Ξ|Ξ   TIN TỨC ::. NHÂN VẬT LƯU TỘC & SỰ KIỆN.
Đăng ngày 10/10/2014
E-mail     Bản in

Nhà văn Lưu Trùng Dương - Đã “vượt trùng dương” tới “ thiên đường”
Trưa 09/10/2014 Nhà báo Lưu Phan (Báo Nông Thôn Ngày Nay), báo tin: Cha anh, Nhà văn Lưu Trùng Dương đã qua đời lúc 8 giờ ngày 09-10 (nhằm ngày 16-9 năm Giáp Ngọ).

Nhà văn LƯU TRÙNG DƯƠNG
(1930 - 2014)

Tin báo của Lưu Phan khiến tôi lặng người và thấy trách nhiệm, là phải viết những dòng này để chia buồn với gia đình Nhà văn Lưu Trùng Dương, chia buồn với gia đình đồng nghiệp Nhà báo Lưu Phan, gia đình kiến trúc sư Lưu Hướng Dương và cô Lưu Thùy Dương. Bởi một lẽ đơn giản, Nhà văn Lưu Trùng Dương chúng tôi quen thân và rất kính trọng. Chúng tôi được biết và xem các tác phẩm của tác giả Lưu Quang Thuận, anh ruột của Lưu Trùng Dương và quen thân với Nhà thơ Lưu Quang Vũ, cháu ruột của Lưu Trùng Dương.

Nhà văn Lưu Trùng Dương cũng là nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch (kịch thơ). Với chính cuộc sống của anh bộ đội Cụ Hồ, ông đã tạo ra, tạc nên những chân dung thơ ca những hình tượng thơ ca về người lính hoành tráng nhất, trữ tình nhất, trách nhiệm nhất, trong lòng người đọc thế hệ chúng tôi.

Chúng tôi đã học thuộc thơ Lưu Trùng Dương khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi ra trận. Sau này khi tình hình biên giới, biển đảo có biến động, chúng tôi càng yêu quý những áng thơ của Lưu Trùng Dương:

 
Những chiến sĩ biên phòng
Đứng chon von trên địa đầu biên giới
Chân đạp mây bay tóc vờn gió núi
Ngày mù sương tơ tưởng một bến đò
Đêm sáng trăng khao khát một dòng thơ
Những chiến sĩ biển khơi
Hải đảo mồ côi đêm ngày sóng vỗ…

Nhà văn Lưu Trùng Dương tên thật Lưu Quang Lũy. Ông sinh ngày 5-5-1930 tại phường Hòa Thuận, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Ông thiết tha gắn bó với mảnh đất quê hương. Ông vào TP.HCM là khi tuổi già đau yếu, muốn được sống gần con cháu. Lưu Trùng Dương lao động không mệt mỏi. Có sách nào mới, ông đều mời chúng tôi lại nhà biếu rất trọng thị. Trò chuyện với ông, chúng tôi kể trước khi ra chiến trường, anh Lưu Quang Vũ có tặng tôi cái áo bông (mà tôi còn giữ), ông nhìn xa xăm, gật nhẹ đầu, không nói gì. Tôi thấy trong đáy mắt ông có ngấn nước mắt khô! Tôi hiểu ông thương cháu ông, anh Vũ.

Tại sao một người dáng nhỏ nhắn vậy mà có sức làm việc và bút lực sung mãn dường ấy? Lưu Trùng Dương từng là phóng viên mặt trận tại Liên khu V, Bí thư Đảng đoàn Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng, Tổng thư ký Hội Văn nghệ TP Đà Nẵng, Trưởng đoàn Nghệ thuật quân tình nguyện Việt Nam ở Lào… Lưu Trùng Dương có khoảng 40 tác phẩm, trong đó có trên 10 tập thơ, trên 10 tập văn xuôi… Có thể nói ở vị trí công tác thời của ông, sáng tác được như thế thật là đáng khâm phục. Cùng với nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật khác, năm 2012, Nhà văn Lưu Trùng Dương được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nhà văn Lưu Trùng Dương ít nói và hầu như không muốn nói về công việc, đóng góp của mình. Ông từng tâm sự chân thành: “Tôi chẳng hề mong muốn làm nên ngọc quý! Mà chỉ cầu làm ra hạt lúa củ khoai. Văn thơ của tôi nếu có giúp ích cho đời…”.


Nhà văn Lưu Trùng Dương - Đã “vượt trùng dương” tới “ thiên đường”
 

Thứ sáu, 10/10/2014, 00:02 (GMT+7)

 

Trưa 9-10, nhà báo Lưu Phan (Báo Nông Thôn Ngày Nay), báo tin: Cha anh, nhà văn Lưu Trùng Dương đã qua đời lúc 8 giờ ngày 9-10 (nhằm ngày 16-9 năm Giáp Ngọ). Tin báo của Lưu Phan khiến tôi lặng người và thấy trách nhiệm, là phải viết những dòng này để chia buồn với gia đình nhà văn Lưu Trùng Dương, chia buồn với gia đình đồng nghiệp nhà báo Lưu Phan, gia đình kiến trúc sư Lưu Hướng Dương và cô Lưu Thùy Dương. Bởi một lẽ đơn giản, nhà văn Lưu Trùng Dương chúng tôi quen thân và rất kính trọng. Chúng tôi được biết và xem các tác phẩm của tác giả Lưu Quang Thuận, anh ruột của Lưu Trùng Dương và quen thân với nhà thơ Lưu Quang Vũ, cháu ruột của Lưu Trùng Dương.

 

Nhà văn Lưu Trùng Dương

 

Nhà văn Lưu Trùng Dương cũng là nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch (kịch thơ). Với chính cuộc sống của anh bộ đội Cụ Hồ, ông đã tạo ra, tạc nên những chân dung thơ ca những hình tượng thơ ca về người lính hoành tráng nhất, trữ tình nhất, trách nhiệm nhất, trong lòng người đọc thế hệ chúng tôi.

 

Chúng tôi đã học thuộc thơ Lưu Trùng Dương khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi ra trận. Sau này khi tình hình biên giới, biển đảo có biến động, chúng tôi càng yêu quý những áng thơ của Lưu Trùng Dương: “Những chiến sĩ biên phòng/Đứng chon von trên địa đầu biên giới/Chân đạp mây bay tóc vờn gió núi/Ngày mù sương tơ tưởng một bến đò/Đêm sáng trăng khao khát một dòng thơ/Những chiến sĩ biển khơi/Hải đảo mồ côi đêm ngày sóng vỗ”…

 

Nhà văn Lưu Trùng Dương tên thật Lưu Quang Lũy. Ông sinh ngày 5-5-1930 tại phường Hòa Thuận, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Ông thiết tha gắn bó với mảnh đất quê hương. Ông vào TPHCM là khi tuổi già đau yếu, muốn được sống gần con cháu. Lưu Trùng Dương lao động không mệt mỏi. Có sách nào mới, ông đều mời chúng tôi lại nhà biếu rất trọng thị. Trò chuyện với ông, chúng tôi kể trước khi ra chiến trường, anh Lưu Quang Vũ có tặng tôi cái áo bông (mà tôi còn giữ), ông nhìn xa xăm, gật nhẹ đầu, không nói gì. Tôi thấy trong đáy mắt ông có ngấn nước mắt khô! Tôi hiểu ông thương cháu ông, anh Vũ.

 

Tại sao một người dáng nhỏ nhắn vậy mà có sức làm việc và bút lực sung mãn dường ấy? Lưu Trùng Dương từng là phóng viên mặt trận tại Liên khu V, Bí thư Đảng đoàn Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng, Tổng thư ký Hội Văn nghệ TP Đà Nẵng, Trưởng đoàn Nghệ thuật quân tình nguyện Việt Nam ở Lào… Lưu Trùng Dương có khoảng 40 tác phẩm, trong đó có trên 10 tập thơ, trên 10 tập văn xuôi… Có thể nói ở vị trí công tác thời của ông, sáng tác được như thế thật là đáng khâm phục. Cùng với nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật khác, năm 2012, nhà văn Lưu Trùng Dương được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

 

Nhà văn Lưu Trùng Dương ít nói và hầu như không muốn nói về công việc, đóng góp của mình. Ông từng tâm sự chân thành: “Tôi chẳng hề mong muốn làm nên ngọc quý! Mà chỉ cầu làm ra hạt lúa củ khoai. Văn thơ của tôi nếu có giúp ích cho đời…”.

 

VŨ ÂN THY

- See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2014/10/363552/#sthash.hkNbNzoM.dpuf

Nhà văn Lưu Trùng Dương - Đã “vượt trùng dương” tới “ thiên đường”

Thứ sáu, 10/10/2014, 00:02 (GMT+7)

 

Trưa 9-10, nhà báo Lưu Phan (Báo Nông Thôn Ngày Nay), báo tin: Cha anh, nhà văn Lưu Trùng Dương đã qua đời lúc 8 giờ ngày 9-10 (nhằm ngày 16-9 năm Giáp Ngọ). Tin báo của Lưu Phan khiến tôi lặng người và thấy trách nhiệm, là phải viết những dòng này để chia buồn với gia đình nhà văn Lưu Trùng Dương, chia buồn với gia đình đồng nghiệp nhà báo Lưu Phan, gia đình kiến trúc sư Lưu Hướng Dương và cô Lưu Thùy Dương. Bởi một lẽ đơn giản, nhà văn Lưu Trùng Dương chúng tôi quen thân và rất kính trọng. Chúng tôi được biết và xem các tác phẩm của tác giả Lưu Quang Thuận, anh ruột của Lưu Trùng Dương và quen thân với nhà thơ Lưu Quang Vũ, cháu ruột của Lưu Trùng Dương.

Nhà văn Lưu Trùng Dương

Nhà văn Lưu Trùng Dương cũng là nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch (kịch thơ). Với chính cuộc sống của anh bộ đội Cụ Hồ, ông đã tạo ra, tạc nên những chân dung thơ ca những hình tượng thơ ca về người lính hoành tráng nhất, trữ tình nhất, trách nhiệm nhất, trong lòng người đọc thế hệ chúng tôi.

Chúng tôi đã học thuộc thơ Lưu Trùng Dương khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi ra trận. Sau này khi tình hình biên giới, biển đảo có biến động, chúng tôi càng yêu quý những áng thơ của Lưu Trùng Dương: “Những chiến sĩ biên phòng/Đứng chon von trên địa đầu biên giới/Chân đạp mây bay tóc vờn gió núi/Ngày mù sương tơ tưởng một bến đò/Đêm sáng trăng khao khát một dòng thơ/Những chiến sĩ biển khơi/Hải đảo mồ côi đêm ngày sóng vỗ”…

Nhà văn Lưu Trùng Dương tên thật Lưu Quang Lũy. Ông sinh ngày 5-5-1930 tại phường Hòa Thuận, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Ông thiết tha gắn bó với mảnh đất quê hương. Ông vào TPHCM là khi tuổi già đau yếu, muốn được sống gần con cháu. Lưu Trùng Dương lao động không mệt mỏi. Có sách nào mới, ông đều mời chúng tôi lại nhà biếu rất trọng thị. Trò chuyện với ông, chúng tôi kể trước khi ra chiến trường, anh Lưu Quang Vũ có tặng tôi cái áo bông (mà tôi còn giữ), ông nhìn xa xăm, gật nhẹ đầu, không nói gì. Tôi thấy trong đáy mắt ông có ngấn nước mắt khô! Tôi hiểu ông thương cháu ông, anh Vũ.

Tại sao một người dáng nhỏ nhắn vậy mà có sức làm việc và bút lực sung mãn dường ấy? Lưu Trùng Dương từng là phóng viên mặt trận tại Liên khu V, Bí thư Đảng đoàn Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng, Tổng thư ký Hội Văn nghệ TP Đà Nẵng, Trưởng đoàn Nghệ thuật quân tình nguyện Việt Nam ở Lào… Lưu Trùng Dương có khoảng 40 tác phẩm, trong đó có trên 10 tập thơ, trên 10 tập văn xuôi… Có thể nói ở vị trí công tác thời của ông, sáng tác được như thế thật là đáng khâm phục. Cùng với nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật khác, năm 2012, nhà văn Lưu Trùng Dương được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nhà văn Lưu Trùng Dương ít nói và hầu như không muốn nói về công việc, đóng góp của mình. Ông từng tâm sự chân thành: “Tôi chẳng hề mong muốn làm nên ngọc quý! Mà chỉ cầu làm ra hạt lúa củ khoai. Văn thơ của tôi nếu có giúp ích cho đời…”.

VŨ ÂN THY

- See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2014/10/363552/#sthash.hkNbNzoM.dpuf
Theo VŨ ÂN THY


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)