binh chống giặc Ngô từ đây.
-            Khảo sát các dòng họ Lưu - Hậu Lộc, như họ Lưu-Thiện La, Trần Phú…

4.           Khảo sát Thủ đô Thăng Long - Hà Nội:

Hà Nội là Thủ đô ngày nay, gồm rất nhiều địa phương sát nhập lại so với thời cổ xưa, như một phần huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, hầu như toàn bộ tỉnh Phúc Yên, toàn bộ tỉnh Hà Tây (bao gồm cả Hà Đông và Sơn Tây), một phần của Hòa Bình v.v. Hà Nội mới kỷ niệm 1.000 Thăng Long – Hà Nội. Do vậy, ở đây có rất nhiều địa danh, danh nhân và di tích ẩn dấu nhiều kỳ tích, liên quan đến họ Lưu Việt Nam, cần được khám phá và nghiên cứu.

Việc nghiên cứu chắc chắn phải dày công, nhưng may mắn các thành viên nhóm nghiên cứu hầu hết ở Hà Nội. Việc nghiên cứu sẽ được tiến hành theo nhiều hướng, nhiều đoàn và theo các địa phương thuộc Hà Nội. Việc tổ chức khảo sát điền dã sẽ được thực hiện linh hoạt theo từng quận, huyện và theo các dòng họ hoặc di tích, đặc biệt lưu ý tìm hiểu:

-            Gia Lâm và Long Biên – Cố đô của nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế;
-            Đông Anh – Cố đô của An Dương Vương (257-208 TCN);
-            Mê Linh – Cố đô của Trưng Vương (40-43);
-            Từ Liêm và Hoài Đức (Tống Bình-Đại La thời Bắc thuộc);
-            Thành cổ Sơn Tây...

5.           Khảo sát cố đô Huế và các tỉnh xung quanh:
-            Khảo sát họ Lưu – Huế;
-            Khảo sát họ Lưu tại các tỉnh lân cận, như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Tây Nguyên...
-            Tìm hiểu họ Lưu - Cao lao Hạ, và các dòng họ Lưu khác ở Quảng Bình.  

6.           Khảo sát cố đô Hoa Lư – Ninh Bình:
-            Khảo sát các dòng họ Lưu - Hoa Lư (Gia viễn, Ninh Bình)- Cố đô của nhà Đinh và nhà Lê (Tiền Lê).
-            Khỏa sát quê hương Thái sư Lưu Cơ - Khai quốc công thần phò Đinh Bộ Lĩnh gây dựng Nhà Đinh, đóng góp xây dựng nhà Lê (Tiền Lê) và kết nối với nhà Lý (Trao thành Đại La cho Lý Thái Tổ tiếp quản thành Hoàng Thành ).

 II.         KHẢO SÁT ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC ĐOÀN LẺ:

1.            Khảo sát Hưng Hà, Thái Bình: Nơi Thiếu bảo Lưu Ngữ được ban đất lập nên vùng đất Lưu Gia (Lưu Xá), quê hương của Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba, Đại sư Lưu Lượng và nhiều dòng họ Lưu của các làng xã trong huyện Hưng Hà.

2.            Khảo sát Văn Yên (Đại Từ, Thái Nguyên): Quê hương của Tướng quốc Lưu Nhân Chú (còn được mang họ vua Lê Lợi là Lê Nhân Chú).
3.            Khảo sát các dòng họp Lưu của 26 TS họ Lưu, trong đó đặc biệt là 4 Trạng Nguyên (hoặc tương đương Trạng Nguyên). 
4.            Khảo sát họ Lưu tại 21 làng khoa bảng Việt Nam (các làng có từ 10 TS Nho học trở lên).
5.            Khảo sát các dòng họ Lưu là các danh nhân có công xây dựng và bảo vệ đất nước, được thời cúng trong các di tích tâm linh (như đền thờ hoặc đình làng hoặc chùa...).
6.            Khảo sát các dòng họ Lưu của các anh hùng và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử, kể cả trong thời kỳ cận đại và hiện đại ngày nay...
7.            Khảo sát các dòng họ Lưu tại các địa phương có các bậc đế vương hay anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử có ảnh hưởng lan tỏa rất lớn tại địa phương hoặc các vùng lân cận hoặc cả nước...
8.            Tìm hiểu các bia đá cổ liên quan đến họ Lưu hoặc các chuyện cổ tích/chuyện dân gian về họ Lưu Việt Nam.
9.            Khảo sát các dòng họ Lưu của các địa phương khác còn lại trong các tỉnh, thành phố còn lại, lưu ý các dòng họ Lưu có gia phả lâu đời.  
10.       Tìm hiểu các làng, xã, tổng mang tên Lưu Xá…
11.       Tìm hiểu về các dòng họ Lưu gốc Việt ở nước ngoài.
Ngày: 30/6/2013.



- Long Biên, Thuận Thành, Bắc Ninh là Cố đô nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế (544-548); Thủ phủ Giao Chỉ thời Thái thú Sỹ Nhiếp-Sỹ Vương (187-226).
 - Cửu Chân - Thanh Hóa là đất phát đế vương: Bà Triệu (Triệu Trinh Nương) – núi Nưa (248), Dương Đình Nghệ - Thiệu Hóa (931), Lê Đại Hành – Thọ Xuân (980), Hồ Quí Ly – Tây Đô (1400), Lê Lợi – Thọ Xuân (1416), Chúa Trịnh – Vĩnh Lộc (1545), Chúa Nguyễn – Hà Trung (1558).   
 - Tên gọi của Hà Nội qua các thời kỳ như sau: Long Đỗ - Tống Bình - Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Đông Quan - Đông Kinh - Bắc Thành - Thăng Long - Hà Nôi - Trường An - Phượng Thành - Long Biên - Long Thành - Hà Thành - Hà Nội.
 - Phú Xuân – Huế là Kinh Đô của Chúa Nguyễn đàng trong (1744), là Cố đô nhà Tây Sơn (1778-1802) và nhà Nguyễn (1802-1945).
 - Hoa Lư là cố đô của Cố đô của nhà Đinh (968-980) và Nhà Tiền Lê (980-1009). 
 
 
LỊCH TRÌNH DỰ KIẾN KHẢO SÁT ĐIỀN DÃ  
CỐ ĐÔ PHONG CHÂU - VIỆT TRÌ, PHÚ THỌ

1.      Khảo sát cố đô Phong Châu của Vua Hùng: Phú Thọ 

-         Thời gian: 2 ngày, dự kiến vào đầu tháng 9, 2013 (sau tháng 7 - Ngâu ÂL)
-         Thành phần:
·      Ông Lưu Mạnh Khải            Trưởng họ Lưu - Lâu Thượng, Trưởng đoàn
·      Ông Lưu Huy Thụy              Trưởng ĐD họ Lưu Đăng - Lâu Thượng, Phó Đoàn
·      Ông Lưu Văn Tỉnh               TP CSGT PT, Điều phối chính
·      Ông Lưu Đức Vĩnh               GĐ Cty Lưu Anh Trang, Tài trợ chính
·      Ông Lưu Xuân Thạnh          Họ Lưu Đăng - Lâu Thượng, điều phối CT
·      Ông Lưu Văn Dong              Điều phối - Chắp mối
·      TS Lưu Văn Thành               Phụ trách chuyên môn
·      Ông Lưu Thế Đài                  Thành viên
·      Họa sỹ Lưu Thiên An           Thành viên
·      Ông Lưu Văn Quảng            Thành viên
·      Và một số đồng tộc khác   Đăng ký sau...
-         Lịch trình:
Ngày thứ nhất:
-         7:00                Rời Hà Nội lên xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ
-         9:00                Thăm và dâng lễ đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, Hạ Hòa)
-         10:00              Thăm BQL đền Hùng và thắp hương đền Hùng Vương
-         11:30              Nghỉ trưa
-         13:30              Làm việc với các nhà NC về di tích của tỉnh PT (và sở VHTTDL)
-         14:30              Khảo sát các dòng họ Lưu tại Bạch Hạc - Việt Trì, như họ Lưu - Lâu Thượng, Trưng Vương, họ Lưu - Bạch Hạc...
-         18:00              Giao lưu với đại diện các dòng họ Lưu Việt Trì
                        (Nghỉ tối tại TP Việt Trì)
Ngày thứ hai:
-         8:00                Thăm Ông Ma Ngọc Bảo, Trưởng họ Ma thời Hùng Vương
-         10:00              Thăm miếu Thiên Cổ, làm việc với thầy giáo Đỗ Văn Xuyền
-         11:00              Tìm hiểu (tiếp) về các dòng họ Lưu tại Việt Trì, như họ Lưu – Tứ xã (nơi có Miếu Trò – Văn hóa phồn thực)...
-         12:00             Nghỉ trưa tại Việt Trì
-         16:00             Rời Việt Trì về Hà Nội.
 
LỊCH TRÌNH (DỰ KIẾN) KHẢO SÁT ĐIỀN DÃ  
CÁC CỐ ĐÔ THUỘC CỬU CHÂN - THANH HÓA
 
1.      Khảo sát các cố đô thuộc Cửu Chân – Thanh Hóa:

-         Thời gian: 3 ngày, dự kiến vào giữa tháng 9, 2013.
-         Thành phần:
·      TS Lưu Minh Trị                  Chủ tịch Hội DSTL-Hà Nội, Nguyên PCT UBND Hà Nội, họ Lưu – Thiện La, Hậu Lộc, Trưởng đoàn
·      Đại tá Lưu Thiện Minh       TP CSGT Thanh Hóa, Trưởng chi họ Lưu Thiện – Bái Thụy, Yên Định, Phó Đoàn
·      Ông Lưu Vũ Lâm                  PCT huyện Yên Định, điều phối chính
·      Bà Lưu Thị Thanh Huyền BTV Thanh Hóa TV, Trợ lý điều phối CT
·      TS Lưu Văn Thành               Phụ trách chuyên môn
·      Họa sỹ Lưu Thiên An          Liên hệ các nhà NC địa phương làm việc với đoàn
·      Ông Lưu Thành                     Thành viên
·      Ông Lưu Quang Vĩnh           Thành viên, Thư ký đưa tin
·      Và một số đồng tộc khác   Đăng ký sau...
-         Lịch trình:
-            Làm việc với sở VHTTDL, BQL di tích tỉnh TH và các nhà NC địa phương.
-            Khảo sát Đan Nê (Khu di tích đền Đồng Cổ), khảo sát các dòng họ Lưu tại huyện Yên Định (xã Yên Thọ, xã Bái Thụy…).
-            Khảo sát họ Lưu - Vĩnh Trị, Hoàng Quang, Hoằng Hóa; tìm hiểu về 3 TS nho học Lưu Diễm, Lưu Miễn và Lưu Thành, làng khoa bảng Nguyệt Viên, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
-            Khảo sát chùa Hương Nghiêm tại núi Càn Ni (nay là làng Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa) và quê của Hy Triết công Thiếu Bảo Lưu Ngữ (cùng xã Thiệu Trung).
-            Thăm núi Nưa/Chạ Kẻ Nưa, xã Tân Ninh, Triệu Sơn - đền Nưa, chùa Am Tiên. Đền Nưa thờ thánh mẫu Na Sơn Thượng ngàn, Mẫu Tam Giang (con gái thứ 3 của vua Hùng) và thánh thần Triệu Trinh Nương (Bà Triệu đã khởi binh chống giặc Ngô từ đây)... họ Lưu tại các địa dư này.
-            Khảo sát các dòng họ Lưu - Hậu Lộc, như họ Lưu-Thiện La, Trần Phú…
Ngày thứ nhất:
-         9:00 tối          Rời Hà Nội đi tàu hỏa hoặc ô tô khách vào Thanh Hóa
-         7:00 sáng       Xe ôtô, do Ông Lưu Thiện Minh và Ông Lưu Vũ Lâm đón đưa về Nhà khách UBND tỉnh Thanh Hóa.
-         10:00              Làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở VHTTDL
-         11:30              Nghỉ trưa
-         13:30              Làm việc theo chương trình bố trí tại địa phương - thông báo sau
-         18:00              Giao lưu với đại diện các dòng họ Lưu tại Thanh Hóa
                        (Nghỉ tối tại nhà khách UBND tỉnh Thanh Hóa)
Ngày thứ hai:
-         Cả ngày tiến hành khảo sát điền dã theo Chương trình - sẽ thông báo sau.
-         Nghỉ tối tại Nhà khách của UBND tỉnh Thanh Hóa.   
Ngày thứ ba:
-         Sáng tiếp tục khảo sát điền dã theo Chương trình - sẽ thông báo sau.
-         Chiều tối lên ôtô hoặc tàu hỏa về Hà Nội.
 
2.       Ghi chú:
     Hoan nghênh các nhà NC và đồng tộc họ Lưu VN tham gia Chương trình khảo sát (đề nghị đăng ký với TS Lưu Văn Thành, ĐT: 0903 402 636; email: thanh.luu@lhp.vn).  
      Chương trình còn điều chỉnh cho phù hợp nội dung và sự xắp xếp với địa phương...)



2.      Ghi chú:
     Hoan nghênh các nhà NC và đồng tộc họ Lưu VN tham gia Chương trình khảo sát (đề nghị đăng ký với Ô. Lưu Văn Thành, ĐT: 0903 402 636; email: thanh.luu@lhp.vn).  
    Chương trình còn điều chỉnh cho phù hợp nội dung và sự sắp xếp của các dòng họ Lưu tại địa phương). 



ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VỀ HỌ LƯU VIỆT NAM    
 
Hà Nội, ngày 30/06/2013
                                 
TT ĐỀ MỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỜI HẠN PHỤ TRÁCH GHI CHÚ
  I.       NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:      
1 Thống kê các dòng họ Lưu Việt Nam Tên, địa chỉ, thủy tổ, cao tổ, quê gốc, nhà thờ/di tích, ngọc phả/gia phả, cá nhân tiêu biểu (anh hùng, danh nhân, TS, GS, Quan chức các cấp, Sỹ quan QĐ, CA, cá nhân đạt danh hiệu, phần thưởng các cấp)... 11/2013 Nhóm nghiên cứu về họ Lưu VN (NNC) + các dòng họ Lưu địa phương Theo Phiếu thu nhận thông tin về họ Lưu Việt Nam
2 Thống kê từ đường/ nhà thờ họ Lưu,kể cả di tích đã xếp hạng Tên di tích, thánh thần được thờ, ngọc phả/thần phả, lý lịch di tích, bằng công nhận di tích, bia đá (nếu có), các sự kiện trong lịch sử (lễ hội, nghi thức thờ cúng, sự tích, truyền thuyết, trò diễn...) 11/2013 Các dòng họ Lưu có di tích + NNC + các cộng tác viên (CTV) + Cố vấn Theo Phiếu thu nhận thông tin
3 Thống kê danh nhân, anh hùng, nhân vật tiêu biểu... họ Lưu Họ và tên, năm sinh, năm mất, quê gốc, chức quan hoặc bằng cấp, đền thờ (nếu có), chiến công, được ghi trong tư liệu nào (chính sử, ngọc phả/gia phả, truyền thuyết...) – có phân loại theo thời kỳ lịch sử 11/2013 Các dòng họ Lưu địa phương + Cố vấn + NNC + CTV Theo Phiếu thu nhận thông tin   
4 Liệt kê các nhân vật họ Lưu có tên trong chính sử Việt Nam Thống kê các nhân vật họ Lưu được ghi trong chính sử qua các các triều đại Việt Nam (ghi trong các tư liệu chính sử đã phát hành) 10/2013 NNC + CTV Theo Phiếu thu nhận thông tin   
5 Tập hợp các gia phả hiện có của họ Lưu Copy/chụp ảnh, dịch các cuốn gia phả hiện có của các dòng họ Lưu Việt Nam (kể cả gia phả các dòng họ chính, các chi, nhánh... (nếu có) 11/2013 NNC + CTV    Theo Phiếu thu nhận thông tin   
6 Thống kê các bia cổ liên quan đến họ Lưu Nghiên cứu các loại bia cổ, đối chiếu với các tư liệu khác trong chính sử, dã sử, các tư liệu của các dòng họ khác liên quan 11/2014 NNC + CTV     Theo Phiếu thu nhận thông tin 
7 Tập hợp, đánh giá kết quả NC bước I Tổng hợp các nội dung từ “1” đến “6” ở trên, phân loại thông tin về họ Lưu Việt Nam, từ đó nêu ra những nhận xét ban đầu và lập danh mục các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn, như về các dòng họ, các danh nhân, anh hùng, nhân vật tiêu biểu, các di tích, các địa danh... 12/2013 NNC + Cố vấn Báo cáo giữa kỳ I
8 Nghiên cứu từng  anh hùng, danh nhân...  họ Lưu Nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và hành trạng các anh hùng, danh nhân, các nhân vật tiêu biểu của họ Lưu đã được lịch sử ghi nhận 7/2013-9/2014 NNC + CTV đầu ngành chuyên về sử học, văn hóa dân tộc... Kết hợp với các nhà nghiên cứu địa phương
9 Tìm hiểu họ Lưu tại các làng khoa bảng Nghiên cứu truyền thống văn hiến của các làng khoa bảng và ảnh hưởng của các làng khoa bảng đến nghiệp học của họ Lưu Việt Nam 7/2013-9/2014 NNC + CTV đầu ngành về sử học, văn hóa... Kết hợp với các địa phương
10 Nghiên cứu các địa danh gắn với các nhân vật họ Lưu VN Nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng về vùng đất và con người, văn hóa, truyền thống... của các địa danh, gắn bó với các anh hùng, danh nhân, nhân vật tiêu biểu của họ Lưu Việt Nam 9/2014 NNC + CTV đầu ngành chuyên về sử học, văn hóa dân tộc... Kết hợp với các nhà nghiên cứu địa phương
11 Nghiên cứu kết nối các gia phả họ Lưu Nghiên cứu đối chiếu các gia phả, nguồn gốc, kết nối các dòng họ Lưu tại các địa phương 6/2014 NNC + CTV + Các dòng họ Lưu địa phương  
12 Tập hợp, đánh giá kết quả NC bước II Phân tích, tổng hợp về họ Lưu VN, nêu bật những đặc trưng truyền thống văn hiến, yêu nước - đấu tranh XD và BV Tổ quốc của Họ Lưu VN, các danh nhân, anh hùng họ Lưu..., cân nhắc về Nguồn gốc, Thủy Tổ (hay Cao Tổ tiêu biểu nhất) của LTVN và tìm hiểu các điểm nhấn của LTVN... 10/2014 NNC + CTV đầu ngành  về sử học và các ngành liên quan... Báo cáo giữa kỳ II
13 Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện BCáo Khảo sát, thu nhận bổ sung tư liệu phục vụ cho phân tích và đánh giá trong Báo cáo nghiên cứu về họ Lưu  Việt Nam    10-12 /2014 NNC + CTV (nhất là CTV đầu ngành...) Tùy quy mô tư liệu thu thập được và nhu cầu thời gian để xử lý tư liệu, có thể kéo giãn sang 2015
14 Tập hợp kết quả NC thành Kỷ yếu LTVN Tập hợp tất cả các báo cáo nghiên cứu thành Báo cáo tổng thể về Họ Lưu Việt Nam (dưới dạng Bản thảo Kỷ yếu về Lưu Tộc Việt Nam) 12/2014 NNC + các CTV
  (Hội thảo Khoa học về họ Lưu Việt Nam sẽ được thu xếp sau khi đã có Bản thảo Kỷ yếu NCKH về Lưu Tộc Việt Nam)  
  II.    TỔ CHỨC THỰC HIỆN:      
1 Thống nhất nội bộ đề cương nghiên cứu Soạn thảo và trao đổi thống nhất nội bộ đề cương nghiên cứu 6/2013 NNC + Cố vấn + CTV  
2 Lập Phiếu thu nhận thông tin về họ Lưu Lập, in, liên hệ gửi Phiếu thu nhận thông tin cho các dòng họ Lưu các địa phương để thu nhận thông tin 6-10/ 2013 NNC + Cố vấn + CTV  
3 Hình thành Nhóm nghiên cứu về họ Lưu Việt Nam Hình thành Nhóm nghiên cứu, gồm các đồng tộc tâm huyết, có hiểu biết và kinh nghiệm , có mối quan hệ đồng tộc rộng và có thể đóng góp thời gian, sức lực cho việc nghiên cứu Lưu Tộc Việt Nam 6/2013 NNC + Cố vấn + CTV  
4 Thúc đẩy thu nhận  thông tin Liên hệ với các dòng họ Lưu tại các địa phương để giải thích và thuyết phục hỗ trợ các thông tin cần thiết về dòng họ Lưu của họ 6-11
/2013
NNC + CTV  
5 Tổ chức đi khảo sát điền dã một số địa phương Khảo sát điền dã Miền Bắc (Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc...;  Miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên...); Miền Nam (TP HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu...) 6/2013 – 6/2014 NNC + Cố vấn + CTV  
6 Vận động tài trợ cho NC họ Lưu Việt nam Vận động ủng hộ, tài trợ của các đồng tộc LTVN, nhất là các doanh nghiệp, doanh nhân, các quan chức, những người thành đạt họ Lưu để có kinh phí cho các bước triển khai nghiên cứu   6/2013 - 6/2014 NNC + Cố vấn + CTV và các dòng họ tại các địa phương Trên tinh thần tự nguyện và tùy tâm
7 Hợp tác nghiên cứu Mở rộng hợp tác nghiên cứu với các dòng họ liên quan, các tổ chức khác (Trung tâm UNESCO nghiên cứu các dòng họ Việt Nam, Trung tâm Viễn Đông Bác Cổ, BQL di tích các địa phương, các trường ĐH, các tổ chức nghiên cứu di sản, nghiên cứu KHXH...) 8/2013- 3-2014 NNC + Cố vấn + CTV  
8 Báo cáo giữa kỳ I Sơ kết kết quả triển khai CT nghiên cứu giai đoạn I (năm 2013) 12/2013 NNC + Cố vấn + CTV Báo cáo giữa kỳ I
9 Thu thập tiếp tư liệu về LTVN Tập hợp và bảo quản các tư liệu đã thu nhận được (gồm các di vật, ấn phẩm, ảnh, phiếu điều tra, tư liệu các dòng họ cung cấp...) 1/2014-10/2014 NNC + Cố vấn  + CTV Phiếu thu nhận thông tin bổ sung 
10 Thông tin trên mạng website luutoc.vn Từng bước đăng tải những thông tin đã được NC chính xác về một số kết quả NC, nhân vật tiêu biểu trong quá trình triển khai NC  7/2013-12/2014 NNC + Cố vấn + CTV  
11 Báo cáo giữa kỳ II Thống nhất kết quả nghiên cứu giữa kỳ giai đoạn II 10/2014 NNC + Cố vấn + CTV Báo cáo giữa kỳ II
12 Hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu Bổ sung (bao gồm cả khảo sát...) để hoàn thiện các báo cáo nghiên cứu chuyên đề và hoàn thiện Báo cáo tổng thể về họ Lưu Việt Nam 10/2013-12/2014 NNC + Cố vấn + CTV  
13 Báo cáo tổng thể về họ Lưu VN (Dự thảo Kỷ yếu về LTVN) Hoàn thiện Báo cáo tổng thể kết quả nghiên cứu (Dự thảo Kỷ yếu về Lưu Tộc Việt Nam) (nhấn mạnh những đặc trưng về các truyền thống văn hiến, yêu nước trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Họ Lưu VN; các danh nhân, anh hùng cảu họ Lưu VN..., cân nhắc Nguồn gốc, Thủy Tổ (hay Cao Tổ tiêu biểu nhất) của họ Lưu Việt Nam và xác định những điểm nhấn của LTVN... 12/2014 NNC + Cố vấn + CTV Tùy theo tình hình sẽ điều chỉnh tiến độ NC và lên Kế hoạch tổ chức Hội thảo NCKH về Lưu Tộc Việt Nam
 
Ghi chú:  I- Thành viên nghiên cứu về họ Lưu Việt Nam gồm:
1.        Cố vấn: GS Lưu Văn Đạt (Chủ tịch HĐTV Pháp luật của QH); TS Lưu Minh Trị (nguyên PCT UBND TP Hà Nội); Ông Lưu Văn Mẫn (nguyên Phó CVP TƯ Đảng).
2.        Nhóm nghiên cứu: TS Lưu Văn Thành; Lưu Thiên An; Lưu Thành; Lưu Quang Bình; Lưu Quang Vĩnh; TS Lưu Thị Tuyết Vân (TS Sử học- Hà Nội); ThS Lưu Anh Rô (ThS Sử học- Đà Nẵng); Lưu Tất Thắng; Lưu Văn Quảng; Lưu Danh; Lưu Tuấn Thành, Lưu Thành Huy...
3.        Cộng tác viên đầu ngành: Một số nhà nghiên cứu đầu ngành về lịch sử, nghiên cứu Hán- Nôm, xã hội, văn hóa và dân tộc học...
4.        CTV trong họ tộc: Tất cả thành viên BLL LTVN và các đồng tộc họ Lưu nhiệt tâm, có kinh nghiệm NC (kể cả đại diện các dòng họ Lưu...)
II- Việc NC không cần cầu toàn, sẽ cố gắng khảo sát và thu nhận tư liệu tối đa, chấp nhận ngưỡng giới hạn thực tế, sẽ cập nhật, bổ sung tiếp...


 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------\/*\/--------------
Hà Nội, ngày 30/06/2013
 
PHIẾU THU NHẬN THÔNG TIN
VỀ CÁC DÒNG HỌ LƯU VIỆT NAM


Kính gửi: ..............................................................................................................................................................
 
          Triển khai việc nghiên cứu về họ Lưu Việt Nam, Nhóm nghiên cứu về họ Lưu Việt Nam đang tiến hành thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về các dòng họ Lưu, từ đó sẽ tổng hợp thành Kỷ yếu Lưu Tộc Việt Nam, đồng thời kết nối các dòng họ Lưu trên toàn quốc... Chúng tôi mong muốn được các dòng tộc họ Lưu trên toàn quốc và các dòng họ Lưu hải ngoại gốc Việt giúp đỡ cho biết những thông tin mà dòng họ của mình biết được hoặc các đồng tộc, bạn bè của dòng họ sưu tìm được.

            Thể loại và nội dung thông tin gồm:

1.             Tên dòng họ Lưu:
(Có thể là dòng họ chính hoặc chi, nhánh, cành... của dòng họ, các họ khác mà do họ Lưu cải sang họ đó...)
2.             Địa điểm:
-           Địa điểm thủy tổ (nếu có)
-           Địa điểm chi, nhánh, cành...
-           Địa điểm của các chi nhánh, cành... liên quan.
3.             Họ và tên những bậc tổ tiên của dòng họ (chi, nhánh, cành...):
-           Thủy tổ (nếu có) – người đầu tiên tạo dựng dòng họ; nguồn gốc, xuất xứ...
-           Các cao tổ (các đời...) trong dòng họ
(*) Chú ý: 
·        Nêu rõ năm sinh, ngày mất, ngày giỗ (nếu có); Mô tả những nét đặc trưng, công lao, chiến tích... tiêu biểu của các bậc tiền nhân...
·        Nêu rõ những sự tích, truyền thuyết, câu chuyện dân gian... liên quan đến từng bậc tổ tiên (nếu có).
4.             Tổ đường hoặc nhà thờ họ hoặc đền/đình thờ danh thần họ Lưu (gọi tắt là di tích):
(*) Chú ý: 
·        Miêu tả những nét cơ bản về kiến trúc, kết cấu... của di tích; năm xây dựng (có thể ghi rõ năm khởi công và năm khánh thành..., nếu có)
·        Trang bị nội thất, ban thờ, đồ thờ, di vật... có trong di tích, như bia đá, hoành phi, câu đối, sắc phong (nếu có), tượng thần, ngai hay bài vị, đồ cổ, cờ thần...
·        Đất lộc điền, quan điền, hậu thần (ruộng, đất công gắn với các di tích, hoa lợi thu được dành cho thờ cúng, duy tu, sửa chữa, tôn tạo di tích... nếu có)
·        Ghi chi tiết thời gian xây dựng, quá trình tôn tạo, tu bổ
·        Bài tế khi dòng họ cúng tế thường niên (nếu có)
·        Các thông tin khác (nếu có).
5.             Gia phả, thần tích thần sắc (nếu có):
-           Gia phả được lập từ xa xưa (mô tả các nét chính, kèm theo bản sao copy,  nếu có)
-           Thần tích, thần sắc đã được kê khai trước năm 1945
-           Gia phả hay phả hệ mới được lập lại từ năm 1945 trở lại đây
-           Những câu chuyện và sự tích liên quan đến gia phả, dòng họ...
6.             Lễ hội:
-           Ngày Lễ Hội; sự tích-nguyên nhân tổ chức lễ hội...
-           Nghi lễ và người Chủ tổ chức Lễ hội;
-           Thời gian tổ chức (ngày bắt đầu, ngày kết thúc...)
-           Thành phần tham gia;
-           Những từ ngữ đặc trưng tổ chức Lễ hội...
7.             Mối quan hệ kết nối với các dòng họ khác (nếu có):
-           Quan hệ hàng dọc và hàng ngang với các dòng họ Lưu khác (nếu có)
-           Quan hệ đặc biệt khác (nếu có); Những nét sự cố liên tiếp.
8.             Danh sách các nhân vật tiêu biểu của dòng họ thời cận đại:
-           Danh sách các đồng tộc họ Lưu tiêu biểu từ 1858 đến nay (có thể bao gồm: Quan chức cao cấp (QCCC từ cấp Sở - huyện trở lên) SQQĐ (từ cấp Đại tá trở lên), các nhà khoa học (có bằng Tiến sỹ trở lên), người có công với đất nước (AHLLVT; bà mẹ VN Anh Hùng.) qua các thời kỳ chống giặc ngoại xâm, các nhân vật tiêu biểu (văn nghệ sỹ, nhà giáo, bác sỹ, các nhà hoạt động xã hội được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí...)
-           Danh sách các nhân vật không phải họ Lưu có mối quan hệ đặc biệt với dòng họ Lưu của mình.
9.             Tư liệu có thể được tham khảo:
-           Tư liệu chính sử đã mô tả về dòng họ, các bậc tổ tiên (nếu có)
-           Các tài liệu nội bộ của dòng họ (bao gồm cả chuyện dân gian, truyền thuyết, sự tích...của dòng họ)
-           Tranh (bản sao), ảnh, băng đĩa... về dòng họ, các đồng tộc trong dòng họ...
-           Kiến nghị và góp ý: ...............................................................................................
10.         Địa chỉ đón nhận thông tin:
-           Người nhận 1: Ông Lưu Văn Thành    - Phó Ban Liên lạc Lưu Tộc Việt Nam
-           Địa chỉ: Nhà số 68, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  
-           Điện thoại: 0903 402 636;  Email: thanh.luu@lhp.vn
-           Người nhận 2: ........................................................................................................
................................................................................................................................
Kính mong nhận được thông tin và xin chân thành cảm ơn!
 
(Ghi chú: Đề nghị các đầu mối (là người nhận 2) ghi rõ họ tên và địa chỉ, điện thoại, Email (nếu có), copy lại và ký tên phía dưới để khi gửi đi thì thuận tiện cho các dòng họ và các đồng tộc liên hệ và gửi thông tin phản hồi lại). 
BAN NGHIÊN CỨU HỌ LƯU VN


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)